Lãi suất sổ tiết kiệm các ngân hàng mới nhất năm 2022

Lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục tăng

(NLĐO) – Các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lãi suất gửi tiết kiệm trong bối cảnh tín dụng tăng mạnh và dòng tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng chưa như kỳ vọng.

  • Giữ ổn định lãi suất cho vay

  • Bộ Tài chính chỉ đạo "khẩn" về rà soát doanh nghiệp phát hành trái phiếu lãi suất cao

  • Sắp thử nghiệm cho vay ngang hàng, sẽ dẹp cho vay lãi suất "cắt cổ"?

  • Xem xét giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp tham gia bình ổn

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, một số ngân hàng tiếp tục áp dụng biểu lãi suất huy động mới từ đầu tháng 5, với mức điều chỉnh tăng lên ở các kỳ hạn, đặc biệt là gửi tiết kiệm online.

Ngày 17-5, khoản tiền tiết kiệm online đến hạn, anh Khánh (ngụ TP Thủ Đức, TP HCM) truy cập vào website của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) để tất toán và mở sổ tiết kiệm online mới.

Anh Khánh cho biết khá bất ngờ khi lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-3 tháng đã tăng lên 4%/năm, thay vì mức 3,6%/năm trước đó. Các kỳ hạn khác cũng có sự điều chỉnh tăng lên đáng kể, mức lãi suất gửi online cao nhất là 6,5%/năm khi khách gửi từ 15 - 36 tháng. Không chỉ gửi online, biểu lãi suất gửi tại quầy của Eximbank cũng điều chỉnh tăng ở một số kỳ hạn.

Nhiều ngân hàng tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất gửi tiết kiệm

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa tăng lãi suất cho khách hàng gửi tiết kiệm tại quầy và trên kênh ngân hàng điện tử với mức điều chỉnh tăng hơn đến 1,1 điểm % so với mức hiện hành.

Theo đó, khi tham gia chương trình khuyến mại mới này, khách hàng sẽ được cộng thêm lãi suất ưu đãi lên đến 1 điểm %/năm vào mức lãi suất hiện hành của SHB cho sổ tiết kiệm/hợp đồng tiền gửi. Bên cạnh mức cộng thưởng này, khi gửi tiền tại quầy giao dịch, khách hàng mới còn được cộng thêm 0,1 điểm %/năm cho các món tiền gửi.

Theo đại diện SHB, mức lãi suất tặng thêm này nhằm thu hút dòng vốn gửi vào ngân hàng trong bối cảnh tiết kiệm vẫn được xem là kênh đầu tư truyền thống an toàn, sinh lãi đều đặn. Hiện mức lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy cao nhất của SHB là 6,6%/năm cho kỳ hạn từ 18 tháng ở sản phẩm Tiết kiệm Đại lợi; và lãi suất 6,7%/năm cho khách gửi tiết kiệm online từ 36 tháng.

Một số ngân hàng khác cũng điều chỉnh tăng lãi suất gửi tiết kiệm trong những ngày qua. Tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), khách hàng gửi online từ 6 tháng trở lên lãi suất 6,5%/năm và mức lãi suất cao nhất 7,2%/năm áp dụng cho các khoản gửi tiết kiệm từ 12 – 15 tháng; lãi suất lên tới 7,4%/năm với khách hàng gửi từ 16 tháng.

Mức lãi suất tiền gửi 7%/năm cũng xuất hiện ngày càng nhiều ở một số ngân hàng, tùy điều kiện, khoản tiền và kỳ hạn khách hàng lựa chọn.

Báo cáo thị trường tiền tệ mới nhất của Công ty chứng khoán SSI cho thấy biểu lãi suất huy động cho khách hàng cá nhân tiếp tục được điều chỉnh tăng nhẹ trong những vừa qua ở một số ngân hàng vừa và nhỏ. Trong khi đó, lãi suất huy động với khách hàng tổ chức cũng được điều chỉnh tăng khoảng 0,2 điểm % ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần lớn.

Đến thời điểm này, ngoại trừ nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước gồm Vietcombank, Vietinbank, Agribank, BIDV chưa ghi nhận sự điều chỉnh, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng khoảng 0,3 - 0,5 điểm % so với cuối năm 2021 ở hầu hết các ngân hàng.

Diễn biến này được công ty SSI đánh giá nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng mạnh trong 4 tháng đầu năm. Áp lực tăng lãi suất huy động còn được thể hiện qua chênh lệch giữa tín dụng - huy động vốn đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 năm nay.

Khi số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy tín dụng tính đến ngày 25-4 đã tăng 6,75% so với cuối năm 2021 (tương đương 16,4% so với cùng kỳ) trong khi huy động vốn chỉ tăng 3,55% (tương đương 10,7% so với cùng kỳ).

Thái Phương. Ảnh: Bình An

Mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường được dự báo tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm với mức tăng phổ biến trong khoảng 0,1-0,3 điểm %.

Theo biểu lãi suất mới công bố từ ngày 14/5, Ngân hàng SCB đã điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi của khách hàng cá nhân ở hầu hết kỳ hạn, áp dụng với cả hình thức gửi tại quầy và online.

Cụ thể, với các khoản tiền gửi tiết kiệm thông thường, SCB duy trì lãi suất tối đa 4%/năm với các khoản tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng. Ở kỳ hạn 6-9 tháng, ngân hàng này tăng thêm 0,1 điểm % lãi suất so với trước đó, hiện phổ biến ở mức 6-6,5%/năm.

Lãi suất tiền gửi cao nhất thị trường

Đáng chú ý, ngân hàng này đã tăng mạnh lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng từ 7%/năm lên 7,3%/năm, áp dụng với cả hình thức gửi tại quầy và online. Đây hiện là mức lãi suất cao nhất tại SCB áp dụng với các khoản tiền gửi tại quầy, đồng thời là mức lãi cao nhất trong hệ thống ngân hàng (tính riêng tiền gửi tại quầy).

Trong khi đó, với tiền gửi online, SCB chủ yếu cộng thêm 0,3-0,35 điểm % so với lãi suất thông thường.

Hiện mức lãi suất cao nhất khách hàng gửi tiền online tại SCB có thể nhận được là 7,55%/năm, áp dụng với các kỳ hạn gửi 18 tháng trở lên.

Tương tự, trong thông báo mới nhất, SHB cho biết đang áp dụng chương trình cộng 1,1 điểm % lãi suất với khách hàng gửi tiết kiệm, áp dụng trên cả 2 kênh quầy và online.

LÃI SUẤT TIỀN GỬI TỐI ĐA TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG
Các khoản tiền gửi không đi kèm điều kiệm về giá trị gửi tối thiểu
NhãnSCBNamABankPVComBankCBBankVietBank, Vietcapital BankBacABankSacombankSHBVietinBank, TechcombankBIDV, Vietcombank
Lãi suất tiền gửi tối đa %/năm 7.557.47.257.0576.96.86.765.6

Theo đó, khi tham gia chương trình, khách hàng của SHB sẽ được cộng thêm 1 điểm % vào lãi suất tiền gửi hiện hành, áp dụng với hình thức gửi sổ tiết kiệm và hợp đồng tiền gửi. Ngoài ra, khi gửi tiền tại quầy, khách hàng mới của ngân hàng còn được cộng thêm 0,1 điểm % lãi suất.

Với biểu lãi suất tiền gửi cao nhất hiện ở 6,7%/năm (gửi online, kỳ hạn trên 36 tháng), khách hàng gửi tiền tại SHB có thể nhận mức lãi suất tối đa lên tới 7,8%/năm theo chính sách mới từ nhà băng này.

Đáng chú ý, SHB cũng chính là một trong những ngân hàng mới tăng mạnh lãi suất huy động từ cuối tháng 4.

Sau hàng loạt đợt điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi liên tiếp, hiện thị trường ghi nhận một loạt ngân hàng đã đưa lãi suất huy động lên trên 7%/năm.

Bên cạnh SCB, khách hàng gửi tiền tại NamABank cũng có thể nhận được mức lãi suất tối đa lên tới 7,4%/năm, áp dụng với các khoản gửi online kỳ hạn trên 16 tháng. Tương tự, PVComBank cũng áp dụng mức lãi suất tối đa 7,25%/năm với tiền gửi online kỳ hạn 36 tháng trở lên; CBBank trả lãi suất 7,05%/năm với tiền gửi online kỳ hạn 13 tháng...

Ngoài ra, HDBank, Techcombank, ACB... cũng đang có lãi suất tiền gửi tối đa trên 7%/năm. Tuy nhiên, để được hưởng mức lãi suất này, khách hàng phải đáp ứng giá trị tối thiểu của khoản tiền gửi, thông thường đều từ 100 tỷ đồng trở lên.

Hầu hết ngân hàng đã tăng lãi suất

Với việc ghi nhận thêm một loạt ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi trong tháng 5, các chuyên gia phân tích tại SSI Research cho biết ngoại trừ nhóm ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước (Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank), mặt bằng lãi suất huy động đã tăng 0,3-0,5 điểm % so với cuối năm 2021 ở hầu hết ngân hàng thương mại.

Theo SSI Research, biểu lãi suất huy động dành cho khách hàng cá nhân tiếp tục được điều chỉnh tăng trong nửa đầu tháng 5. Trong đó, xu hướng tăng tập trung ở một số ngân hàng vừa và nhỏ, trong khi lãi suất huy động dành cho khách hàng tổ chức cũng đã tăng 0,2 điểm % ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần cỡ lớn.

Vietcombank cùng các ngân hàng quốc doanh là nhóm duy nhất chưa tăng lãi suất huy động từ đầu năm 2022 đến nay. Ảnh: Nam Khánh.

Mục đích của các đợt tăng lãi suất huy động là để thu hút dòng tiền nhàn rỗi trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng mạnh trong 4 tháng đầu năm.

Bên cạnh đó, áp lực tăng lãi suất huy động còn được thể hiện qua chênh lệch giữa tín dụng và huy động vốn đã giảm xuống mức thấp nhất 8 năm nay trở lại đây.

Cụ thể, theo NHNN, dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tính đến ngày 25/4 đã tăng 6,75% so với cuối năm 2021 (tăng 16,4% so với cùng kỳ), trong khi mức tăng của huy động vốn chỉ là 3,55% (tương đương 10,7% so với cùng kỳ).

Tương tự, Chứng khoán BVSC cũng cho biết mặt bằng lãi suất huy động trung bình đối với kỳ hạn 6 và 12 tháng tại hầu hết ngân hàng đã tăng liên tục từ đầu năm, cùng ở mức 0,08 điểm %, lên mức 4,9%/năm và 5,66%/năm.

Tuy nhiên, duy nhất nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước vẫn chưa điều chỉnh lãi suất huy động từ đầu năm 2022. Trong đó, lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng của nhóm nhà băng này tiếp tục duy trì ở mức 3,78%/năm tháng thứ 11 liên tiếp và lãi suất kỳ hạn 12 tháng không đổi ở 4,95%/năm sau 9 tháng.

Việc các ngân hàng quốc doanh chưa điều chỉnh lãi suất huy động chủ yếu do lợi thế về nguồn vốn của nhóm này. Bên cạnh đó, thanh khoản của nhóm còn được hỗ trợ một phần nhờ nguồn tiền gửi có kỳ hạn từ Kho bạc Nhà nước trong 3 tháng đầu năm này đã tăng khoảng 66.000 tỷ đồng.

Ngoài ra, chương trình miễn phí chuyển khoản từ đầu năm 2022 đang giúp các ngân hàng này thu hút tiền gửi không kỳ hạn.

Theo các chuyên gia, việc tín dụng tiếp tục tích cực, trong khi NHNN đẩy mạnh nghiệp vụ bán USD ra thị trường có thể tạo áp lực thanh khoản lên hệ thống ngân hàng. Để giảm bớt áp lực này, các nhà băng buộc phải tăng lãi suất huy động để thu hút thêm nguồn tiền từ dân cư trên thị trường.

Vì vậy, mặt bằng lãi suất huy động được dự báo tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm với mức tăng phổ biến trong khoảng 0,1-0,3 điểm %.

Video liên quan

Chủ đề