Làm thế nào để áo len co lại

Sau một thời gian sử dụng nếu không được bảo quản đúng cách hoặc do một vài sự cố khiến chiếc áo len không còn như lúc ban đầu mà xảy ra tình trạng bị co, giãn, chảy rộng, hay xù lông. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng mà đem cất chiếc áo len bị tình trạng này cất vào một góc tủ, hãy cùng PinkyHandmade tìm cách khắc phục áo len bị co giãn làm mất thẩm mĩ này nhé! Các loại áo len thường không chỉ bị co lại sau thời gian sử dụng mà chúng còn thể gặp phải tình trạng bị chảy dão so với lúc ban đầu. Để xử lý tình huống này giúp khắc phục áo len bị chảy rộng

‌ ‌ ‌ ‌ ‌ ‌ ‌ ‌ ‌ ‌

Áo len bị co lại sau khi giặt, áo bai rộng, chảy dài, xù lông…là những sự cố rất thường gặp khi sử dụng áo len mà chắc chắn ai cũng mắc phải.

Áo len bị co lại sau khi giặt, áo bai rộng, chảy dài, xù lông…là những sự cố rất thường gặp khi sử dụng áo len mà chắc chắn ai cũng mắc phải, cho dù chất liệu áo có tốt đến mấy cũng không tránh khỏi. Điều này làm biến dạng phom áo, từ đó gây mất tính thẩm mỹ khi mặc. Bạn đừng lo, hãy cùng tham khảo các bí quyết dưới đây để có thể chủ động khắc phục một cách hiệu quả, nhanh chóng nếu không may gặp phải.

Những cách bảo quản và phục hồi áo len tốt nhất

1, Hồi sinh áo len bị co nhờ sữa tắm trẻ em

Nếu áo len dùng lâu ngày bị co lại hoặc co lại sau khi giặt thì bạn có thể xử lý tình huống này bằng cách ngâm áo lên với sữa tắm của trẻ em. Sở dĩ sữa tắm em bé có khả năng hồi phục lại trạng thái ban đầu cho dáng áo là do thành phần sữa tắm trẻ em có các chất giúp làm nới lỏng sợi len, đồng thời giúp áo len mềm mại hơn và thơm hơn.

Cách thực hiện như sau, bạn dùng 1 đến 2 muống sữa tắm trẻ em đem hoà với tầm 1 lít nước, tuỳ theo số lượng áo cần xử lý mà có tỷ lệ phân chi đều. Đem áo len bỏ vào hỗn hợp đó để ngâm 15 đến 20 phút, sau thời gian đó bạn không vắt nước ngay mà đặt nguyên chiếc áo lên chỗ rộng đặt nằm ngang và dùng tay kéo các sợ len ở chỗ bị co ra. Đồng thời bạn cũng phơi áo ở vị trí nằm ngang chứ không treo thẳng lên. Kéo tới khi len ra đúng vị trí bạn mong muốn thì thôi, đồng thời dùng vật nặng hoặc cụ chặn giấy để cố định áo cho đến khi khô hẳn.

Làm thế nào để áo len co lại

2, Khắc phục áo len bị chảy dão bằng nước nóng

Không chỉ bị co mà áo len còn rất hay bị chảy và dão so với ban đầu. Để giải quyết, bạn đem ngâm chiếc áo đó vào trong nước nóng có nhiệt độ tầm 70 – 80 độ C, chú ý nên ngâm phần bị giãn vào nước nóng, còn nếu cảm thấy cả chiếc áo bị giãn thì sẽ ngâm tất. Còn với ống tay áo hoặc là gấu áo thì bạn ngâm ít hơn tầm 40 – 50 độ C là được bởi vị trí này có độ đàn hồi tốt hơn. Bạn ngâm như vậy tầm 2 tiếng đồng hồ, sau đó cho áo vào trong một chiếc vải mỏng, cuộn lại rồi vắt áo chứ không vắt áo trực tiếp. Cuối cùng trài áo ra mặt phẳng cho tới khi áo khô lại thì thôi.

3, Xử lý áo len bị dãn rộng bằng máy sấy

Đặc điểm của chất liệu áo len đó là rất hay bị dãn rộng sau một thời gian mặc, điều này được tác động chủ yếu là do quá trình giặt, phơi, mặc và bảo quản. Thường giãn nhiều nhất là ở phần cổ và phần cánh tay. Để khôi phục phom áo thì bạn dùng máy sấy để sấy vào vị trí bị dãn đó, khi được tiếp xúc với nhiệt độ cao thì sợi vải sẽ tự co lại.

Làm thế nào để áo len co lại

4, Phơi áo len đúng cách để không chị chảy

Riêng đối với áo len thì bạn không được phơi lên móc áo giống như kiểu thông thường bởi như thế áo sẽ nhanh chóng bị dãn, chảy sệ, làm mất dáng áo. Thay vào đó hãy phơi ngang áo hoặc tốt nhất là cho áo lên một mặt phẳng để áo len tự khô, tránh việc áo bị chảy rộng ra. Đồng thời khi vắt áo phải vắt thật nhẹ nhàng, không nên vắt trực tiếp mà phải thông qua một chiếc khăn bao quanh áo len.

5, Loại bỏ các sợi vải nhỏ xù xì trên áo len

Để nhanh loại bỏ các sợi vải xù xì trên bề mặt áo, bạn có thể dùng băng dính hoặc là băng keo để dính lên bề mặt áo, nơi có nhiều sợi vải đó, thực hiện lột bỏ băng dính đó ra thì sợi bông tơ cũng sẽ đứt ra theo cùng băng dính.

Sử dụng, giặt và bảo quản áo len thế nào thì đúng cách? Sau khi áo len bị dão, co giãn thì phải làm thế nào? Làm sao khắc phục áo len bị sờn màu... là những câu hỏi bạn đang thắc mắc khi sử dụng áo len? Hãy tham khảo một số mẹo nhỏ sau:

Khắc phục áo len bị co lại sau khi giặt

Làm thế nào để áo len co lại

Đây là trường hợp ít gặp hơn tình trạng áo bị dão, giãn rộng ra. Hãy dùng nước ấm ở khoảng 30 độ C để giặt áo len, tránh trường hợp nóng quá khiến áo bị co lại. Ngoài ra, hãy pha giấm ăn và nước ở lần xả cuối nhằm giúp áo len của bạn được bền màu hơn.

Khắc phục áo len bị giãn ra sau khi giặt

Áo len dù có giặt kỹ nhưng mặc lâu vẫn thường bị chảy và rộng hơn, làm mất dáng áo. Để áo trở về hình dáng ban đầu, hãy ngâm áo ở nhiệt độ từ 70 đến 80 độ C. Nếu ống tay áo hay gấu áo mất độ co giãn, hãy ngâm riêng chỗ đó với nhiệt độ từ 40-50 độ C. Khoảng một đến hai tiếng sau, mang áo ra phơi, độ co giãn sẽ được phục hồi.

Cách phơi áo len đúng cách

Nếu bạn treo đồ len lên móc như quần áo bình thường, áo sẽ nhanh chóng bị dão, biến dạng vì áo ướt nặng sẽ kéo áo chảy xuống. Vì vậy, để khắc phục tình trạng, khi giặt xong không nên vắt nước mà cuộn lại trong chiếc khăn rồi vắt, trải áo ra trên một mặt phẳng và phơi khô bình thường.

Làm thế nào để áo len co lại

Ngoài ra, bạn cần lưu ý khi cất áo len, không nên treo lên móc quần áo mà nên gấp, xếp lại gọn gàng cho vào tủ.

Mẹo làm mới áo len

Để làm mới quần áo len, không thể dùng chất tẩy thông thường mà hãy chuẩn bị một dung dịch gồm 5 lít nước, 250 gr xà phòng, 15 gr amoniac, 15 gr tinh dầu thông. Cho xà phòng vào nước đun sôi, khi và phòng tan hết, nhắc xuống rồi cho amoniac, nhựa thông vào rồi khuấy đều. Chờ khi vừa nguội, nhúng quần áo len vào khoảng 5 phút, vò nhẹ (không vắt). Làm đi làm lại nhiều lần rồi xả lại bằng nước sạch.

Mẹo giữ màu quần áo len

Làm thế nào để áo len co lại

Quần áo dệt vải sợi hay len sau khi giặt thường bị phai màu. Bạn có thể giữ màu quần áo bằng cách cho ít muối vào chậu nước rồi ngâm khoảng 15 – 30 phút, sau đó mới giặt, sẽ giúp giữ màu tươi lâu hơn. Hoặc bạn có thể kết hợp theo tỷ lệ 2 muỗng bột giặt và 3 muỗng muối rồi vò kỹ, giũ sạch là được. Bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt.

Mẹo làm mất vết sờn bóng

Áo len mặc lâu, thường xuyên cọ xát nhiều hay bị sờn. Muốn vết sờn biến mất, bạn nên hòa nước với giấm theo tỷ lệ 1/1, phun lên chỗ bị sờn. Sau đó, đem áo đi giặt, sợi len sẽ phục hồi trạng thái ban đầu.