Làm thế nào để không nói mơ khi ngủ năm 2024

Nhiều người từng nghe ai đó kể lại mình hay nói mơ trong giấc ngủ nên sinh ra tâm lý lo sợ đây là vấn đề bất ổn. Vậy nguyên nhân của việc này do đâu và làm thế nào để “giữ hình ảnh” của mình lúc ngủ và không gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, bài viết dưới đây sẽ giải thích về hiện tượng này

Thế nào là nói mớ khi ngủ?

Nói trong lúc ngủ, thường được dân gian gọi là nói mớ, là một hiện tượng sinh lý bình thường, không gây bất kỳ tác động tiêu cực nào đối với cơ thể. Hiện tượng nói mớ khi ngủ thường xuất hiện trong chu kỳ ngủ REM – giai đoạn ngủ mơ và mắt chuyển động nhanh.

Người nói mớ khi ngủ thường không ý thức được mình đang nói gì, cũng như không nhớ điều mình đã nói sau khi thức giấc. Việc nói mớ thường xảy ra rất nhanh, chỉ từ vài giây đến vài phút. Ngoài ra, việc nói mớ ở mỗi người cũng khác nhau. Trên thực tế, có người nói mớ thành tiếng một cách rõ ràng như đang tỉnh táo, nhưng lại có người nói không thành tiếng hay chỉ lầm bầm những câu lộn xộn, vô nghĩa. Thậm chí có người lại kết hợp cả các hành động trong khi ngủ…

Làm thế nào để không nói mơ khi ngủ năm 2024
Chứng nói mớ khi ngủ có thể diễn ra khi cơ thể bạn mệt mỏi, tâm lý căng thẳng. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra dài ngày, bạn cần tìm cách khắc phục để tránh ảnh hưởng tới những người xung quanh. Ảnh: The Guardian

Hiện tượng ngủ nói mớ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ, vì vậy nó cũng không được xem là một dạng rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, việc này gây nhiều phiền toái cho những người xung quanh và ảnh hưởng đến hình ảnh cá nhân của bạn.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nói mớ

Khi tâm lý căng thẳng, cơ thể mệt mỏi, con người thường xuất hiện tình trạng nói mớ khi ngủ. Vì khi đó, nhịp thở thường tăng nhanh, các cơ trên cơ thể hoạt động liên tục làm tăng cường hoạt động của vỏ não. Do đó, giấc mơ xuất hiện, có người chỉ thấy cơn mơ trong tiềm thức, nhưng có người lại nói mớ thành tiếng.

Một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng nói mớ khi ngủ nhưyếu tố di truyền, lạm dụng chất kích thích, tác dụng phụ khi sử dụng một loại thuốc trị bệnh khác,…

Cách khắc phục chứng nói mớ khi ngủ?

Mặc dù không thể xác định nguyên nhân chính xác của việc nói mớ nhưng thay đổi một số thói quen có thể giúp chúng ta kiểm soát nó. Những người gặp chứng nói mớ nên tránh ăn uống quá no vào buổi tối, tránh uống cà phê khi gần đi ngủ và tập đi ngủ đúng giờ. Ngoài ra, có thể nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách lựa chọn giường nệm thoải mái để hỗ trợ giấc ngủ ngon.

TTO - Nói mớ khi ngủ là hiện tượng bình thường và ai cũng có thể gặp phải. Tuy không tổn hại sức khỏe nhưng đôi khi nó gây phiền cho người nằm cạnh.

Làm thế nào để không nói mơ khi ngủ năm 2024

Bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp tình trạng nói mớ - Ảnh: HEALTH

Nói mớ hay nói mơ (somniloquy) khi ngủ là việc một người bật phát thành lời nói có ý nghĩa hoặc vô nghĩa trong khi ngủ. Thông thường, một người sẽ nói mớ khi đang trong chu kỳ ngủ REM - giai đoạn ngủ mơ và mắt chuyển động nhanh.

Bất cứ ai, bất cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp tình trạng nói mớ. Có người chỉ nói vài từ vô nghĩa trong một lần, nhưng cũng có người nói rất nhiều trong một đêm ngủ. Câu hỏi đặt ra là vì sao người ta nói mớ?

Do di truyền

Trong nghiên cứu trên hơn 1.000 hộ gia đình có con từ độ tuổi 3 - 15 của Phần Lan năm 2001 và của Nhật Bản năm 2008, các nhà khoa học phát hiện ra rằng các gia đình có bố mẹ thường mộng du và nói mớ thì con cái cũng có khả năng cao gặp tình trạng đó.

Do thể trạng mệt mỏi, thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ

Bất cứ ai cũng có thể nói lẩm bẩm trong giấc ngủ nhưng nhóm người gặp tình trạng này nhiều nhất là khi thiếu ngủ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phần lớn những người nói mớ khi ngủ thường đang trải qua những ngày thiếu ngủ hoặc thể trạng căng thẳng, mệt mỏi.

Khi chúng ta không nghỉ ngơi đầy đủ, hoạt động của não bộ có thể bị gián đoạn và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của chúng ta.

Do ảnh hưởng của thuốc

Nhiều loại thuốc trị bệnh gây tác dụng phụ là làm gián đoạn giấc ngủ. Thuốc có thể dẫn đến một số hành vi khi ngủ, bao gồm cả nói mớ, mộng du. Không chỉ là nói mớ, do không kiểm soát được cơ bắp, người ngủ còn có thể đá, đấm, nhảy ra khỏi giường và nói chuyện như một người đang tỉnh.

Làm gì để không nói mớ khi ngủ?

Mặc dù không thể xác định nguyên nhân chính xác của việc nói mớ nhưng thay đổi một số thói quen có thể giúp chúng ta kiểm soát nó. Cụ thể:

Nên tránh ăn uống quá no vào buổi tối. Tránh uống caffeine khi gần đi ngủ.

Lựa chọn giường nệm thoải mái để hỗ trợ giấc ngủ ngon.

Tập đi ngủ đúng giờ.

Tuy nhiên, nếu tình trạng nói mớ quá nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, đồng thời xuất hiện kèm dấu hiệu mệt mỏi, kiệt sức, không thể tập trung công việc ban ngày trong thời gian dài thì cần đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện.

Bởi vì, trong một số trường hợp hiếm, việc nói mớ có liên quan tới các vấn đề sức khỏe như rối loạn tâm thần hoặc co giật vào ban đêm.