Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam 2022

Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam 2022

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước

Theo kết luận của Bộ Chính trị, chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở có 3 nhóm.

1. Nhóm chức danh lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao

Đây là nhóm chức danh, chức vụ lãnh đạo chủ chốt và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc.

Trong đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội là 4 chức danh, chức vụ lãnh đạo chủ chốt.

Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc gồm: Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng VKSND Tối cao, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch Quốc hội.

2. Nhóm chức danh thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý

**Chức danh, chức vụ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý chia thành 3 bậc.

Bậc 1 gồm: Ủy viên Trung ương chính thức (Ủy viên Trung ương dự khuyết đang đảm nhiệm vị trí công tác nào thì được xác định vị trí thứ bậc và hưởng các chế độ, chính sách theo chức vụ đang công tác); Trưởng ban đảng ở Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bậc 2 gồm: Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Tổng Kiểm toán Nhà nước; Trưởng tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM; Chủ tịch HĐND, UBND TP Hà Nội, TP.HCM; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Bậc 3 gồm: Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.

**Các chức danh do Ban Bí thư quản lý cũng chia thành 3 bậc.

Bậc 1 gồm: Phó trưởng ban, cơ quan đảng ở Trung ương; Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân; Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc; Phó Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chánh án TAND Tối cao: Phó Viện trưởng VKSND Tối cao.

Bậc 2 gồm: Thứ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; Phó trưởng các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; Bí thư thường trực Trung ương Đoàn; Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; Chủ tịch các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương;  Trợ lý các lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước; Trợ lý Thường trực Ban Bí thư.

Bậc 3 gồm: Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM; Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia; Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Thẩm phán TAND Tối cao, Kiểm sát viên VKSND Tối cao.

3. Nhóm chức danh thuộc diện cấp ủy quản lý

Sau cùng là nhóm chức danh, chức vụ thuộc diện cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý.

Nhóm này gồm có các cấp: Tổng cục trưởng và tương đương; Phó Tổng cục trưởng và tương đương; Vụ trưởng và tương đương; Phó Vụ trưởng và tương đương; Trưởng phòng và tương đương; Phó trưởng phòng và tương đương; cán bộ xã, phường, thị trấn.

Xem thêm tại Kết luận 35-KL/TW được ban hành ngày 05/5/2022.

>>> Xem thêm: Các chức danh trong bộ máy hành chính nhà nước được bầu và phê chuẩn ra sao? Việc từ chức của người được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo quy trình như thế nào?

Cách thức thành lập tổ chức Đảng ở những nơi không phải là cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương?

Chế độ làm việc và nguyên tắc làm việc của Chính phủ được quy định thế nào? Hình thức hoạt động của Chính phủ ra sao? Điều kiện tiến hành phiên họp của Chính phủ là gì?

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam 2022

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, phụ nữ luôn giữ vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đã và đang để lại những dấu ấn đậm nét trong trang sử nước nhà

Dự buổi gặp mặt có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Cùng dự có các đồng chí: Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.

Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chuyển lời thăm hỏi ân cần của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới các đại biểu dự buổi gặp mặt.

Chủ tịch nước khẳng định, phụ nữ luôn giữ vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đã và đang để lại những dấu ấn đậm nét trong trang sử nước nhà. Từ cổ chí kim, phụ nữ Việt Nam luôn thể hiện phẩm chất cao quý của mình, cần cù, nhẫn nại, can đảm, đức hy sinh và rất mạnh mẽ, nhất là khi đối diện với khó khăn, nghịch cảnh.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, Văn kiện Đại hội, nghị quyết Trung ương đều đề cập rất cụ thể đến vấn đề này. Qua từng nhiệm kỳ Quốc hội, các nữ đại biểu luôn tỏ rõ bản lĩnh, trí tuệ, tài năng của những phụ nữ ưu tú, đại biểu của nhân dân. Tỉ lệ nữ đại biểu Quốc hội của Việt Nam xếp thứ 62/193 quốc gia. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Quốc hội có 151 nữ đại biểu, tỉ lệ 30,26%, tăng so với các khóa trước; tỉ lệ trung bình của châu Á là 21% và của thế giới là 26,4%. Đặc biệt, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV lần đầu tiên có nữ Chủ tịch Quốc hội. Trình độ, kỹ năng lập pháp, kỹ năng giám sát, tiếp xúc cử tri của các nữ đại biểu đều được nâng lên; đóng góp ngày càng tích cực trên diễn đàn Quốc hội cũng như các hoạt động khác.

Các nữ lãnh đạo, nữ đại biểu Quốc hội là những phụ nữ tài năng, trí tuệ và tâm huyết, tận tụy với đất nước. Nhiều chị được Đảng, Nhà nước và nhân dân tín nhiệm giao trọng trách giữ những cương vị chủ chốt trong tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước, các nhà khoa học, nhà quản lý, những doanh nhân giỏi, những người tiêu biểu ở các ngành, các cấp, các lĩnh vực của đời sống xã hội; dù công việc bận rộn vẫn dành thời gian chăm lo cho gia đình, tham gia các hoạt động cộng đồng, xã hội...

Lãnh đạo Nhà nước Việt Nam 2022

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các nữ đại biểu

Chủ tịch nước cho rằng, hoạt động của Quốc hội trong thời gian qua có nhiều đổi mới, sáng tạo, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân; đánh giá cao Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Chủ tịch nước cũng bày tỏ sự trân trọng với những đóng góp của các đồng chí nữ lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, biểu dương những đóng góp của các nữ đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước mong muốn Nhóm nữ đại biểu Quốc hội tiếp tục hoạt động hiệu quả theo Nghị quyết, chương trình, kế hoạch hoạt động của Quốc hội; đóng góp tích cực vào thành công chung của Quốc hội khóa XV. Tiếp tục đổi mới về nội dung, đa dạng hóa về phương thức hoạt động của Nhóm nhằm chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thông tin, kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và chương trình giám sát thường xuyên, chuyên đề của Quốc hội; tạo sự đồng thuận của đại biểu Quốc hội khi tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, nhất là chính sách về bình đẳng giới, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em.

Chủ tịch nước đề nghị, cấp ủy, chính quyền địa phương, các bộ, ngành quan tâm sát sao, thực chất, hiệu quả việc triển khai thực hiện các quy định về công tác nữ, phát huy hơn nữa vai trò của cán bộ nữ trong các hoạt động kinh tế - chính trị, xã hội, nhất là vai trò của các nữ đại biểu Quốc hội.

Chủ tịch nước tin tưởng và hy vọng các nữ đại biểu Quốc hội tiếp tục phát huy bản lĩnh, trí tuệ, trách nhiệm và tình cảm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; tiếp tục hành động bằng tấm lòng vì dân, gần dân, lắng nghe dân, hiểu dân, thực hiện tốt vai trò đại biểu Quốc hội góp phần xứng đáng vào sự phát triển lớn mạnh của Quốc hội, của đất nước. Thông qua cuộc gặp, Chủ tịch nước mong muốn các cử tri trẻ, đặc biệt là thế hệ nữ thanh thiếu niên của nước nhà là những công dân tốt, sống có khát vọng, hoài bão và ý chí vươn lên trong mọi hoàn cảnh, luôn sẵn sàng phụng sự xã hội và đất nước.

Nguyễn Đức