Lập chứng từ ghi sổ như thế nào

Hình thức chứng từ ghi sổ là hình thức mà các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh phản ánh ở Chứng từ gốc trước hết phải được phân loại, tổng hợp, lập Chứng từ ghi sổ, sau đó mới sử dụng Chứng từ ghi sổ để ghi Sổ cái các tài khoản. Bài viết dưới đây, Kế toán NewTrain sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách ghi sổ theo hình thức nhật ký chung

1. Hệ thống sổ kế toán sử dụng:

– Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ;

– Sổ cái các tài khoản;

– Các sổ và thẻ kế toán chi tiết

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là sổ kế toán tổng hợp sử dụng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tổng hợp trong các chứng từ ghi sổ theo thứ tự thời gian. Tác dụng của sổ này để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian kết hợp với kiểm tra đối chiếu số liệu với Bảng cân đối số phát sinh.

      CHỨNG TỪ GHI SỔ          Số……

Ngày..tháng…..năm….

Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú
Nợ

Kèm theo… Chứng từ gốc.

Người lập                                                                   Kế toán trưởng

(Ký, họ tên)                                                                                  (Ký, họ tên)

SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ

Năm…..

Chứng từ ghi sổ Số tiền Chứng từ ghi sổ Số tiền
Số hiệu Ngày, tháng Số hiệu Ngày, tháng
Cộng – Cộng tháng

-Luỹ kế từ đầu quý

Ngày…tháng….năm…..

 Người ghi sổ                    Kế toán trưởng                                  Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên)                           (Ký, họ tên)                                        (Ký, đóng dấu)

SỔ CÁI

(Áp dụng trong hình thức kế toán chứng từ ghi sổ)

Năm:………

Tên tài khoản………..

Số hiệu tài khoản……

Ngày, tháng ghi sổ Chứng từ ghi sổ Diễn giải Số hiệu TK đối ứng Số tiền Ghi chú
Số hiệu Ngày, tháng Nợ
1 2 3 4 5 6 7 8
– Số dư đầu tháng

– Cộng phát sinh

– Số dư cuối tháng

 

x

x

Ngày..tháng…….năm…..

Người ghi sổ                     Kế toán trưởng                                  Thủ trưởng đơn vị

2. Trình tự ghi sổ kế toán trong hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.

(1) Hàng ngày (định kỳ) căn cứ vào chứng từ gốc hợp pháp, tiến hành phân loại, tổng hợp để lập Chứng từ ghi sổ, Sổ Quỹ tiền mặt và Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

(2) Căn cứ vào các Chứng từ ghi sổ đã lập ghi vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ theo trình tự thời gian sau đó ghi vào Sổ cái các tài khoản để hệ thống hoá nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.

(3) Cuối tháng căn cứ Sổ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp số liệu chi tiết.

(4) Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa Sổ cái và Bảng tổng hợp số liệu chi tiết

(5) Căn cứ vào Sổ cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh.

(6) Căn cứ vào Sổ cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và Bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lấy số liệu lập báo cáo kế toán.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

                                                      Ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ

Ưu nhược điểm của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

–  Ưu điểm: Dễ ghi chép do mẫu sổ đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu, thuận tiện cho việc phân công công tác và cơ giới hoá công tác kế toán.

– Nhược điểm: Ghi chép vẫn còn bị trùng lặp, việc kiểm tra đối chiếu thường bị chậm ảnh hưởng đến tính kịp thời của kế toán.

Hình thức này thường thích hợp với đơn vị có quy mô vừa hoặc lớn, có nhiều nghiệp vụ phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản và đã áp dụng kế toán trên máy vi tính.

>>> Xem thêm: Cách tính lương theo sản phẩm

Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo thông tin sau:

Trung tâm đào tạo NewTrain

Hotline: 098.721.8822

Fanpage: Kế Toán Newtrain –  Địa Chỉ Số 1 Về Đào Tạo Kế Toán Thực Tế

Email: 

Trung tâm đào tạo NewTrain chúc các bạn thành công!

Hình thức kế toán chứng từ-ghi sổ có những đặc điểm gì và điều kiện vận dụng như thế nào? Trong bài viết dưới đây, nguyên lý kế toán sẽ hướng dẫn bạn đọc về vấn đề này

>>Xem thêm: Hình thức Nhật ký chung

1. Điều kiện vận dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Hình thức kế toán này thích hợp với mọi loại quy mô của đơn vị kế toán, kết cấu sổ sách của hình thức đơn giản này, dễ ghi chép nên phù hợp với các điều kiện kế toán trong điều kiện thủ công và áp dụng máy vi tính

2. Đặc điểm, trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ-ghi sổ

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ- ghi sổ là các “Chứng từ ghi sổ” được sử dụng làm căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp. Cụ thể, việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm ghi theo trình tự thời gian trên “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” và ghi theo nội dung kinh tế được thực hiện trên “Sổ Cái”

Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ có thể được mô tả cụ thể như sau:  nên học kế toán thực hành ở đâu

-Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý được sử dụng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ”. Căn cứ vào “Chứng từ ghi sổ” để ghi vào “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”, sau đó được dùng để ghi vào “Sổ cái”. Các chứng từ kế toán sau khi sử dụng làm căn cứ lập “Chứng từ ghi sổ” được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan học kế toán thực hành

-Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên “Sổ cái”. Căn cứ vào “Sổ cái” lập “Bảng cân đối tài khoản”. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.  học kế toán thực hành ở đâu tốt

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán: chứng từ ghi sổ; sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; sổ cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Chứng từ ghi sổ: do các kế toán phần hành lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế; Số lượng chứng từ – ghi sổ cần lập tùy thuộc vào cách quản lý kế toán của mỗi đối tượng kế toán cụ thể. chỉ số kpi

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt mới đủ căn cứ để ghi sổ kế toán

Mẫu “chứng từ ghi sổ”

-Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi theo thời gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã lập trong kỳ; Sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý các Chứng từ- ghi sổ đã lập và kiểm tra, đối chiếu số liệu với Sổ cái. Tất cả chứng từ ghi sổ sau khi lập xong đều phải đăng ký vào “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” để lấy số hiệu và ngày tháng; Số hiệu của chứng từ ghi sổ được xác định liên tục ngày, tháng trên chứng từ ghi sổ tính theo năm mở “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”.

Mẫu “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” khóa học xuất nhập khẩu chuyên sâu

-Sổ cái: Là sổ phân loại chứng từ kế toán theo đối tượng hạch toán dùng để hạch toán tổng hợp. Mỗi tài khoản được phản ánh trên một sổ cái (có thể kết hợp phản ánh chi tiết) theo kiểu ít cột hoặc nhiều cột.

Mẫu “Sổ cái”

-Bảng cân đối tài khoản: Dùng để phản ánh tình hình đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và tình hình cuối kỳ của các loại tài khoản với mục đích kiểm tra tính chính xác của số liệu ghi sổ cũng như cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý cả số phát sinh và số dư (nếu có) của các tài khoản đăng ký mỗi năm. Quan hệ đối chiếu cân đối giữa “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ” và Sổ cái hay Bảng cân đối kế toán như sau:  

Tổng số tiền trên “Sổ đăng ký CTGS” = Tổng số phát sinh bên Nợ (hoặc bên Có) của tất cả các tài khoản trong sổ cái (hay bảng cân đối kế toán)

Mẫu “Bảng cân đối kế toán” ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán 2021

-Các sổ và thẻ kế toán chi tiết: Dùng để phản ánh các đối tượng cần hạch toán chi tiết (vật liệu, dụng cụ, tài sản cố định, chi phí sản xuất, tiêu thụ..)

Nguồn: Kế toán Lê Ánh

>>Bài viết được quan tâm: Học kế toán thực hành ở đâu tốt tại hà nội

Tags:

  • sơ đồ kế toán chứng từ ghi sổ
  • Sơ đồ nguyên lý kế toán chứng từ ghi sổ

Video liên quan

Chủ đề