Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích là giống nhau khác nhau mâu thuẫn với nhau thống nhất với nhau

Nhóm lợi ích (ở Việt Nam hay sử dụng từ lợi ích nhóm) hay còn gọi nhóm vận động, nhóm áp lực xã hội là một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách sử dụng các hình thức tuyên truyền vận động để tác động đến dư luận hoặc chính sách của chính phủ[1]. Họ đã và tiếp tục đóng một phần quan trọng trong sự phát triển của hệ thống chính trị và xã hội. Các nhóm khác nhau đáng kể về kích thước, ảnh hưởng, và động cơ; một số có khác nhau, mục đích xã hội rộng rãi dài hạn, trong khi những người khác tập trung vào và là một phản ứng với một vấn đề hoặc một quan tâm nhất thời.

Động cơ cho hành động có thể dựa trên một chia sẻ quan điểm chính trị, tôn giáo, đạo đức, sức khỏe hoặc vị trí thương mại. Các nhóm sử dụng các phương pháp khác nhau để cố gắng đạt được mục tiêu của họ bao gồm cả vận động hành lang, các chiến dịch truyền thông, các phô trương công khai, các cuộc thăm dò, nghiên cứu, và cuộc họp chỉ dẫn chính sách. Một số nhóm được hỗ trợ hoặc được hậu thuẫn bởi lợi ích kinh doanh hay chính trị đầy quyền lực và gây ảnh hưởng đáng kể đến quá trình chính trị, trong khi những người khác có ít hoặc không có các nguồn tài trợ như vậy.

Một số nhóm này đã phát triển thành các tổ chức chính trị, xã hội hay phong trào xã hội quan trọng. Một số nhóm lợi ích đầy quyền lực đã bị cáo buộc thao túng hệ thống dân chủ cho lợi ích thương mại hạn hẹp [2] và trong một số trường hợp đã bị kết tội tham nhũng, gian lận, hối lộ, và các tội phạm nghiêm trọng khác;[3]; kết quả là các vận động hành lang càng ngày càng phải được quy định. Một số nhóm, nói chung là những người có nguồn tài chính ít hơn, có thể sử dụng hành động trực tiếp và bất tuân dân sự và trong một số trường hợp bị cáo buộc là một mối đe dọa cho trật tự xã hội hoặc 'cực đoan trong nước.[4] Nghiên cứu được bắt đầu để khám phá cách các nhóm vận động sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tạo điều kiện cho sự tham gia của công dân và hành động tập thể.[5]

Trong khi nhóm lợi ích có những mặt tích cực và mặt tiêu cực, "lợi ích nhóm", theo PGS. TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, hàm nghĩa một nhóm người nào đó lấy lợi ích của nhóm mình làm trung tâm, làm mục tiêu duy nhất để hành động, xa rời lợi ích chung của đất nước, của xã hội, là chủ nghĩa ích kỷ, chỉ biết đến mình mà không đoái hoài đến lợi ích của những người liên quan.[6]

TS. Lê Đăng Doanh nói về lợi ích nhóm hiện nay ở Việt Nam: "Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển... Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án..." [7]

  • Nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay

  1. ^ Hệ thống bầu cử ở Anh, Pháp, Mỹ - Nhà xuất bản CTQG 2009
  2. ^ Helm, Toby (ngày 18 tháng 1 năm 2009). “Fury at airport lobby links to No 10”. The Guardian. London. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2010.
  3. ^ “COMPLAINTS FROM MR MOHAMED AL FAYED,THE GUARDIAN AND OTHERS AGAINST 25 MEMBERS AND FORMER MEMBERS”. Parliament. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2010.
  4. ^ Monbiot, George (ngày 16 tháng 2 năm 2009). “Meet the new Britain: just like the old one where green protesters are spied on”. The Guardian. London. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 2 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2009.
  5. ^ Obar, Jonathan; và đồng nghiệp (2012). “Advocacy 2.0: An Analysis of How Advocacy Groups in the United States Perceive and Use Social Media as Tools for Facilitating Civic Engagement and Collective Action”. Journal of Information Policy.
  6. ^ “Lợi ích nhóm nguy cơ thành băng nhóm, đe dọa tồn vong của dân tộc”. viettimes. Truy cập 2016-13-04. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  7. ^ TS. Lê Đăng Doanh: "Đổi mới tư duy và cải cách thể chế những yêu cầu từ thực tiễn", Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, Dự án "Hỗ trợ nâng cao năng lực tham mưu, thẩm tra và giám sát chính sách kinh tế vĩ mô" do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội chủ trì với sự tài trợ của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP), tr.277-278.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhóm_lợi_ích&oldid=66975918”

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm lợi ích nhóm
  • 2. Lợi ích nhóm thường thể hiện ở những lĩnh vực nào?
  • 3. Lợi ích nhóm gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước và xã hội
  • 4. Lợi ích nhóm gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng
  • 5. Lợi ích nhóm làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên
  • 6. Lợi ích nhóm gây bất bình trong quần chúng nhân dân

1. Khái niệm lợi ích nhóm

"Lợi ích nhóm" hay “Nhóm lợi ích”là nhóm vận động,nhóm áp lực xã hộilà một tập thể gồm nhiều cá nhân, tổ chức cùng chia sẻ một mối quan tâm chung và cùng nhau thúc đẩy các mục tiêu đó bằng cách sử dụng các hình thức tuyên truyền vận động có thể là bất kể thủ đoạn để mục đích sau cùng là đem về lợi ích cho những người trong “nhóm”, mặc kệ “thế sự”. Hay hiểu đại loại là chỉ biết lợi cho mình, không nghĩ đến những chủ thể khác. Đặc biệt, trong các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị thì nhóm lợi ích thường dùng các biện pháp đã kể trê để tác động đến dư luận hoặc chính sách của chính phủ. Nói có vẻ nghe tiêu cực, nhưng theo mình nhóm lợi ích không phải lúc nào cũng xấu như bạn nghĩ, mà khi hình thành những nhóm lợi ích đó lại thúc đẩy sự cạnh tranh, mà có cạnh tranh thì đương nhiên sẽ có phá triển. Xấu hay tốt thì nó phụ thuộc vào cái “lợi ích” mà nhóm đó hướng dến là gì thôi..

Trong khi "nhóm lợi ích" có những mặt tích cực và mặt tiêu cực, “lợi ích nhóm”, theo PGS. TS Lê Quốc Lý, Phó giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, hàm nghĩa một nhóm người nào đó lấy lợi ích của nhóm mình làm trung tâm, làm mục tiêu duy nhất để hành động, xa rời lợi ích chung của đất nước, của xã hội, là chủ nghĩa ích kỷ, chỉ biết đến mình mà không đoái hoài đến lợi ích của những người liên quan.

TS. Lê Đăng Doanhnói về lợi ích nhóm hiện nay ở Việt Nam: “Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển, v.v… Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án, v.v…”

2. Lợi ích nhóm thường thể hiện ở những lĩnh vực nào?

Hiện nay, ở nước ta, lợi ích nhóm tiêu cực phát triển khá phổ biến, hiện diện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nhưng, phổ biến nhất, tác hại và nguy hiểm nhất là lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và được thể hiện dưới các dạng sau đây:

- Tạo quan hệ với cấp trên, với cơ quan có thẩm quyền, khi cần thiết có thể “hối lộ” dưới mọi hình thức để giành được kinh phí, đề tài, dự án v.v… cho đơn vị, địa phương v.v… (trong khi có thể bố trí kinh phí, đề tài, dự án cho đơn vị, địa phương khác sẽ có lợi và hiệu quả hơn).

- Tạo quan hệ, móc ngoặc với những người có chức, có quyền quyết định để được bố trí vào các chức vụ mong muốn cho bản thân hoặc cho người thân trong gia đình, trong khi năng lực, phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu của vị trí công tác đó.

- Nhà đầu tư, doanh nghiệp tạo quan hệ móc nối với cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, hình thành nhóm lợi ích để xây dựng các dự án, chủ trương đầu tư hoặc giành được các dự án “phát triển kinh tế - xã hội” nhằm mục đích kiếm lợi, có chi trả % cho chủ đầu tư, không tính đến hiệu quả đầu tư hoặc hiệu quả thấp, miễn là “có việc” là “có ăn”. Người có chức quyền, thoái hóa, biến chất, chỉ chăm lo thu vén lợi ích cá nhân, chỉ phê duyệt cho đơn vị, cá nhân nào biết quan hệ, biết điều, chi trả % đậm hơn.

- Các doanh nghiệp là “sân sau”, đồ đệ trung thành của những người có chức, có quyền hình thành nhóm lợi ích, cố kết với nhau để cùng nhau có lợi ích, bảo vệ lợi ích cho nhau. Doanh nghiệp và các đồ đệ trung thành phải chăm lo lợi ích của “sếp” tạo dựng uy tín, lo lót để che chắn khuyết điểm của “sếp”, để “sếp” được vào những vị trí công tác mong muốn v.v… Đến lượt “sếp” phải trả ơn, chăm lo lợi ích của các doanh nghiệp, đồ đệ của mình, phê duyệt cho họ những dự án “béo bở”, cất nhắc họ vào những vị trí làm việc hứa hẹn nhiều bổng, lộc v.v…

- Một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất trong các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, cơ quan điều tra v.v… cũng bị móc nối và vì lợi ích vị kỷ của mình hình thành nhóm lợi ích với các cơ quan, cán bộ, công chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra, điều tra v.v… để che chắn khuyết điểm, thậm chí làm nhẹ tội cho các đối tượng này.

3. Lợi ích nhóm gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước và xã hội

“Lợi ích nhóm” - bản chất là hành vi tham nhũng và luôn có mối quan hệ chặt chẽ với tham nhũng. Mối quan hệ này được hình thành bởi sự cấu kết giữa những người có quyền lực trong hệ thống chính trị với những cá nhân, doanh nghiệp hay một nhóm người bên ngoài, nhằm tạo ra các quyết định hoặc tìm cách tác động vào chính sách để đạt được lợi ích riêng của nhóm họ. Nó làm cho một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước bị méo mó, sai lệch ngay từ khi phôi thai xây dựng và hoạch định, thậm chí nó có thể làm thay đổi các quy định của pháp luật để phục vụ cho lợi ích của nhóm người đó.

Nhóm lợi ích luôn tìm cách tác động đến việc quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi, nhân danh lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia, họ tìm mọi cách “lách luật” để các nhà lãnh đạo, quản lý đưa ra các quyết định mà lợi ích của nó chỉ đem lại cho nhóm của họ, chứ không phải đại diện cho lợi ích của quốc gia, dân tộc. Đảng ta chỉ rõ: “Công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, phân cấp đầu tư chưa phù hợp; có nơi, có lúc còn bị chi phối bởi tư tưởng cục bộ, lợi ích nhóm”1. Thực tiễn những năm qua, ở một số địa phương, một số ngành đã diễn ra thực trạng đầu tư, phát triển tràn lan trong nhiều lĩnh vực mà không có quy hoạch, dẫn đến tình trạng ế thừa hoặc nơi thừa, nơi thiếu; thậm chí vì “lợi ích nhóm” mà người ta có thể bất chấp, bỏ qua các vấn đề luật định, như môi trường, dân sinh,… để lại hậu quả rất nghiêm trọng mà Nhà nước và người dân phải gánh chịu, làm lãng phí các nguồn lực của đất nước, thiệt hại lớn về kinh tế, gây bức xúc trong xã hội. Đồng thời, nó làm cho năng suất lao động giảm sút, giá thành sản phẩm tăng cao, tạo thế độc quyền, phá vỡ môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế; hạn chế nguồn lực đầu tư trực tiếp nước ngoài, cản trở sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế, v.v. Đây là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế và làm chậm quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

4. Lợi ích nhóm gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín và vai trò lãnh đạo của Đảng

Bằng các thủ đoạn khác nhau nhóm lợi ích tìm cách mua chuộc, lôi kéo những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước tham gia hoạt động trái với chủ trương, đường lối của Đảng, vì “lợi ích nhóm”, dẫn đến tình trạng mất đoàn kết, bè phái trong các tổ chức đảng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Do thói xấu tự tư, tự lợi mà nội bộ mất đoàn kết, cán bộ kéo bè, kéo cánh chèn ép lẫn nhau, đả kích lẫn nhau, tranh nhau quyền lợi và địa vị...”2. Khi tổ chức đảng bị “lợi ích nhóm” thao túng, sẽ mất đi vai trò hạt nhân lãnh đạo và trở nên tê liệt; hạ thấp, xa rời các nguyên tắc của Đảng; làm vô hiệu hóa hoặc chấp hành không nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, lấy tự phê bình và phê bình trở thành bình phong cho những kẻ tham nhũng, “lợi ích nhóm”; làm cho nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật trở thành khẩu hiệu sáo rỗng, v.v. Tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, “trên cương quyết, dưới nhu nhược”,… ở một số tổ chức đảng, địa phương trong thời gian qua là những biểu hiện của sự chi phối bởi yếu tố “lợi ích nhóm”.

Trong công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ là nội dung quan trọng, khâu then chốt; tuy nhiên, hiện nay, ở một số tổ chức đảng, “lợi ích nhóm” đã tác động vào tất cả các khâu, các bước trong quy trình hoạt động của công tác này. Đã có tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương ban hành các chủ trương, chính sách về công tác cán bộ trái với quy định chung của Đảng, Nhà nước, như: nới lỏng hơn các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, đề bạt, nâng lương, chuyển ngạch, điều kiện tiếp nhận, luân chuyển, bố trí công tác, hoặc đi đào tạo ở nước ngoài,… để người thân hoặc những người trong “lợi ích nhóm” đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện đó, nhằm mục đích trục lợi cho cá nhân, người thân. Vì “lợi ích nhóm” mà họ đã đưa những cán bộ, đảng viên không đủ tiêu chí vào các vị trí lãnh đạo; bố trí cán bộ không vì năng lực, vì công việc mà vì thân quen, cánh hẩu; khi bị phát hiện, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng thì biện minh rằng: đó là trách nhiệm của tập thể cấp ủy và được tiến hành một cách “dân chủ”, “đúng quy trình”, “đúng nguyên tắc”, v.v. Thực chất đó là sự lợi dụng danh nghĩa tập thể, lợi dụng kẽ hở trong quy trình và nguyên tắc của công tác cán bộ để áp đặt ý kiến cá nhân. Điều này đã được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: tại sao có hiện tượng đề bạt, cất nhắc người nhà, người thân quen mặc dù không đủ tiêu chuẩn? Vì sao cứ nói bổ nhiệm đúng quy trình, nhưng kết quả thực tế bố trí cán bộ lại sai?

5. Lợi ích nhóm làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên

“Lợi ích nhóm” tấn công vào đội ngũ cán bộ, đảng viên thông qua các hành động hối lộ, quà biếu, quà tặng,… làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên mất vai trò tiên phong gương mẫu, giảm sút ý chí chiến đấu, trở thành kẻ đồng lõa làm trái với nguyên tắc, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, dẫn đến thoái hóa, biến chất, suy thoái về tư tưởng chính trị, sống thiếu lý tưởng, thờ ơ trước đời sống chính trị và vô cảm trước những khó khăn, thiếu thốn của nhân dân. Khi đã sa vào tham nhũng, “lợi ích nhóm”, những cán bộ, đảng viên này dễ dàng chuyển hóa về tư tưởng, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng. “Lợi ích nhóm” hoạt động càng mạnh, càng làm gia tăng và đẩy nhanh sự suy thoái tư tưởng chính trị - nguyên nhân chính của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Làm cho lối sống cơ hội, thực dụng, giả dối, chạy theo đồng tiền gia tăng; biến các hiện tượng tiêu cực ăn sâu vào trong tiềm thức và trở thành việc làm bình thường, quen thuộc trong cán bộ, đảng viên; biến cán bộ, đảng viên trở thành trung gian, cầu nối cho các tệ nạn chạy chức, chạy quyền hoặc thực hiện các hành vi mờ ám, vi phạm pháp luật.

Sự suy thoái về đạo đức, lối sống dưới sự tác động của “lợi ích nhóm” nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ dẫn đến sự suy thoái của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tác hại của nó sẽ vô cùng nguy hiểm. Nếu như trước kia, sự suy thoái, tham ô, tham nhũng của mỗi đảng viên là sự hư hỏng của một con người, chỉ là thiểu số, diễn ra đơn lẻ; thì hiện nay, khi cá nhân đảng viên sa vào “lợi ích nhóm” sẽ kéo theo sự suy thoái của một nhóm người, tập thể người, sức tàn phá của nó sẽ rất lớn. Trong thời bao cấp, các vụ án tham nhũng chỉ có cá nhân phạm tội hay một số ít người phạm tội; thì ngày nay, cả một tập thể người, nhóm người phạm tội. “Lợi ích nhóm” đã chuyển thành nhóm phạm pháp, là nơi dung dưỡng, bảo kê cho tham nhũng hoành hành; từ đó, “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ”3.

6. Lợi ích nhóm gây bất bình trong quần chúng nhân dân

Lợi ích nhóm còn gây bất bình trong quần chúng nhân dân, tạo cơ hội để các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta. Công bằng xã hội là mục tiêu cao cả và tiêu chí quan trọng nhất phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hướng tới. Tuy nhiên, hiện nay “lợi ích nhóm” đang gây ra hiện tượng bất công, bất bình đẳng, mất dân chủ nghiêm trọng trong đời sống xã hội, làm cho việc phân phối sản phẩm xã hội không còn công bằng, tạo ra sự phân hóa giàu nghèo một cách bất hợp lý và không chính đáng. Sự phân hóa đó không xuất phát từ tài năng, đóng góp chính đáng, mà do tham nhũng, do sự cấu kết của một nhóm người với nhau để hưởng lợi một cách bất hợp pháp từ những chủ trương chung của Đảng và Nhà nước. Sự bất công xã hội do “lợi ích nhóm” gây nên là rất nguy hiểm, tạo ra sự phẫn lộ, bất bình trong quần chúng nhân dân.

Sự tồn tại của nhóm lợi ích hay “lợi ích nhóm” là khách quan, song vấn đề cần phải nghiên cứu, ứng xử như thế nào với các hành vi của “nhóm lợi ích” để làm cho hành vi đó không vì lợi ích của nhóm mà ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của người khác, nhóm xã hội khác hay đi ngược với lợi ích của đất nước, của nhân dân. Đấu tranh phòng, chống “lợi ích nhóm” là công việc khó khăn, phức tạp và là vấn đề hệ trọng của xã hội, vì không rõ “chiến tuyến”, thường ở trong trạng thái trắng đen lẫn lộn, trong “nó” có “ta” và trong “ta” có “nó”, vừa là “ta” lại vừa là “nó”. Vì vậy, để đấu tranh phòng, chống “lợi ích nhóm” hiện nay có hiệu quả, cần phải có dũng khí và bản lĩnh chính trị, dám bảo vệ cái đúng, kiên quyết đấu tranh, ngăn ngừa cái sai và phải đặt nó trong tổng thể chủ trương, giải pháp phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước, với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Chúng ta tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sẽ hạn chế, tiến tới loại bỏ các tác động tiêu cực, rào cản của “lợi ích nhóm” ra khỏi đời sống xã hội, làm trong sạch, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới và xây dựng thành công chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.