Lỗi quên bằng lái phạt bao nhiêu năm 2024

Theo quy định tại Nghị định 123/2021 của Chính phủ, người điều khiển ôtô, xe máy tham gia giao thông phải mang theo giấy phép lái xe và các giấy tờ khác để xuất trình khi bị lực lượng chức năng kiểm tra. Nếu không sẽ bị xử phạt hành chính đến 12 triệu đồng.

Lỗi quên bằng lái phạt bao nhiêu năm 2024
Lực lượng cảnh sát giao thông kiểm tra giấy phép lái xe. Ảnh minh hoạ GT

Theo quy định, từ năm 2022, người điều khiển phương tiện không có hoặc không mang theo các loại giấy tờ, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính. Cụ thể, người lái xe ôtô không có giấy phép lái xe bị phạt từ 10 đến 12 triệu đồng thay cho mức phạt từ 4 đến 6 triệu đồng tại Nghị định 100/2019, bị tịch thu bằng lái xe. Trường hợp không mang giấy phép lái xe sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Ngoài ra, người điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, bị tẩy xóa hoặc không hợp lệ hiện bị phạt 1 - 2 triệu đồng. Trường hợp quên không mang giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Cùng đó, người điều khiển xe ôtô không có đăng ký xe sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng. Nếu không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện sẽ bị tịch thu phương tiện sung vào ngân sách nhà nước theo quy định.

Liên quan đến giấy chứng nhận kiểm định xe ô tô, người điều khiển xe không có loại giấy này sẽ bị phạt tiền từ 4 đến 6 triệu đồng, bị tước giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng. Trường hợp không mang theo chứng nhận đăng kiểm sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Đại diện Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), bà Hoàng Hồng Hạnh cho biết, theo quy định điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe là một trong các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Giao thông đường bộ.

Khi người không có bằng lái sẽ thiếu hiểu biết pháp luật an toàn giao thông và kỹ năng điều khiển phương tiện, tiềm ẩn rất lớn nguy cơ tai nạn giao thông. Nghị định 123 sửa đổi Nghị định 100 đã tăng nặng mức phát đối với hành vi này đảm bảo tính răn đe.

Do đó, việc xử phạt đối với các hành vi không có giấy phép lái xe cũng để ngăn chặn tình trạng người vi phạm không xuất trình giấy phép, chấp nhận nộp phạt thay vì phải tước giấy phép lái xe.

Theo bà Hạnh, một số hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao, thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe dài. Do đó, trong nhiều trường hợp, người vi phạm cố tình không xuất trình giấy phép lái xe, khai báo mất để trốn tránh việc bị tước giấy phép lái xe.

- Trường hợp không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.

Theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

- Trường hợp không mang theo giấy phép lái xe, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.

Theo điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

- Ngoài ra, áp dụng xử phạt bổ sung đối với các hành vi sau:

+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

+ Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm b khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

Theo điểm đ khoản 6 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

1.2 Mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy

- Trường hợp không có Giấy đăng ký xe, phạt từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không có Giấy đăng ký xe.

Theo điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ/CP (sửa đổi bởi điểm m khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

- Trường hợp không mang theo giấy đăng ký xe, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

Theo điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

- Ngoài ra, áp dụng xử phạt bổ sung đối với các hành vi sau:

Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

Theo điểm đ khoản 4 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

2. Mức phạt lỗi không có hoặc không mang Giấy phép lái xe

2.1 Mức phạt đối với xe ô tô

- Trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.

Theo Điểm b Khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

- Trường hợp không mang theo giấy phép lái xe, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng khi điều khiển xe ô tô.

Theo Điểm a Khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

2.2 Đối với xe mô tô, xe gắn máy

- Trường hợp không có giấy phép lái xe:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3.

Theo Điểm a Khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên.

Theo Điểm b Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

- Trường hợp quên không mang Giấy phép lái xe bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

Theo Điểm c Khoản 2 Điều 21 (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

3. Mức phạt lỗi không có hoặc không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm

- Mức phạt đối với xe ô tô: Trường hợp không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Theo điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

- Mức phạt đối với xe mô tô, xe gắn máy: Trường hợp không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.

Theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Như vậy, người tham gia phương tiện giao thông cần chú ý mức phạt hành chính dành cho các lỗi về giấy tờ xe khi tham gia giao thông đường bộ của năm 2022.

Chí Nhân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].