Lợi thế cạnh tranh của Apple số với đối thủ

SWOT của Apple: Apple tập đoàn có giá trị đạt mức tỷ đô la đầu tiên trên thế giới. Với các sản phẩm nổi tiếng như iPhone, iPad và Macbook, Apple thực sự là thương hiệu có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới trong giai đoạn hiện nay. Theo báo cáo, doanh thu hàng năm của Apple đạt khoảng 260,174 tỷ USD vào năm 2019. 

Bài viết dưới đây giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về thương hiệu Apple. Thông qua phân tích SWOT, bạn đọc sẽ thấy Apple đã sử dụng lợi thế cạnh tranh của mình để trở thành người chơi thống trị trong ngành công nghệ như thế nào.

Tên công tyApple, Inc.
Logo
Lợi thế cạnh tranh của Apple số với đối thủ
Ngày thành lậpNgày 1 tháng 4 năm 1976
Lĩnh vực hoạt độngPhần cứng, phần mềm, sản phẩm điện tử tiêu dùng và phân phối phần mềm điện tử.
Khu vực và lãnh thổ địa lýTrên toàn thế giới, 509 cửa hàng bán lẻ ở 25 quốc gia (271 cửa hàng ở Hoa Kỳ, 238 cửa hàng ở 24 quốc gia khác) cùng với hệ thống cửa hàng trực tuyến tại hơn 100 quốc gia.
Trụ sở chínhCupertino, California, Hoa Kỳ
CEO hiện tạiTim Cook
Doanh thu260,174 tỷ USD (2019) giảm 2% so với 265,595 tỷ USD (2018)
Lợi nhuận55,256 tỷ USD (2019) giảm 7,2% so với 59,531 tỷ USD (2018)
Tổng số nhân viên137,000 (Cập nhật năm 2019)
Đối thủ cạnh tranhSamsung, Amazon.com, Huawei, Lenovo, Sony, Dell, Microsoft…
Bảng giới thiệu thông tin về Apple

Apple Computers Inc. được thành lập vào ngày 1 tháng 4 năm 1976 bởi Steve Jobs và Steve Wozniak, những người đã quyết tâm bỏ đại học với mong muốn mang đến cho mọi người tầm nhìn mới về cách sử dụng máy tính. 

Jobs và Wozniak bắt đầu xây dựng Apple trong nhà garage để xe của Jobs và bán chúng mà không kèm màn hình, máy tính hoặc vỏ. Apple đã cách mạng hóa ngành công nghiệp máy tính với sự ra đời của đồ họa màu tích hợp đầu tiên. Vào năm 1980, năm Apple ra mắt công chúng thì doanh thu của hãng đã tăng từ 7.8triệu USD vào năm 1978 lên 117 triệu USD. 

Wozniak rời Apple vào năm 1983 bởi sự quan tâm cùng nhiệt huyết với hệ điều hành máy tính Apple ngày càng giảm. Sau đó, vì sự tranh cãi với John Sculley, người được Jobs thuê làm chủ tịch, Jobs đã quyết định rời đi và thành lập công ty NExT software của riêng mình. Jobs cũng mua lại Pixar từ George Lucas. Pixar sau đã trở thành một thành công lớn trong lĩnh vực hoạt hình. 

Apple vẫn hoạt động tốt trong những năm 1980 và đạt mức lợi nhuận cao nhất vào năm 1990. Nhưng sau đó, thị phần của Apple sụt giảm một cách trầm trọng cho tới năm 1997, khi Apple đang rất cần một hệ điều hành thì hãng mới cân nhắc của mua NExt Software, công ty do Jobs đang nắm giữ quyền điều hành. Cũng phải nói thêm rằng vào cuối những năm 1990, Apple và Microsoft đã có những cạnh tranh gay gắt khi hệ điều hành Windows cũng có những giao diện đồ hoạt tương tự như Apple. 

Sau đó, Steve Jobs quay trở lại Apple và trở thành giám đốc tạm thời cho tới năm 2000. Với sự trở lại của mình Jobs đã tiến hành một loạt cải cách như giới thiệu iBook (máy tính xách tay cá nhân), phân nhánh máy nghe nhạc mp3 (iPod) và phần mềm phát media (iTunes), cũng như phát hành ra iPhone, dòng điện thoại ăn khách nhất mọi thời đại và Apple TV. 

Apple vẫn không ngừng phát triển dưới sự điều hành tài tình của CEO Tim Cook, mặc dù Steve Jobs đã qua đời vào ngày 5 tháng 10 năm 2011. 

Trong hơn 30 năm hình thành và phát triển, Apple vẫn đang phấn đấu không ngừng dùng sự sáng tạo của mình để cống hiến cho sự phát triển của nhân loại. Có thể nói rằng, Apple đã không chỉ đổi mới  công nghệ mà Apple đã đổi mới cách con người chi phối và sử dụng điện thoại. 

Các bài viết liên quan

・Chiến lược marketing mix của Apple 
・Chiến lược marketing mix của Samsung 

Không thể phủ nhận Apple có năng lực công nghệ cạnh tranh thuộc hàng đầu trên thế giới về việc thiết kế, phát triển phần cứng và phần mềm. Chính sức mạnh về công nghệ này mà Apple thực sự là đối thủ đáng gờm trong việc tạo ra các sản phẩm độc đáo, sáng tạo phục vụ mọi yêu cầu của Khách hàng. 

Các sản phẩm của Apple ngoài mang tính sáng tạo, độc đáo và dễ sử dụng thì còn được liên kết và tích hợp với hệ sinh thái của Apple khiến cho Khách hàng liên tục muốn sở hữu các sản phẩm của Apple bất chấp giá thành.

Hệ sinh thái của Apple bao gồm: 

・Sản phẩm phần cứng: Các sản phẩm như iPhone, máy tính Mac, iPad, AirPods, Apple TV, Apple Watch và các phần cứng link kiện máy tính khác.

・Sản phẩm phần mềm: Apple cung cấp hệ điều hành cho mọi danh mục phần cứng mà công ty cung cấp như iOS, macOS, iPadOS, watchOS và tvOS. 

・Ứng dụng: Bao gồm nhiều ứng dụng khác nhau như iLife, iWork, IMovie, Safari, Apple Books cùng các ứng dụng khác cho phép người dùng của Apple làm việc hoặc giải trí. 

・Dịch vụ: Apple cũng cung cấp các dịch vụ như Apple Store, Apple Music, Apple News+, Apple TV, Apple Card, Apple Pay… cùng nhiều dịch vụ và tiện ích khác.

Apple được đánh giá là thương hiệu có giá trị và dễ nhận biết nhất trên thế giới theo Interbrand và Forbes. Giá trị thương hiệu của Apple có liên quan chặt chẽ tới các chiến dịch quảng cáo mang đậm chất Apple cũng như hệ sinh thái sản phẩm rộng lớn của mình. 

Hơn nữa, Apple cũng có được thiện cảm của phần lớn người dùng trong việc phát triển các sản phẩm có tính sáng tạo cao, thiết kế sang trọng giúp mang lại trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. 

Từ trước tới nay, Apple luôn chọn các công ty tiếp thị cho riêng mình để đồng hành cùng các chiến dịch quảng cáo. Ví dụ hai chiến dịch đình đám của Apple là “1984” và “Think Different” là sự thành công vượt bậc với sự trợ giúp của hãng quảng cáo TBWA/Chiat/Day. Tuy nhiên gần đây, Apple đang có xu hướng chiêu mộ các nhân tài quảng cáo vào nội bộ Doanh nghiệp của mình để tăng khả năng tiếp thị và quảng cáo trong tương lai gần. 

Lợi thế cạnh tranh của Apple số với đối thủ

Phân tích SWOT của Apple (Ảnh minh họa)

Apple liên tục cập nhật và ra mắt các sản phẩm mới, phù hợp với xu hướng của xã hội hiện đại. Ví dụ với sự ra đời của công nghệ thanh toán không bằng tiền mặt (cashless payment), Apple đã cải tiến sản phẩm của mình như iTunes, Apple Card và Apple Music để phù hợp với nhu cầu cũng như gia tăng sự thuận tiện của người dùng. 

Nhờ các chức năng tiên tiến cùng thiết kế độc đáo cho sản phẩm của mình, Apple xứng đáng nhận danh hiệu với uy tín cao nhất trên toàn thế giới. Vào năm 2020, Apple được xếp hạng là thương hiệu có giá trị thứ ba, sau Amazon và Google. 

Các cửa hàng bán lẻ của Apple hứa hẹn mang tới những trải nghiệm cho người tiêu dùng ở mức cao nhất, cho phép Khách hàng được tương tác trực tiếp với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Các cửa hàng bán lẻ của Apple cũng được thiết kế sao cho Khách hàng có thể tự tay cảm nhận được sản phẩm, tự mình trải nghiệm và sử dụng sản phẩm theo nhu cầu của cá nhân. Vì vậy, các sản phẩm của Apple rất được ưa chuộng nhờ tính cá nhân hóa này. 

Các bài viết liên quan 

・Phân tích ma trận SWOT của Samsung

Một trong những điểm yếu đầu tiên của Apple là giá thành cao. Đây từ lâu đã được đánh giá là lỗ hổng lớn nhất cho các công ty sản xuất điện thoại cạnh tranh vì người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tương đương nhưng với chi phí thấp hơn. 

Giá cả là một trong những nhân tố quyết định tới tầng lớp Khách hàng của Apple. Các sản phẩm của Apple chỉ giới hạn cho dòng khách ở hàng trung lưu và thượng lưu. Tuy tầng lớp Khách hàng có mức thu nhập trung bình thấp chiếm phần lớn trên quy mô toàn cầu nhưng đây không phải là Khách hàng mục tiêu của Apple. Đây có lẽ là lỗ hổng trong mô hình kinh doanh của Apple. 

Apple có hệ điều hành iOS nổi tiếng, cạnh tranh với Android của Google hay Windows của Microsoft và chỉ dành riêng cho các sản phẩm của Apple. Tuy tính tương thích và tương đồng giữa các sản phẩm của Apple là cực cao nhưng tính tương thích này lại không xảy ra giữa sản phẩm của Apple với các thiết bị điện tử khác.

Điều này khiến cho một bộ phận lớn người dùng cảm thấy các sản phẩm của Apple khó sử dụng và để làm quen thì cần một khoảng thời gian nhất định.  

Ngoài điện thoại thông minh, Apple cũng có rất nhiều các dòng sản phẩm khác như Apple TV, Apple Watch… Tuy nhiên, khi nhìn trong bảng số liệu dưới đây thì điện thoại thông minh (iPhone) và tablet (iPad) vẫn là nguồn thu nhập chính của hãng. 

Điều này có nghĩa là nếu trong tương lai, sự cạnh tranh của thị trường điện thoại thông minh trở nên gay gắt khiến doanh thu của iPhone và iPod giảm thì sẽ gây hại rất lớn cho hoạt động kinh của Apple. 

Lợi thế cạnh tranh của Apple số với đối thủ
SWOT của Apple (Nguồnn: Statista)

Cuộc chiến khốc liệt giữa Apple và Samsung, cũng như các nhà sản xuất điện thoại khác khiến cho Apple thường bị cáo buộc tội vi phạm bằng sáng chế của các công ty khác. Điều này làm tổn hại đến danh tiếng của thương hiệu cũng như thời gian cho các buổi hầu tòa và trong nhiều trường hợp đã khiến Apple thất thoát doanh thu vì kiện tụng. 

Do thị phần cao và sự nhận diện thương hiệu cao, Apple đang chứng kiến nhu cầu về các dòng sản phẩm tăng liên tục trong thời gian qua. Và xu hướng trong ngành điện tử, nếu một người là fan trung thành của một hãng điện tử thì người đó sẽ có xu hướng là trung thành sử dụng các sản phẩm của hãng, cũng như thể hiện quan tâm và tiếp tục sử dụng các thiết bị sắp ra mắt. 

Bằng sự ra mắt của các sản phẩm mới, Apple đang hy vọng làm tăng thị phần, mở rộng doanh thu ở các lĩnh vực ngoài điện thoại thông minh cũng như mở rộng hệ sinh thái của mình. Ví dụ gần đây, sự ra mắt của Apple TV+ vào năm 2019 là một minh chứng cho việc Apple đang muốn đẩy mạnh doanh thu của mình vào thị trường giải trí, tránh bị phụ thuộc vào việc chỉ bán các sản phẩm phần cứng. 

Communication service hay dịch vụ thông tin liên lạc là hình thức dịch vụ được dùng để truyền tải thông tin, bao gồm các dịch vụ truyền giọng nói, dữ liệu, hình ảnh hay âm thanh. Dịch vụ thông tin liên lạc đã có từ rất lâu trên thế giới, tuy nhiên trong thời gian gần đây, khi dịch bệnh COVID hoành hành khiến việc đi lại bị hạn chế và cơ hội giao tiếp trực tiếp giữa người với người bị giảm. Điều này khiến cho dịch vụ thông tin liên lạc trở thành một miền đất hứa cho nhiều công ty. 

Và Apple cũng đang là nhà nhắm tới việc trở thành nhà cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc trong thời gian tới. 

Linh tham khảo: https://support.apple.com/en-us/HT204039

Hiện nay, với đặc tính tăng tốc độ kết nối dữ liệu, cũng như tính an toàn, ngày càng có nhiều Doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ đám mây là nơi để chuyển phát và kết nối dữ liệu cho Doanh nghiệp. 

iCloud, một dịch vụ lưu trữ dữ liệu đám mây miễn phí của Apple, giúp người dùng có thể lưu trữ hình ảnh, video, tài liệu và ứng dụng… có số lượng người dùng là 850 triệu vào năm 2018. Con số này sẽ tăng lên trong thời gian tới và Apple đang đầu tư để mở rộng phạm vi dịch vụ và ứng dụng iCloud của mình.  

Các bài viết liên quan 

・Phân tích mô hình SWOT của ZARA
・Phân tích mô hình SWOT của Honda 

Lĩnh vực kinh doanh chính của Apple là khoa học và công nghệ. Đây là lĩnh vực liên tục phát triển và thay đổi hàng ngày với những cải tiến không thể ngờ tới. Việc nắm bắt xu hướng công nghệ và đưa ra những cải cách phù hợp là một thách thức lớn với Apple. 

Trong quá khứ, Apple được biết là thương hiệu có những sản phẩm mới, mang tính cách mạng và thay đổi hành vi người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Apple vẫn chưa có những công bố cho việc sản xuất các sản phẩm mới. 

Lợi thế cạnh tranh của Apple số với đối thủ

Phân tích mô hình SWOT của Apple (Ảnh minh họa)

Một trong những hệ điều hành cạnh tranh trực tiếp với iOS của Apple là Android. Với sự phát triển và thay đổi liên tục của Android nhằm hướng tới người tiêu dùng cũng khiến Apple bị mất đi tính cạnh tranh trong cuộc chiến tạo ra hệ điều hành thân thiện với người dùng.

Apple đang có ý định chuyển hướng sang các thị trường dịch vụ khác, ngoài việc chỉ bán phần cứng. Tuy nhiên ở mọi thị trường đều có các công ty đáng gớm chiếm lĩnh như Amazon, Netflix, Sportify… 

Vậy nên bài học nan giải cho Apple là làm sao tạo ra được các giá trị mới cho người dùng để giành lại được thị phần từ các ông lớn trên. 

Đại dịch COVID-19 trên toàn cầu ảnh hưởng tới 20% doanh thu hàng năm của Apple. Doanh thu vào năm 2019 đã giảm từ $265.4 tỷ đô la (2018) xuống còn $260.1 tỷ đô la. 

Giống như các tập đoàn đa quốc gia, lợi nhuận của Apple phụ thuộc rất lớn vào giá trị của đồng đô la, do một nửa doanh thu của Apple kiếm được là từ thị trường bên ngoài Hoa Kỳ. Vậy nên, sự thay đổi về tỷ giá tiền tệ của các quốc gia có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của Apple, hay nói cách khác, doanh thu của Apple phụ thuộc rất lớn vào giá trị trao đổi của đồng đô la ở các thị trường trên thế giới. 

SWOT của Apple với những phân tích tập trung vào bốn thành phần: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức hy vọng giúp bạn đọc có những cái nhìn mới về thương hiệu Apple, một thương hiệu nổi tiếng trên toàn thế giới với sự ra mắt của dòng máy điện thoại thông minh trong quá khứ. 

Nguồn tham khảo:

・https://www.loc.gov/rr/business/businesshistory/April/apple.html
・https://strategicmanagementinsight.com/swot-analyses/apple-swot-analysis.html
・https://www.edrawmax.com/article/swot-analysis-of-apple.html