Luận văn pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2024

Cơ sở lý luận môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường giành cho đang sinh viên, học viên cao học theo học ngành luật kinh tế đang hoàn thiện khóa luận, luận văn thạc sĩ. Bài viết này cho các bạn cái nhìn tổng quan về: Cơ sở lý luận môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường Nếu các bạn cần thêm bài mẫu khóa luận, luận văn thạc sĩ hay tài liệu tham khảo thì liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ luật kinh tế của Trung tâm Luận Văn 3C qua Zalo : 0966.736.325 để được tư vấn chi tiết nhất.

Luận văn pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2024
môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường

Nội dung chính

1. Khái niệm chung về môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường

1.1. Khái niệm về môi trường

Môi trường và bảo vệ môi trường từ lâu đã trở thành một vấn đề quan trọng và cấp bách của toàn cầu, mà một trong những vấn đề được đặt lên hàng đầu hiện nay là môi trường sống của con người. Môi trường là khái niệm rộng và đa dạng, do vậy tuỳ thuộc vào cách tiếp cận phạm vi xem xét, nghiên cứu để xây dựng khái niệm môi trường. Hiện nay, ở trong nước và trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về môi trường. Tuy nhiên các tác giả đã nêu lên các định nghĩa, các khái niệm môi trường không hoàn toàn đồng nhất mà được thể hiện dưới những góc độ phạm vi khác nhau, nhưng đều hướng tới việc nhận rõ môi trường trong thế giới xung quanh ta là gì, bao gồm những yếu tố nào hợp thành.

Tác giả S.V.Kalesnik định nghĩa về môi trường: “Môi trường chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người” (S.V.Kalesnik 1970, tr. 209).

Chương trình môi trường của UNEP định nghĩa: “Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế – xã hội, tác động trực tiếp lên từng cá thể hay cộng đồng”.

Theo Từ điển tiếng Việt, Môi trường theo định nghĩa thông thường “Là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên và xã hội, trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con ngươi hay sinh vật ấy” (Hoàng Phê,

2019, tr.168). Ở nước ta, một số tác giả, từ những góc độ tiếp cận khác nhau cũng đã đưa ra những quan niệm về môi trường.

Từ một số khái niệm, có thể phân chia môi trường sống thành 3 loại:

Môi trường tự nhiên: Bao gồm những yếu tố được hình thành và phát triển theo những quy luật tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật…

Môi trường nhân tạo: Bao gồm toàn bộ những yếu tố vật chất, sản phẩm do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu bản thân mình như: hệ thống đê điều, các công trình nghệ thuật, các công trình văn hoá kiến trúc, hoá kiến trúc…

Môi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa người với người tạo nên những thuận lợi hoặc khó khăn cho sự tồn tại phát triển của cá nhân và cộng đồng người.

Trong thực tế cả 3 loại môi trường đều cùng loại, xen kẽ lẫn nhau, tương tác với nhau hết sức chặt chẽ. Vì thế sự suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên sẽ dẫn đến sự suy thoái và ô nhiễm môi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của con người. Môi trường sử dụng trong lĩnh vực khoa học pháp lý là khái niệm được hiểu như là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người.

Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu: Môi trường là các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, phát triển của con người và sinh vật. Khái niệm này đã được khái quát trong Luật Bảo vệ môi trường. Như vậy, môi trường được tạo thành bởi vô số các yếu tố vật chất tự nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật. Ngoài những yếu tố vật chất tự nhiên, môi trường còn bao gồm cả những yếu tố nhân tạo, những yếu tố này do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu bản thân mình như: hệ thống đê điều, các công trình nghệ thuật, các công trình văn hoá kiến trúc mà con người từ thế hệ này sang thế hệ khác dựng lên. Môi trường hiện tại đang có những thay đổi bất lợi cho con người, đặc biệt là những yếu tố mang tính tự nhiên như nước, đất, không khí, hệ thực vật, hệ động vật. Tình trạng môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như trong phạm vi mỗi quốc gia. Việc môi trường bị huỷ hoại diễn ra do nhiều yếu tố khác nhau. Trong số các nhân tố ảnh hưởng đến môi trường sống của con người cần phải kể đến việc gây ô nhiễm do phát triển các khu công nghiệp. Nguy cơ môi trường bị huỷ hoại với những hậu quả nghiêm trọng của nó đã buộc các quốc gia phải có những biện pháp hữu hiệu nhằm BVMT như: biện pháp chính trị, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học công nghệ, biện pháp giáo dục, biện pháp pháp lý. Trong các biện pháp BVMT thì biện pháp pháp lý có ý nghĩa quan trọng.

Xem thêm: luận văn thạc sĩ luật kinh tế Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam

1.2. Khái niệm về pháp luật bảo vệ môi trường

Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh cách xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường; quy định các chế tài hình sự, dân sự, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường; quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các tổ chức bảo vệ môi trường. Đồng thời pháp luật còn quyết định các tiêu chuẩn môi trường, ví dụ: Tiêu chuẩn về độ ồn, tiêu chuẩn về nước sạch, tiêu chuẩn về không khí.

Các tiêu chuẩn môi trường là cơ sở pháp lý cho việc xác định vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Chúng là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi vi phạm luật về bảo vệ môi trường. Pháp luật có vai trò bảo vệ môi trường trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường. Tranh chấp môi trường có thể xảy ra giữa cá nhân với nhau, song cũng có khi xảy ra giữa cá nhân với các doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước. Tranh chấp về môi trường là tranh chấp liên quan tới việc khai thác, sử dụng các yếu tố trong môi trường.

Sự phát triển của nền kinh tế đã làm thay đổi nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Bên cạnh đó vấn đề suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường đang là một thách thức lớn đối với xã hội, bảo vệ môi trường đã trở thành nguyên tắc hiến định. Luật Môi trường được coi là một lĩnh vực quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia. Luật đầu tư nước ngoài đã đưa việc bảo vệ môi trường thành điều khoản riêng biệt. Đó là những văn bản luật có đề cập đến vấn đề môi trường và Bộ luật hàng hải, Luật đất đai, Luật dầu khí… đều đưa việc bảo vệ môi trường thành nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc khai thác các yếu tố môi trường mà trong đó cá nhân, tổ chức đó hoạt động.

Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường nhằm bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và trên toàn cầu.

Các quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về bảo vệ môi trường có thể phân loại theo các nhóm sau: Các quan hệ giữa một bên là các cá nhân, tổ chức với một bên là Nhà nước phát sinh từ hoạt động quản lý nhà nước về quản lý môi trường. Nhóm quan hệ này có những đặc trưng của quan hệ pháp luật hành chính, nhất là quan hệ phát sinh từ việc xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, lĩnh vực khiếu nại, tố cáo các hành vi của các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Những quan hệ này bao gồm:

– Quan hệ phát sinh từ hoạt động đánh giá tác động môi trường.

– Quan hệ phát sinh từ hoạt động thanh tra việc thực hiện pháp luật và chính sách môi trường.

– Quan hệ phát sinh từ việc xử lý vi phạm pháp luật môi trường.

Quan hệ phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức với nhau do sự thoả thuận ý chí của các bên. Các bên trong mối quan hệ này thực hiện các quyền của mình trong lĩnh vực môi trường một cách bình đẳng trong khuôn khổ của pháp luật, mối quan hệ này ngày càng phổ biến hơn do khả năng định hướng hành vi chủ thể không phải là chế tài, hình phạt mà là các lợi ích kinh tế. Các mối quan hệ mang tính chất dân sự thương mại như thế trong lĩnh vực môi trường bao gồm: Quan hệ về bồi thường thiệt hại do việc gây ô nhiễm, suy thoái hay sự cố môi trường gây nên; Quan hệ phát sinh từ việc hợp tác khắc phục thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái hoặc sự cố môi

trường gây ra. Quan hệ phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp môi trường. Quan hệ trong lĩnh vực phối hợp đầu tư vào các công trình bảo vệ môi trường.

Từ những phân tích và luận giải trên có thể rút ra khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường như sau:

Pháp luật về bảo vệ môi trường là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc khai thác sử dụng, tiết kiệm, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên (tổ chức quản lý hoạt động bảo vệ môi trường) nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

1.3. Đặc điểm của pháp luật về bảo vệ môi trường

Pháp luật về bảo vệ môi trường có một số đặc điểm cơ bản sau đây:

– Một là, có phạm vi và đối tượng điều chỉnh rộng, đa dạng, phức tạp, bao gồm các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; các quan hệ xã hội liên quan tới việc phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; các quan hệ xã hội liên quan đến quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; các quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường.

– Hai là, chứa đựng các loại quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau, như Luật Hiến pháp, Luật hành chính, Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật đất đai, Luật hình sự…

– Ba là, có hình thức thể hiện phong phú, gồm các văn bản luật và các văn bản dưới luật do nhiều loại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành

Bài viết Cơ sở lý luận môi trường và pháp luật bảo vệ môi trường được Luận Văn 3C tổng hợp để hỗ trợ các bạn dùng tham khảo khi viết bài, nếu bạn cần hỗ trợ bạn có thế liên hệ và sử dụng dịch vụ hỗ trợ luận văn của chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

Luận văn pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2024

Tôi là Nguyễn Đình Long, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 3C– Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Website: https://luanvan3c.com/ – Hotline: 0966.736.325.