Luật nghĩa vụ quân sự 2023 gồm bao nhiêu chương

Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Minh Đức cho biết, Chính phủ đã hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát và đang chỉ đạo các Bộ tiến hành lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Nghĩa vụ quân sự để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các năm tiếp theo trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 6-9, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Minh Đức đã báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2023, năm 2024 thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Đang tiến hành lập hồ sơ xây dựng Luật Nghĩa vụ quân sự

Theo Phó chủ nhiệm Nguyễn Minh Đức, có tổng số 15 nhiệm vụ lập pháp về quốc phòng, an ninh trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV này.

Trong đó, có 4 nhiệm vụ phải hoàn thành trước ngày 30-6-2022, gồm: Nghiên cứu, rà soát Luật Công an nhân dân; nghiên cứu, rà soát Luật Căn cước công dân; nghiên cứu, rà soát Luật Giao thông đường bộ hoặc nghiên cứu, xây dựng dự án Luật điều chỉnh nội dung về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; nghiên cứu, xây dựng mới dự án Luật điều chỉnh về lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

"Cả 4 nhiệm vụ trên, Chính phủ đã hoàn thành việc nghiên cứu và đã lập hồ sơ đề nghị xây dựng các luật báo cáo Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh", Phó chủ nhiệm Nguyễn Minh Đức nói.

Đặc biệt, đối với các nhiệm vụ phải hoàn thành trước ngày 31-12-2022, có 7 nhiệm vụ. Trong đó, có 5 nhiệm vụ sau khi đã hoàn thành việc rà soát, Chính phủ đã lập các hồ sơ báo cáo Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, gồm các dự án: Luật Phòng thủ dân sự; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Phòng không nhân dân; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

Còn nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát Luật Nghĩa vụ quân sự, theo Phó chủ nhiệm Nguyễn Minh Đức, Chính phủ đã hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát và đang chỉ đạo các Bộ tiến hành lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật để đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các năm tiếp theo trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Đáng chú ý, đối với nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát các luật, pháp lệnh, nghị quyết có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước với vai trò là Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Chính phủ có báo cáo kết quả nghiên cứu, rà soát về nhiệm vụ này; đồng thời, nghiên cứu về việc xây dựng một đạo luật chuyên ngành để quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước để trình Quốc hội khóa XV hoặc nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI như Kế hoạch số 81 đã xác định.

Xem xét thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Về triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2023 và năm 2024, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Nguyễn Minh Đức cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh được phân công thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Chỉnh lý, trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6 đối với Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Luật Căn cước.

- Tiến hành thẩm tra để báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 và chỉnh lý trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 đối với các dự án luật: Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp.

- Tiến hành thẩm tra để báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 đối với các dự án luật: Luật Phòng không nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ.

THẢO NGUYÊN

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc phòng an ninh xem các tin, bài liên quan.

Luật nghĩa vụ quân sự 2023 gồm bao nhiêu chương

Đề xuất sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân sự

Chiều 5-9, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị Ban chỉ đạo xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì hội nghị.

Luật nghĩa vụ quân sự 2023 gồm bao nhiêu chương

Đã có danh sách dự kiến những người sẽ lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội

Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV, Trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, hiện tại, Ban Công tác đại biểu đã rà soát, lập danh sách dự kiến người được lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Luật nghĩa vụ quân sự 2023 gồm bao nhiêu chương

Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục kịp thời tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, cần đề cao trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các vi phạm.

Luật nghĩa vụ quân sự 2023 gồm bao nhiêu chương

Khai mạc Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội

Sáng 6-9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối trực tuyến tới 62 điểm cầu tại các tỉnh/thành phố trong cả nước, với khoảng 2.400 đại biểu tham dự.