Lưỡi không xương trăm đường lắt léo là gì năm 2024

Người xưa nói: “Lưỡi không xương trăm đường lắt léo”. Đây là câu thành ngữ rất đúng để mô tả về các “nhà dân chủ” rởm ngày nay. Không khó để nhận thấy, dưới ánh mắt của những kẻ này thì mọi vấn đề của Việt Nam đều mang màu sắc tiêu cực, hình ảnh xấu xí. Khi kinh tế Việt Nam không tăng trưởng, chúng rêu rao cho rằng Nhà nước không đủ năng lực lãnh đạo đất nước, các chính sách kinh tế – xã hội được Đảng đưa ra là “sai lầm”, Việt Nam sắp “toang”. Ngược lại, khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức cao, những kẻ này lại phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cho rằng kết quả đạt được là “ăn may”, là “số liệu bịa”. Năm 2022 sau khi Tổng cục Thống kê công bố quy mô GDP của Việt Nam đạt 409 tỷ USD, những chiếc “lưỡi không xương” lập tức tung ra các thông tin độc hại. Có kẻ cho rằng nền kinh tế Việt Nam phát triển không ổn định, hoàn toàn phụ thuộc vào các doanh nghiệp nước ngoài; một số kẻ khác lại rêu rao kinh tế Việt Nam phát triển nhưng không mang lại lợi ích cho dân chúng mà chỉ phục vụ một nhóm nhỏ trong xã hội. Bằng những luận điệu xảo trá, các “nhà dân chủ” lồng ghép quan điểm cho rằng “bản chất chế độ không thay đổi thì đất nước không có tương lai”… Thực tế, mưu đồ của chúng là chống phá chế độ, chống phá đất nước.

Gần đây vẫn bằng giọng lưỡi xuyên tạc, bịa đặt quen thuộc trên mạng xã hội, Mộng Tuyền – một kẻ khoác áo dân chủ nhân quyền với bản chất chống phá đã cho ra đời bài viết: “CSVN có thể tự mình cứu nền kinh tế bên bờ vực?”. Trong bài viết kẻ này đã tự bịt tai, nhắm mắt mà lu loa lên một cách vô lối rằng: “Trước nay nền kinh tế csVN chưa bao giờ bất ổn như hiện tại, nó luôn tăng tốc với đà lao dốc không phanh. Nhưng miệng lưỡi của tập đoàn cai trị csVN luôn đổ lỗi do tình hình chung của sự suy thoái kinh tế toàn cầu vì đại dịch”. Chưa hết, cái “lưỡi không xương” này còn la lên: “Nền kinh tế của csVN đã hết thuốc chữa, sự sụp đổ kinh tế là điều khó tránh khỏi, vấn đề là csVN có thể duy trì mãi chế độ độc đảng để tự mình thoát khỏi sự sụp đó hay không?”. Vậy liệu nền kinh tế của Việt Nam có “bên bờ vực”, “hết thuốc chữa”, “, sự sụp đổ kinh tế là điều khó tránh khỏi” như Mộng Tuyền rêu rao không? Thực tế đã có câu trả lời: Gần đây, ông Paulo Medas – Trưởng phái đoàn phụ trách Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, Việt Nam đang có sự thể hiện tốt hơn hầu hết các quốc gia trên thế giới, dự báo nền kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2023 sau khi xuất khẩu bắt đầu phục hồi và các chính sách hỗ trợ của chính phủ phát huy tác dụng. “Tuy tốc độ tăng trưởng chậm lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam vẫn được xem là điểm đến hấp dẫn của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đang có sự thể hiện tốt hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới” – IMF nhận định. Tổ chức này đồng thời dự đoán, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt khoảng 4,7% cho cả năm, lạm phát dự kiến sẽ được kiểm soát dưới mức mục tiêu 4,5% của Ngân hàng nhà nước. Trong trung hạn, sau khi các cải cách cơ cấu được tiến hành, kinh tế Việt Nam có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao trở lại. DBS – Ngân hàng đa quốc gia hàng đầu của Singapore cũng đồng quan điểm này: “Tăng trưởng năm 2023 của Việt Nam đang chậm lại trong bối cảnh ‘những cơn gió ngược’ toàn cầu, tuy nhiên, vị thế ‘con cưng của FDI’ trong lĩnh vực sản xuất vẫn còn nguyên vẹn”. “Chúng tôi cho rằng kinh tế Việt Nam trong quý 1/2023 đã chạm đáy nhưng sẽ dần phục hồi trong nửa cuối năm 2023” – Báo cáo của DBS viết – “Bất chấp những ‘cơn gió ngược’ theo chu kỳ, FDI vẫn sẽ là một cơn gió mang cấu trúc rõ rệt trong bối cảnh đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu”. Về dài hạn, các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm tăng trưởng Đại học Harvard (Mỹ) nhận định, Việt Nam, cùng với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Uganda dự kiến sẽ là những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong thập kỷ tới. “Tại châu Á, một số nền kinh tế châu Á đã đạt tới cấp độ kinh tế cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng nhanh nhất trong thập kỷ tới, tính cho đến năm 2031. Dẫn đầu là Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ” – Các nhà nghiên cứu cho hay. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), nếu như năm 1989, lượng vốn FDI vào Việt Nam chỉ xếp thứ 9/10 trong khối ASEAN và thứ 123/160 trên thế giới thì tính đến năm 2022, tức 34 năm sau, Việt Nam đã xếp thứ 3/10 trong khối ASEAN và thứ 28 trên thế giới. Như vậy, nếu tính trên quy mô toàn thế giới thì Việt Nam đã nhảy vọt tới 95 bậc. Bên cạnh đó, theo DBS, trong nửa đầu năm 2023, tổng vốn FDI đăng ký mới vào Việt Nam đã tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào tiềm năng dài hạn của Việt Nam không hề suy giảm. Giới chuyên gia nhận định, Việt Nam đang nắm giữ các “át chủ bài” thu hút các “đại bàng” FDI. Ví dụ, việc Việt Nam tăng 3 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số Hòa bình Toàn cầu là tín hiệu tích cực tăng cường cho môi trường đầu tư và kinh doanh vốn đã rất cởi mở và năng động đối với các doanh nghiệp FDI.

Chúng ta cũng nhìn nhận một cách thực tế rằng, bối cảnh, tình hình quốc tế trong thời gian qua có nhiều biến động lớn trên hầu hết các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, có tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của các nước trên thế giới, yêu cầu mỗi quốc gia cần phải có những giải pháp, chính sách phù hợp để ứng phó với bối cảnh, tình hình và các biến động có thể xảy ra trong tương lai… Trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi sau đại dịch Covid-19 nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều yếu tố rất phức tạp, khó lường, khó dự báo hay thậm chí vượt qua dự báo xuất hiện, làm chậm đi quá trình phục hồi, đẩy kinh tế toàn cầu đối diện với nguy cơ suy thoái. Tổng cầu yếu, chi phí sản xuất gia tăng kéo theo hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, thương mại bị thu hẹp. Tăng trưởng kinh tế thấp ở nhiều quốc gia phát triển, một số thậm chí đã bắt đầu rơi vào suy thoái kỹ thuật như khu vực Eurozone, New Zealand…Lạm phát, nhất là tại Mỹ, châu Âu, tuy đã hạ nhiệt nhưng áp lực giá cả hàng hóa tại nhiều quốc gia còn lớn khiến các ngân hàng trung ương trên thế giới phải tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt, giữ lãi suất ở mức cao. Hệ thống tài chính, ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sau sự đổ vỡ của một số ngân hàng tại Mỹ và Thụy Sỹ. Kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại nhưng phục hồi không như kỳ vọng; giá năng lượng, thực phẩm biến động mạnh; xu hướng bảo hộ, phòng thủ thương mại gia tăng… Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xung đột quân sự Nga – Ukraine kéo dài. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu … Bối cảnh hiện tại đặt ra nhiều thách thức lớn đối với triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2023 và mục tiêu phát triển bền vững. Các tổ chức quốc tế đều có chung nhận định tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023 chậm lại so với năm 2022. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế vẫn trong quá trình chuyển đổi và hội nhập; quy mô còn khiêm tốn. Trong bối cảnh khó khăn, thách thức, từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt tập trung chỉ đạo, ban hành nhiều cơ chế, chính sách trên tất cả các lĩnh vực để duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, tháo gỡ các điểm nghẽn của nền kinh tế; sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2023 khoảng 6,5% sẽ là thách thức rất lớn, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm rất lớn của các cấp, các ngành quyết liệt, tập trung thực hiện trong những tháng cuối năm 2023.

Từ những thông tin và nhận định trên, có thể thấy, dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng nền kinh tế Việt Nam không thể gọi “Bên bờ vực”, “luôn tăng tốc với đà lao dốc không phanh”. “Nền kinh tế của csVN đã hết thuốc chữa, sự sụp đổ kinh tế là điều khó tránh khỏi” như những gì mà Mộng Tuyền và các “nhà bình loạn”, “nhà dân chủ” cố tình tung ra. Vẫn biết rằng, xuyên tạc, bịa đặt, bôi nhọ Việt Nam vốn là ngón nghề và phương thức kiếm cơm của những kẻ như Mộng Tuyền, nhưng hãy nhớ rằng: đã đến lúc người dân Việt Nam không còn dễ tin vào những cái “Lưỡi không xương trăm đường lắt léo” đâu nhé Mộng Tuyền!