Mail có so sánh chữ hoa năm 2024

Viết hoa trong văn bản hành chính trước đây được thực hiện theo quy định tại phụ lục VI, Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính (sau đây viết tắt là Thông tư 01). Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/3/2020, thay thế cho Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn thư (sau đây viết tắt là Nghị định 30). Nghị định 30 có nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung mới so với trước đây trong đó có quy tắc viết hoa trong văn bản hành chính. Ngày 16/4/2020, Bộ Nội vụ cũng đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BNV bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/6/2020, trong đó bãi bỏ toàn bộ Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.

Mail có so sánh chữ hoa năm 2024
Ảnh minh họa/Internet

Theo quy định tại Thông tư 01 trước đây, có 5 nhóm trường hợp phải viết hoa gồm: Viết hoa vì phép đặt câu; viết hoa danh từ riêng chỉ tên người; viết hoa tên địa lý; viết hoa tên cơ quan, tổ chức; viết hoa các trường hợp khác.

Nghị định 30 cũng quy định 5 nhóm trường hợp phải viết hoa như Thông tư 01, tuy nhiên đã sửa đổi, bổ sung thêm một số trường hợp phải hoa trong từng nhóm. Có thể thấy một số điểm mới về cách viết hoa trong bảng tổng hợp so sánh sau:

Stt

Nội dung

Thông tư 01

Nghị định 30

Ghi chú

1

Viết hoa vì phép đặt câu

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh:

- Sau dấu chấm câu (.);

- Sau dấu chấm hỏi (?);

- Sau dấu chấm than (!);

- Sau dấu chấm lửng (…);

- Sau dấu hai chấm (:);

- Sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”)

- Khi xuống dòng.

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh:

- Sau dấu chấm câu (.);

- Sau dấu chấm hỏi (?);

- Sau dấu chấm than (!);

- Khi xuống dòng.

Nghị định 30 đã bỏ quy định viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh sau

3 loại dấu câu là: Sau dấu chấm lửng (…); sau dấu hai chấm (:); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (: “…”) theo quy định của Thông tư 01.

2

Viết hoa tên địa lý

Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội.

Trường hợp viết hoa đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghị định 30 đã bổ sung thêm trường hợp viết hoa đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh.

3

Viết hoa các trường hợp khác

- Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt

Không có Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt

Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt: Nhân dân, Nhà nước.

Nghị định 30 đã bổ sung quy định mới là “Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt”.

- Tên các loại văn bản

Trường hợp viện dẫn các điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm

Ví dụ:

Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 103 Luật Giao dịch điện tử.

Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều.

Ví dụ:

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 24 Tiểu mục 1 Mục 1 Chương III Phần I của Nghị quyết số 351/2017/UBTVQH14.

Theo quy định mới của Nghị định 30 thì không còn viết hoa chữ cái đầu của “khoản, điểm” khi viện dẫn các khoản, điểm của một văn bản cụ thể.

- Tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo

Tên gọi các tôn giáo, giáo phái: Viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết tạo thành tên gọi.

Ví dụ: đạo Cơ Đốc; đạo Tin Lành; đạo Thiên Chúa; đạo Hòa Hảo; đạo Cao Đài… hoặc chữ cái đầu của âm tiết tạo thành tên gọi như: Nho giáo; Thiên Chúa giáo; Hồi giáo;…

- Tên gọi ngày lễ tôn giáo: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.

Ví dụ: lễ Phục sinh; lễ Phật đản;….

Không quy định.

Nghị định 30 đã bỏ quy định bắt buộc viết hoa trong tên gọi các tôn giáo, giáo phái, ngày lễ tôn giáo.

- Tên các ngày tiết và ngày tết

- Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.

Ví dụ: tiết Lập xuân; tiết Đại hàn; tết Đoan ngọ; tết Trung thu; tết Nguyên đán;…

- Viết hoa chữ Tết trong trường hợp dùng để thay cho một tết cụ thể (như Tết thay cho tết Nguyên đán)

- Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi.

Ví dụ: tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ, tết Trung thu.

- Viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết Nguyên đán

Nghị định 30 đã bỏ quy định viết hoa đối với tên các ngày tiết như tiết Lập xuân; tiết Đại hàn… theo Thông tư 01; và quy định chỉ viết hoa chữ Tết trong trường hợp thay cho tết Nguyên đán chứ không phải là thay cho một Tết cụ thể như quy định trước đây của Thông tư 01.

Còn các quy định viết hoa danh từ riêng chỉ tên người, tên địa lí nước ngoài, các cơ quan, tổ chức, các huân chương, huy chương, các danh hiệu vinh dự… thì cơ bản vẫn như hướng dẫn của Thông tư số 01 trước đây.