Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng trên

Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng trên

Bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải thường không đáng lo ngại nhưng nếu kèm theo các triệu chứng khác thì cẩn trọng vẫn hơn.

Tam cá nguyệt thứ ba nổi tiếng và khó khăn trong quá trình mang thai. Cho nên, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải. Có thể là do các cơn co thắt, đau dạ dày hay một nguyên nhân nào khác.

Tuy nhiên, nếu đau bụng dữ dội còn kèm theo các triệu chứng khác thì nguyên nhân không dừng lại những lý do đơn giản như cơn co thắt, đau dạ dày,…

Nguyên nhân bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải trong 3 tháng cuối thai kỳ

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải, nhất là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, vì chuyển dạ sinh non, các vấn đề về nhau thai và những nguyên nhân khác có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Nên cần biết rõ nguyên nhân là do đâu để có thể xử lý kịp thời.

1. Táo bón và đầy hơi

Táo bón là một trong những nguyên nhân gây đau bụng trên bên phải phổ biến nhất. Sự thay đổi nội tiết tố trong những tháng cuối thai kỳ chính là nguyên nhân. Khi thai nhi phát triển ngày càng lớn, tử cung sẽ tạo áp lực đáng kể lên ruột và khiến việc đi vệ sinh của mẹ bầu khó khăn hơn.

Táo bón nặng thường dẫn đến cảm giác bị đầy hơi ở vùng bụng trên bên phải. Do đó, không loại bỏ khả năng mẹ bị đau bụng do táo bón thai kỳ gây ra.

Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng trên
Táo bón và đầy hơi là nguyên nhân gây đau nhói bụng trên bên phải

2. Trào ngược axit dạ dày

Ước tính có đến 45% phụ nữ bị ợ chua khi mang thai. Một loại hormone thai kỳ tên là progesterone có thể gây ra chứng trào ngược axit và chứng ợ nóng.

Khi tử cung phát triển, áp lực lên đường tiêu hóa cũng ngày càng nghiêm trọng, cho nên nhiều bà bầu bị trào ngược axit dạ dày khi nằm.

3. Bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải do căng da

Một số mẹ bầu cho biết họ có cảm giác căng da dữ dội khi càng về cuối thai kỳ. Khi tử cung mở rộng, cảm giác này kéo đến vùng bụng trên gây nhói hoặc đau bụng. Nếu da bị ngứa và căng, cơn đau nằm ở bên ngoài dạ dày thì da căng có thể là thủ phạm.

4. Đau và căng cơ

Thai nhi phát triển khiến cơ bụng căng ra để thích ứng. Áp lực của tử cung lên phần dưới cơ thể có thể làm thay đổi cách đi đứng hoặc di chuyển của mẹ bầu, làm tăng khả năng đau nhói vùng bụng trên.

Đau ở phần trên bên phải vùng bụng, dưới hoặc gần xương sườn có thể liên quan đến gan hoặc túi mật.

Nếu có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, cơn đau đến từng đợt hoặc từng cơn thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi mật. Do đó, mẹ cần điều trị dứt điểm nếu không sỏi mật có thể làm tắc nghẽn ống mật và gây ra các vấn đề về gan.

6. Vấn đề về gan

Những thay đổi hormone liên quan đến thai kỳ có thể gây ra tình trạng gọi là ứ mật trong thai kỳ (IHP). Triệu chứng đầu tiên là ngứa, một số còn bị đau ở bụng trên, buồn nôn, nôn, vàng mắt hoặc da.

Cho nên, bác sĩ cần phải theo dõi cẩn thận sức khỏe gan ở người bị IHP. Vì trong một số trường hợp, họ sẽ cần sinh em bé sớm để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng như suy gan hoặc những tổn thương cho thai nhi.

Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng trên
Tổn thương gan cũng dẫn đến tình trạng đau nhói bụng trên bên phải

7. Các cơn co thắt

Các cơn co thắt khi chuyển dạ thường bắt đầu ở phần trên cùng của tử cung gây ra cảm giác đau thắt dữ dội. Một phụ nữ còn cảm thấy các cơn co thắt bắt đầu ở phần trên cùng của bụng có thể sắp chuyển dạ.

Bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải 3 tháng giữa có sao không?

Nếu như bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải là do căng cơ, căng da, đau dạ dày, táo bón hay đầy hơi thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ có thể áp dụng một số biện pháp cải thiện tình trạng này tại nhà để giảm đau nhói bụng trên bên phải.

Tuy nhiên, cần theo dõi sát sao sức khỏe mẹ bầu trong thời gian này. Trong vòng 1 ngày, nếu các cơn đau trở nên đau dữ dội hoặc đi kèm các triệu chứng sau đây thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời xử lý. Các triệu chứng đó là:

  • Đau bụng trên dữ dội, đặc biệt ở bên phải hoặc không thể chịu đựng được
  • Đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo
  • Các cơn co thắt xảy ra đều đặn
  • Đau bụng và sốt
  • Đi kèm các triệu chứng của huyết áp cao. Chẳng hạn như chóng mặt, khó thở, đau đầu hoặc mệt mỏi dữ dội.
  • Ngứa, vàng da hoặc mắt, hoặc nôn mửa.
Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng trên
Nên khám bác sĩ nếu đau bụng trên bên phải dữ dội

Biện pháp khắc phục tại nhà khi đau nhói bụng trên bên phải

Khi bị đau bụng trên bên phải do trào ngược axit dạ dày, mẹ bầu có thể giảm thiểu tình trạng này bằng cách ăn ít thức ăn có tính axit hơn. Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm đau bụng và ợ chua.

Nếu đau bụng do tình trạng căng da, căng cơ thì có thể kéo căng cơ thể để giảm đau và giúp các nhóm cơ hoạt động mượt mà hơn. Ngoài ra, bạn có thể xoa bóp vùng bụng bị căng cơ để máu lưu thông tốt hơn, giảm thiểu tình trạng căng cơ kéo dài.

Mẹ bầu chỉ nên áp dụng các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà nếu xác định được nguyên nhân gây đau bụng không đáng lo ngại. Vì nguy cơ bỏ sót một vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 này.

Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ rất nhạy cảm và không nên xem thường khi bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải. Hy vọng, những chia sẻ của MarryBaby có thể giúp bạn có hướng giải quyết tốt nhất. Nếu cảm thấy không an tâm về sức khỏe thì nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.


Page 2

Quà cho mẹ - Dinh dưỡng cho bé cùng Enfamama

Hãy cùng Marry Baby chăm sóc từng bữa ăn dinh dưỡng cho mẹ, để cho con sự khởi đầu trọn vẹn, mẹ nhé! Quà tặng chỉ áp dụng cho các mẹ đăng ký trước ngày 30/11

(Chương trình chỉ dành cho mẹ bầu hoặc có con dưới 1 tuổi)


Page 3

Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng trên

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy khiến nhiều mẹ bầu hoang mang. Cùng giải mã nguyên nhân cũng như cách ứng phó với tình huống này, mẹ nhé.

Thai kỳ bước vào tuần thứ 39, nghĩa là mẹ đã sắp sửa “về đích” để chào đón bé yêu. Cơ thể mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp đến.

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là một trong những dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ cần biết. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý phụ khoa. Mẹ cần biết để phân biệt và có cách xử lý kịp thời nhé.

Mẹ bầu tuần thứ 39 có những thay đổi gì?

Khi thai nhi được 39 tuần, mẹ bầu thường rất hồi hộp, mong chờ đến ngày được gặp con. Bà bầu ở những tuần cuối được theo dõi kỹ các dấu hiệu chuyển dạ, cũng như mọi thay đổi của cơ thể. Mẹ có thể cảm thấy bụng dưới căng cứng, tần suất đi tiểu tăng hay xuất hiện các cơn co thắt sinh lý. Một số thay đổi chính có thể kể đến như:

  • Đau lưng: Triệu chứng đau lưng có thể trở nên trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là lúc này, em bé đã di chuyển dần xuống phần xương chậu và đầu bắt đầu chèn vào cột sống.
  • Cơn gò Braxton Hicks: Những cơn co thắt sinh lý Braxton Hicks xuất hiện ngày càng nhiều và dài hơn khiến mẹ bầu cảm thấy khá khó chịu.
  • Thai nhi chuyển động ít hơn: Khi thai được 39 tuần, em bé đã phát triển kích thước tương đối hoàn thiện. Lúc này, không gian tử cung trở nên khá chật chội nên bé khó cử động được nhiều. Mẹ sẽ cảm thấy những cú đạp hay di chuyển của bé xuất hiện với tần suất ít hơn và mức độ cũng nhẹ nhàng hơn.
  • Ra nhiều dịch nhầy: Mẹ bầu tháng cuối ra dịch nhầy là hiện tượng khá phổ biến. Dịch này thường lỏng, có màu trắng và ít có mùi. Mẹ không nên quá lo lắng khi bầu 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng. Có trường hợp, mẹ có thể thấy dịch âm đạo trong suốt, màu hồng hoặc thậm chí có máu. Đây có thể dấu hiệu là nút nhầy cổ tử cung đã bong ra và bạn sắp chuyển dạ.
  • Xuất huyết âm đạo: Thai 39 tuần ra dịch màu nâu, có thể do lẫn máu trong dịch. Đây là máu từ các mạch máu ở cổ tử cung bị vỡ ra. Dấu hiệu này cho thấy cổ tử cung của bà bầu tuần 39 đang giãn và mở rộng ra, chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.
  • Vỡ ối: Đây là triệu chứng cho thấy mẹ bầu sắp lâm bồn. Vỡ ối thường kèm theo những cơn co thắt tử cung, gây đau bụng dữ dội. Có người chỉ thấy nước ối rỉ ra khá ít, nhưng cũng có mẹ bầu xuất hiện nước ối ồ ạt. Thông thường, mẹ bầu nhiều khả năng sẽ sinh con trong vòng 24 giờ sau khi ối vỡ.
  • Chuẩn bị mọi thứ để đón bé: Hầu hết các mẹ bầu ở tuần 39 đều ở trong tâm thế sẵn sàng chào đón bé yêu. Mẹ luôn muốn dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, chuẩn bị sẵn các vật dụng đi sinh. Tâm trạng mẹ lúc này vừa mong ngóng lại vừa hồi hộp, đếm từng ngày để được gặp con.
Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng trên
Mẹ có thể bị đau lưng trầm trọng hơn trong những tháng cuối thai kỳ

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy có phải là dấu hiệu sắp sinh

Có thể thấy, thai 39 tuần ra dịch nhầy màu vàng là một trong những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu những tuần cuối. Tuy nhiên, có phải cứ mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy nghĩa là mẹ sắp sinh không? Hiện tượng này chỉ báo hiệu ngày sinh sắp tới nếu mẹ gặp một số dấu hiệu đi kèm sau.

  • Bụng sa xuống thấp: Trong những tuần cuối của thai kỳ, mẹ có thể thấy bụng bầu của mình sa xuống đáng kể so với những tuần trước. Đây là dấu hiệu cho biết mẹ sẽ lâm bồn trong khoảng 1 – 2 tuần tới.
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn: Ở tuần 39, bé gần như đã di chuyển đến vị trí gần bàng quang nên mẹ sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này có thể gây bất tiện trong sinh hoạt của mẹ, nhất là khi phải đi tiểu nhiều vào ban đêm, khiến mẹ khó ngon giấc.
  • Tử cung co thắt thường xuyên hơn: Cơn gò sinh lý Braxton – Hicks thường xuất hiện trong khoảng 3 tháng cuối thai kỳ. Tần suất cơn gò này sẽ tăng lên rất nhiều khi mẹ bước vào những tuần cuối. Cơn gò này là cách để tử cung tập luyện cho ngày lâm bồn. Khi gần đến này sinh, mẹ sẽ thấy tử cung gò dồn dập, kéo dài đến vài phút, thậm chí khiến mẹ khó chịu và đau đến toát mồ hôi.
  • Vỡ ối: Đây được xem là dấu hiệu chắc chắn nhất cho việc chuyển dạ của mẹ bầu. Hiện tượng vỡ ối thường đến sau những cơn đau. Khi thấy nước ối tràn ra nhiều, bạn cần đến bệnh viện ngay vì em bé đã sắp sửa chào đời rồi đấy.
Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng trên
Các cơn gò Braxton – Hicks trở nên dồn dập hơn khi mẹ gần đến ngày sinh

Bầu tháng cuối ra dịch nhầy không chỉ là dấu hiệu chuyển dạ, mà còn có thể do nhiều nguyên nhân khác.

  • Viêm âm đạo cho nấm: Nếu dịch âm đạo có màu trắng đục hoặc ngả vàng, sệt hoặc gần giống phô mai tươi kèm với hiện tượng ra máu và cảm giác ngứa, mẹ có thể bị viêm âm đạo do nấm men. Trường hợp này, mẹ cần đến bác sĩ để được thăm khám và kê thuốc điều trị.
  • Viêm âm đạo do tạp khuẩn: Dịch âm đạo có mùi tanh và cô bé bị ngứa, rát là dấu hiệu của viêm âm đạo do tạp khuẩn. Chứng bệnh này thường do sự mất cân bằng vi sinh trong môi trường âm đạo gây ra.
  • Các bệnh lây qua đường tình dục: Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy không loại trừ khả năng mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Tình trạng này có thể khiến mẹ bị sinh non hoặc nhiễm trùng đường tiểu sau sinh.

Các bệnh lý ở giai đoạn cuối thai kỳ đều ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, nếu thấy dấu hiệu bất thường nào, mẹ cần đến các bệnh viện chuyên ngành để khám ngay nhé.

  • Nếu mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy, mẹ nên theo dõi diễn tiến cũng như các dấu hiệu kèm theo. Trong trường hợp các triệu chứng chuyển dạ đã rõ ràng, mẹ đi khám ngay để được bác sĩ kiểm tra nhé.
  • Thời gian khi xuất hiện các dấu hiệu đến lúc sinh khá lâu, vì vậy mẹ hãy bình tĩnh chuẩn bị những đồ dùng cần thiết.
  • Mẹ nên nhờ sự giúp đỡ từ người thân để đỡ áp lực trong những giây phút sắp sửa lâm bồn. Sức khỏe và tinh thần của mẹ lúc này là quan trọng nhất.
Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng trên
Sức khỏe và tinh thần của mẹ bầu là quan trọng nhất.

Mang thai 39 tuần ra nhiều dịch nhầy là dấu hiệu chuyển dạ nếu đi kèm với các triệu chứng như đau lưng dưới, sa bụng bầu, co thắt tử cung, vỡ ối. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Vì vậy, mẹ hãy theo dõi cơ thể thật kỹ cũng như tuân thủ lịch khám thai đều đặn để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình nhé.

Xem thêm:

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.