Mẫu báo cáo tài chính nội bộ trên file excel

Mẫu báo cáo tài chính nội bộ trên file excel

Trong bài viết này, Ketoan.vn xin chia sẻ với bạn đọc mẫu file Excel lập báo cáo tài chính theo Thông tư 133 để hỗ trợ các bạn lập báo cáo tài chính nhé.

Mẫu báo cáo tài chính nội bộ trên file excel

1. Đối tượng áp dụng Thông tư 133

Báo cáo tài chính là tài liệu cho thấy toàn bộ tài sản, nguồn vốn, luồng tiền của doanh nghiệp. Đồng thời còn cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá việc đầu tư của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. Tất cả những thông tin trên không những quan trọng cho doanh nghiệp mà còn cho đối tác, các nhà đầu tư tiềm năng và cơ quan chức năng.

Hiện nay, các doanh nghiệp lớn sẽ áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC.

Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cùng các doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ áp dụng báo cáo tài chính theo thông tư 133/2016/TT-BTC. Và không phân biệt lĩnh vực, thành phần kinh tế. Bên cạnh đó việc lập báo cáo phải tuân thủ theo Luật kế toán. Nếu bạn sử dụng dịch vụ kế toán thì trên báo cáo phải có tên doanh nghiệp và số giấy chứng nhận hành nghề của đơn vị cung cấp dịch vụ.

2. Hệ thống báo cáo tài chính theo thông tư 133

Theo quy định, bộ BCTC bắt buộc cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (trong trường hợp hoạt động liên tục) bao gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01a – DNN).
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN).
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DNN).
  • Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 – DNN).
  • Còn báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DNN) thì không bắt buộc.
  • Doanh nghiệp có thể sử dụng Mẫu B01b – DNN thay cho Mẫu B01a – DNN.

3. Cơ sở lập báo cáo tài chính

  • Sổ kế toán tổng hợp
  • Sổ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết.
  • Báo cáo tài chính năm trước.

Với đối tượng là các DN siêu nhỏ thì bộ BCTC bắt buộc sẽ bao gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01 – DNSN).
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 – DNSN).
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 – DNSN).

Lưu ý:

DN siêu nhỏ có thể sửa đổi hoặc bổ sung BCTC cho phù hợp tuy nhiên phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

4. Thời hạn nộp Báo cáo tài chính theo Thông tư 133

Trong thời hạn 90 ngày (kể từ thời điểm kết thúc năm tài chính), doanh nghiệp nộp BCTC cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thống kê.

Với các DN có trụ sở trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao thì ngoài việc nộp báo cáo cho các cơ quan trên thì bạn cần nộp cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trong trường hợp được yêu cầu.

* Báo cáo tình hình tài chính theo Thông tư 133 có 2 mẫu là: Mẫu B01a – DNN và Mẫu B01b – DNN (trình bày báo cáo tài chính ngắn hạn và dài hạn) và theo quy định DN có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b – DNN thay cho Mẫu số B01a – DNN.

Theo quy định, các doanh nghiệp nhỏ sẽ sử dụng các mẫu dưới đây để Báo cáo tình hình tài chính:

  • Mẫu B01a-DNN: trình bày báo cáo tình hình tài chính theo tính thanh khoản giảm dần.
  • Mẫu B01b-DNN: trình bày báo cáo tình hình tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Mời bạn đọc tải về file Excel lập Báo cáo tài chính theo TT 133 TẠI ĐÂY.

Mẫu báo cáo tài chính nội bộ trên file excel

Xem thêm

Làm sai Báo cáo tài chính có bị phạt và phải nộp lại không?

Mời tải về mẫu Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 133 và Thông tư 200

Hướng dẫn định khoản tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ theo hướng dẫn của Thông tư 107

Mời tải về mẫu bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) theo Thông tư 200 và Thông tư 133

Tải về hệ thống chứng từ kế toán tài sản cố định chuẩn theo Thông tư 133

File Excel báo cáo và quản lý thu chi là một công cụ được khá nhiều kế toán sử dụng trong công việc quản lý hàng hóa hay thu chi. Chính vì vậy những mẫu file Excel quản lý thu chi cũng dần trở nên quen thuộc hơn với các công ty, doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp quản lý thu chi bằng Excel dưới đây để theo dõi và kiểm soát thu chi hợp lý nhất nhé.

1. Ưu nhược điểm và những nội dung có trong file quản lý thu chi bằng Excel

Mẫu báo cáo tài chính nội bộ trên file excel

Quản lý thu chi công ty bằng excel

Phương pháp quản lý thu chi NHANH CHÓNG, ĐƠN GIẢN nhất hiện nay là sử dụng các Phần mềm quản lý bán hàng. Tuy nhiên, rất nhiều chủ cửa hàng, công ty vẫn đang sử dụng file excel để quản lý. Việc thiết lập mẫu file sẽ tương đối phức tạp nếu bạn không quen sử dụngexcel. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tổng hợp các mẫu excel thu chi, quản lý cửa hàng phổ biến. 

1.1. Ưu nhược điểm khi sử dụng Excel quản lý, báo cáo thu chi

Báo cáo quản lý thu chi tiền mặt bằng Excel không chỉ có thể theo dõi thu chi của các công ty mà còn phù hợp cho các cá nhân khi kiểm soát chi tiêu của bản thân. Phương pháp này khá được ưa chuộng bởi những lợi ích thiết thực đưa đến khi quản lý thu chi:

  • Thống kê thu chi chi tiết theo từng hạng mục qua từng ngày, từng tuần, từng tháng giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý, đánh giá tình hình thu chi.
  • Số liệu chính xác, rõ ràng giúp lên kế hoạch thu chi khoa học và hiệu quả hơn.
  • Tạo báo cáo tổng hợp tình hình chi tiêu hàng tháng cũng như báo cáo so sánh chi tiêu thực tế so với kế hoạch giúp cân đối thu chi hợp lý nhất.
  • Có thể chủ động trong việc cập nhật số liệu nhanh chóng và thêm bớt danh mục.
  • Chi phí đầu tư và sử dụng thấp.

Có thể bạn quan tâm: 3 cách quản lý thu chi doanh nghiệp hiệu quả

Xem thêm: Phần mềm quản lý thu chi được tin dùng nhất hiện nay

Tuy nhiên bên cạnh đó quản lý thu chi bằng Excel vẫn còn tồn tại một vài hạn chế như sau:

  • Để quản lý thu chi bằng Excel, người dùng phải am hiểu và thành thạo sử dụng Excel bởi các hàm và công thức của nó sẽ khá phức tạp.
  • Khi phải quản lý quá nhiều thông tin, phần mềm sẽ gặp tình trạng chậm và thiếu linh hoạt trong việc thống kê, theo dõi.
  • Khó phân tích thống kê mang tính quản trị trên Excel vì vậy nó chỉ phù hợp cho những doanh nghiệp mới thành lập, quy mô nhỏ.
  • Tính bảo mật không cao, dễ dàng xảy ra hiện tượng thất lạc file.

Nếu bạn đang kinh doanh và cần một giải pháp thuận tiện, dễ dùng hơn Excel, hãy đăng ký ngay một cửa hàng trên KiotViet tại đây để biến việc quản lý của bạn trở nên nhanh chóng, đơn giản và trực quan

1.2. Những nội dung có trong file mẫu quản lý thu chi bằng Excel

Để xây dựng một mẫu file Excel quản lý thu chi công ty hay cá nhân hiệu quả, người dùng cần có những nội dung sau trong file:

  • Thông tin về chứng từ: Số thứ tự, ngày tháng (đối với thu chi công ty)
  • Thông tin về giao dịch: Họ và tên người thực hiện, nội dung giao dịch (đối với thu chi công ty)
  • Thông tin về tài khoản phát sinh: Thu/chi, nội dung, số tiền, ghi chú (nếu có)

2. Một số mẫu quản lý thu chi bằng Excel thông dụng

2.1. Mẫu file Excel quản lý thu chi công ty

Quản lý thu chi công ty bằng Excel sẽ phức tạp hơn so với quản lý thu chi cá nhân bởi nó liên quan đến nhiều giao dịch phát sinh của công ty. Bên cạnh đó thu chi công ty cũng cần được kê khai rõ để tạo điều kiện cho việc lên kế hoạch thu chi cũng như đánh giá lợi nhuận của công ty. Các chủ cửa hàng có quy mô nhỏ và vừa cũng có thể tham khảo mẫu file sau để áp dụng cho việc quản lý thu chi cửa hàng.

Người ta cũng dùng file này để làm mẫu báo cáo thu chi nội bộ, tiện cho việc theo dõi chi tiết các giao dịch.

Link download bảng thu chi mẫu bằng excel tại: Đây

Xem thêm: Phần mềm quản lý thu chi được tin dùng nhất hiện nay

2.2. Mẫu file Excel quản lý thu chi cá nhân

Khi quản lý thu chi cá nhân bằng Excel, người dùng sẽ dễ dàng biết được tình hình chi tiêu của bản thân và có thể cân đối thu chi hợp lý hơn. Mẫu file quản lý thu chi cá nhân cũng đơn giản hơn nhằm phù hợp với cuộc sống hàng ngày.

Link download: Đây

Tổng hợp các mẫu file Excel miễn phí khác thay thế cho sổ thu chi

Các mẫu file Excel khác: Tổng hợp các mẫu file quản lý dành cho cửa hàng bán lẻ

3. Quản lý thu chi đơn giản bằng phần mềm bán hàng. Tại sao không?

Với công nghệ phát triển hiện nay, các phần mềm hiện đại ra đời đưa đến rất nhiều hỗ trợ cho người dùng. Trong đó các phần mềm bán hàng có tính năng quản lý thu chi được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt là các chủ cửa hàng bởi sự đơn giản thuận tiện khi sử dụng của chúng.

Mẫu báo cáo tài chính nội bộ trên file excel

Báo cáo và Quản lý thu chi bằng phần mềm bán hàng KiotViet

3.1. Các tính năng quản lý thu chi bằng phần mềm

  • Lập phiếu thu chi nhanh chóng: Khi có các khoản thu chi phát sinh, người dùng có thể lập phiếu thu chi một cách nhanh chóng. Giao diện thân thiện của các phần mềm sẽ giúp bạn lập phiếu mà không gặp quá nhiều khó khăn.
  • Tự động cập nhật khoản thu chi: Với mỗi giao dịch phát sinh: nhập/xuất hàng, hệ thống tự động cập nhật khoản thu chi tương ứng. Nhờ đó chủ cửa hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, theo dõi và kiểm soát mà không cần nhập liệu thủ công như trước đây.
  • Quản lý nguồn thu chi tiền mặt/ngân hàng: Phần mềm sẽ giúp chủ cửa hàng dễ dàng và chủ động hơn trong việc kiểm soát dòng tiền. Từ đó sẽ hạn chế được tình trạng vượt mức thu chi.
  • Báo cáo trực quan: Phần mềm bán hàng hỗ trợ người dùng tối đa trong việc tạo các báo cáo thu chi. Hệ thống có thể thể hiện báo cáo ở nhiều dạng với đầy đủ thông tin giúp chủ cửa hàng có cái nhìn bao quát nhất về tình hình tài chính của cửa hàng.

Hiện tại phần mềm bán hàng KiotViet đang có chương trình dùng thử MIỄN PHÍ cho mọi khách hàng đăng ký TẤT CẢ CÁC TÍNH NĂNG. KiotViet giúp bạn hoàn toàn THẢNH THƠI bán hàng:

3.2. Những tính năng khác

Bên cạnh quản lý thu chi, phần mềm bán hàng còn đưa đến nhiều tính năng tuyệt vời khác hỗ trợ tối đa cho công việc kinh doanh và quản lý. Bạn vừa quản lý bảng thu chi tiền mặt vừa quản lý thu chi qua các tài khoản tiền online, giao dịch online. 

  • Quản lý hàng hóa: Với các phần mềm bán hàng, chủ cửa hàng có thể dễ dàng cập nhật thông tin hàng hóa mọi lúc mọi nơi cũng như điều chỉnh mức giá bán cho các mặt hàng. Hơn nữa, phần mềm còn giúp theo dõi chặt chẽ hàng tồn kho, giảm thiểu tỷ lệ thất thoát cho cửa hàng.
  • Quản lý thông tin khách hàng/nhà cung cấp: Tính năng này của phần mềm bán hàng sẽ giúp theo dõi được khách hàng/nhà cung cấp theo các thông tin chi tiết như thời gian mua hàng, số lần mua hàng, công nợ hiện tại, loại khách hay khu vực. Nhờ đó chủ cửa hàng sẽ có thể nắm rõ được tình hình của khách hàng/nhà cung cấp và có được những chương trình ưu đãi phù hợp với từng nhóm.
  • Quản lý giao dịch: Các giao dịch như đặt hàng, bán hàng, trả hàng,….sẽ được ghi lại một cách chi tiết trên hệ thống của phần mềm. Những thông tin này sẽ giúp chủ cửa hàng quản lý giao dịch sát sao và chính xác hơn, hạn chế tình trạng sai sót trong hoạt động kinh doanh cửa hàng.
  • Hỗ trợ bán hàng nhanh chóng: Nhờ có các phần mềm bán hàng, nhân viên sẽ dễ dàng hơn trong các nghiệp vụ như tạo hóa đơn, đặt hàng, trả hàng,…Điều này giúp việc bán hàng được thực hiện một cách hiệu quả và năng suất hơn, giúp mang lại doanh thu cao hơn cho cửa hàng.

Có thể bạn quan tâm:Phí dịch vụ phần mềm quản lý bán hàng KiotViet

Mẫu báo cáo tài chính nội bộ trên file excel

Quản lý hàng hóa bằng phần mềm bán hàng

Quản lý thu chi là một trong những yếu tố quan trọng trong công việc kinh doanh cũng như trong đời sống hàng ngày. Việc sử dụng mẫu file Excel quản lý thu chi sẽ giúp người dùng theo dõi chi tiết và có được cái nhìn tổng quát về tình hình thu chi. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn quản lý thu chi hiệu quả và dễ dàng hơn.

Trải nghiệm ngay Phần mềm Quản lý Thu Chi, Quản lý Bán hàng KiotViet: