Mẫu Biểu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm

Đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm được người dân viết gửi tới cơ quan chức năng có thẩm quyền, mẫu sẽ có những nội dung gì, xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Hướng dẫn làm Đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm

Những hướng dẫn để viết Đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm đúng, cập nhật theo nội dung mới nhất

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật
  • Chủ thể viết Đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm là người có quyền, lợi ích bị xâm phạm
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan
  • Hình thức đơn: Viết tay không bắt buộc theo mẫu

Đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền thực hiện việc xóa đăng ký giao dịch bảo đảm theo thỏa thuận của các bên trong giao dịch bảo đảm hoặc khi xuất hiện sự kiện dẫn tới giao dịch bảo đảm chấm dứt.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

………, ngày…. tháng…. năm…..

ĐƠN YÊU CẦU XÓA ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

(Về: Giao dịch bảo đảm số…………… được đăng ký ngày…/…./……)

– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;

– Căn cứ Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Kính gửi: – Trung tâm Đăng ký giao dịch/ Văn phòng đăng ký đất đai…………….

(Là cơ qua mà bạn đã thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm trước đó)

Họ và tên:……………… Sinh năm:……….

Chứng minh nhân dân số:……………… do CA……….. cấp ngày…./…./……

Địa chỉ thường trú:………………………………….

Địa chỉ cư trú hiện nay:…………………………………..

Số điện thoại liên hệ:…………………..

Xin trình bày với Ông/Bà/Quý cơ quan sự việc  như sau:

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

(Trình bày nguyên nhân dẫn đến việc làm đơn)

Căn cứ Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP về đăng ký biện pháp bảo đảm quy định:

Điều 21. Các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm

1.Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:

a)Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;

b)Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;

c)Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;

d)Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;

đ)Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

e)Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;

g)Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;

h)Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;

i)Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;

k)Theo thỏa thuận của các bên.

2.Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.”

Tôi thấy mình có quyền yêu cầu xóa đăng ký biện pháp bảo đảm mà tôi đã đăng ký tại Quý cơ quan vào ngày…/…./…… với……………………. giữa…………. và………

Do đó, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét và xóa đăng ký biên pháp bảo đảm mà tôi đã nêu trên, bởi:………………. (lý do bạn cho rằng mình được xóa đăng ký giao dịch bảo đảm).

Tôi xin gửi kèm theo đơn này những tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh cho những thông tin tôi đã đưa ra:……. (liệt kê các tài liệu chứng cứ chứng minh).

Kính mong Quý cơ quan xem xét và đáp ứng yêu cầu trên của tôi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

 

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

(Tư vấn Miễn phí 24/7) --- Gọi ngay 1900.0191 ---

Mục lục bài viết

  • 1. Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp
  • 2. Thế chấp là gì? Hợp đồng thế chấp là gì?
  • 3. Trường hợp nào được ký hợp đồng thế chấp tài sản?
  • 4.Tại sao cần thế chấp tài sản?
  • 5. Hợp đồng thế chấp tài sản chấm dứt khi nào?

1. Mẫu đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

... , ngày ... tháng ... năm ...

PHẦN GHI CỦA CÁN BỘ TIẾP NHẬN

Vào Sổ tiếp nhận hồ sơ:

Quyển số_ __ _ _ Số thứ tự _ _ _ _ _ _

Cán bộ tiếp nhận

(ký và ghi rõ họ, tên)

ĐƠN YÊU CẦU XOÁ ĐĂNG KÝ THẾ CHẤP

Kính gửi:...

PHẦN KÊ KHAI CỦA NGƯỜI YÊU CẦU XOÁ ĐĂNG KÝ

1. Người yêu cầu xóa

Bên thế chấp

Bên nhận thế chấp

đăng ký thế chấp:

Người được ủy quyền

Quản tài viên

1.1. Tên đầy đủ của tổ chức, cá nhân: (viết chữ IN HOA) ...

...

1.2. Địa chỉ liên hệ: ...

...

1.3. Số điện thoại (nếu có):... ……………… Fax (nếu có):...

Địa chỉ thư điện tử (nếu có):...

1.4. Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Chứng minh QĐND Hộ chiếu

GCN đăng ký doanh nghiệp/GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/GP thành lập và hoạt động QĐ thành lập GP đầu tư/GCN đầu tư/GCN đăng ký đầu tư

Số:...

Cơ quan cấp……………………………… cấp ngày ... ….. tháng ... … năm ...

2. Tài sản đã đăng ký thế chấp:

2.1. Quyền sử dụng đất

2.1.1. Thửa đất số:... …………….; Tờ bản đồ số (nếu có):…………... ;

Loại đất ... ……………………..………………………………………………...

2.1.2. Địa chỉ thửa đất: ...

...

2.1.3. Diện tích đất thế chấp:………………………………………………………………….m2

(ghi bằng chữ:... )

2.1.4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Số phát hành: ……………………….., số vào sổ cấp giấy: ...

Cơ quan cấp: ………………………………. , cấp ngày ……… tháng ….. năm ...

2.2. Tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở

2.2.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Số phát hành:..., số vào sổ cấp giấy:...

Cơ quan cấp:………………………………………, cấp ngày …… tháng ….. năm ...

2.2.2. Số của thửa đất nơi có tài sản: ... ; Tờ bản đồ số (nếu có): ...

2.2.3. Mô tả tài sản gắn liền với đất/tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai:...

...

2.3. Nhà ở hình thành trong tương lai thuộc dự án xây dựng nhà ở

2.3.1. Tên và địa chỉ dự án có nhà ở hình thành trong tương lai: ...

...

2.3.2. Loại nhà ở: Căn hộ chung cư; Nhà biệt thự; Nhà liền kề.

2.3.3. Vị trí căn hộ chung cư/ nhà biệt thự/ nhà liền kề:………………………...

(đối với căn hộ chung cư: Vị trí tầng:………………….; Số của căn hộ:….…………….….…;

Tòa nhà...)

2.3.4. Diện tích sử dụng: ……………………… m2

(ghi bằng chữ:...)

2.3.5. Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai (nếu có):

Số hợp đồng (nếu có):………………………………………, ký kết ngày…… tháng….… năm...

2.4. Dự án xây dựng nhà ở

2.4.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có):

Số phát hành:..., số vào sổ cấp giấy:...

Cơ quan cấp:………………………………………, cấp ngày …… tháng ….. năm ...

2.4.2. Quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền

Số:...

Cơ quan cấp:………………………………………, cấp ngày …… tháng ….. năm ...

2.4.3. Số của thửa đất nơi có dự án xây dựng nhà ở:……….; Tờ bản đồ số (nếu có): ...

2.4.4. Tên dự án xây dựng nhà ở:……………………………………………………………….

2.4.5. Mô tả dự án xây dựng nhà ở:……………………………………………………………..

...

2.5. Nhà ở hình thành trong tương lai không thuộc dự án xây dựng nhà ở

2.5.1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Số phát hành:..., số vào sổ cấp giấy:...

Cơ quan cấp:………………………………………, cấp ngày …… tháng ….. năm ...

2.5.2. Số của thửa đất nơi có nhà ở hình thành trong tương lai: …..; Tờ bản đồ số (nếu có): ...

2.5.3. Mô tả nhà ở hình thành trong tương lai:...

...

...

3. Hợp đồng thế chấp: số (nếu có) ... , ký kết ngày... tháng ... năm ...

4. Thuộc đối tượng không phải nộp lệ phí đăng ký

5. Tài liệu kèm theo: ...

...

...

...

7. Phương thức nhận kết quả đăng ký:

Nhận trực tiếp

Nhận qua đường bưu điện (ghi rõ địa chỉ)

………………………………………………………………………………………………………………………………

Các bên cam đoan những thông tin được kê khai trên đơn này là trung thực, đầy đủ, phù hợp với thoả thuận của các bên và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã kê khai.

BÊN THẾ CHẤP

(HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC BÊN THẾ CHẤP ỦY QUYỀN)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu là tổ chức)

BÊN NHẬN THẾ CHẤP

(HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC BÊN NHẬN THẾ CHẤP ỦY QUYỀN/QUẢN TÀI VIÊN)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, nếu là tổ chức)

PHẦN CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KÝ

Văn phòng Đăng ký đất đai:...…...

...

Chứng nhận đã xoá đăng ký thế chấp theo những nội dung được kê khai tại đơn này tại thời điểm …. giờ…. phút, ngày…. tháng…. năm…..

... ngày ... tháng... năm...

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN ĐĂNG KÝ

(Ghi rõ chức danh, họ tên, ký và đóng dấu)

HƯỚNG DẪN:

1. Hướng dẫn chung

1.1. Nội dung kê khai rõ ràng, không tẩy xóa.

1.2. Đối với phần kê khai mà có nhiều lựa chọn khác nhau thì đánh dấu (X) vào ô vuông tương ứng với nội dung lựa chọn

2. Tại khoản 1: Người yêu cầu xoá đăng ký thế chấp:

2.1. Người yêu cầu xoá đăng ký thế chấp thuộc trường hợp nào trong số 04 trường hợp liệt kê tại khoản này thì đánh dấu (X) vào ô tương ứng với trường hợp đó.

2.2. Tại điểm 1.4: Nếu người yêu cầu xóa đăng ký là cá nhân trong nước thì kê khai về chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc chứng minh quân đội nhân dân; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân nước ngoài thì kê khai về hộ chiếu; nếu là tổ chức thì kê khai về Giấy chứng nhận (GCN) đăng ký doanh nghiệp,GCN đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện/Giấy phép (GP) thành lập và hoạt động hoặc Quyết định thành lập hoặc GP đầu tư, GCN đầu tư, GCN đăng ký đầu tư.

3. Tại khoản 2: Yêu cầu xoá đăng ký thế chấp:

>> Xem thêm: Quy định mới năm 2022 về thủ tục đăng ký thang lương, bảng lương ?

3.1. Kê khai các thông tin về tài sản đã đăng ký thế chấp đúng như nội dung trong đơn yêu cầu đăng ký thế chấp đã kê khai trước đó.

3.2. Trường hợp trong mẫu số 03/XĐK không còn chỗ ghi nội dung kê khai về tài sản đã đăng ký thế chấp cần xóa thì sử dụng mẫu số 07/BSTS.

2. Thế chấp là gì? Hợp đồng thế chấp là gì?

Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:

Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Như vậy, thế chấp là một giao dịch bảo đảm, trong đó, bên thế chấp dùng tài sản của mình để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ nào đó trong hợp đồng chính với bên nhận thế chấp. Bên nhận thế chấp không nắm giữ vật thế chấp mà vật thế chấp vẫn sẽ thuộc quyền quản lý, sử dụng của bên kia. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự nên hợp đồng thế chấp cũng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc một bên sẽ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo việc thực hiện một nghĩa vụ nào đó với bên còn lại.

3. Trường hợp nào được ký hợp đồng thế chấp tài sản?

Bộ luật Dân sự 2015 không quy định bắt buộc trường hợp nào được ký hợp đồng thế chấp tài sản, trường hợp nào không được bởi hợp đồng thế chấp tài sản về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, BLDS chỉ quy định về các tài sản thế chấp tại Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 318. Tài sản thế chấp

1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.

Như vậy, pháp luật không giới hạn về các trường hợp được thế chấp tài sản, việc thế chấp này phục thuộc vào việc các bên có thỏa thuận với nhau hay không, trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng thế chấp bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực và phải được đăng ký giao dịch bảo đảm.

>> Xem thêm: Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai mới nhất năm 2022 ? Khi nào phải đăng ký biến động đất đai ?

4.Tại sao cần thế chấp tài sản?

Như đã đề cập ở trên, thế chấp tài sản là một giao dịch bảo đảm, bên thế chấp dùng tài sản của mình để đảm bảo chình việc thực hiện nghĩa vụ của họ. Bởi giao dịch dân sự là giao dịch hình thành dựa trên sự tự nguyện, tự chịu trách nhiệm với nhau của các bên tham gia nên trên thực tế, việc các bên không thực hiện đúng hoặc không thực hiện nghĩa vụ với nhau diễn ra thường xuyên, hợp đồng không có quy định về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hoặc có quy định nhưng việc yêu cầu bên kia chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình diễn ra khóa khăn, không hiệu quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của bên còn lại nên việc có một giao dịch bảo đảm sẽ đảm bảo bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, trường hợp vi phạm, bên nhận bảo đảm có quyền nhận chính tài sản bảo đảm để bù trừ nghĩa vụ hoặc có quyền xử lý tài sản bảo đảm để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Bộ luật dân sự 2015:

Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

5. Hợp đồng thế chấp tài sản chấm dứt khi nào?

Điều 327 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng thế chấp nhưu sau:

1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.

2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

3. Tài sản thế chấp đã được xử lý.

4. Theo thỏa thuận của các bên.