Mẫu đơn de nghị hưởng trợ cấp THAT nghiệp Mẫu 04

Đã qua nhiều ngày triển khai gói hỗ trợ BHTN theo Nghị quyết 116/NQ-CP. Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, đã có nhiều lao động đang làm việc được chủ sử dụng lao động lập danh sách nhận hỗ trợ. Người lao động đã nghỉ việc thì bằng nhiều cách đã gửi đề nghị đến BHXH để đề nghị nhận hỗ trợ.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều trường hợp chưa nắm rõ được quy trình thực hiện cũng như mẫu biểu, bài viết xin điểm lại quy trình thực hiện và cung cấp mẫu biểu (dạng word và dạng excel đối với một số mẫu) cho những người chưa thực hiện được

  • Tải mẫu số 02-UQ, hợp đồng ủy quyền thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
  • Mẫu số 02 định dạng excel, Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà
  • Tải mẫu số 01, đơn đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà theo QĐ số 08/2022/QĐ-TTg
  • Mẫu số 05, mẫu số 06,mẫu số 07 kèm theo quyết định 23/2021/QĐ-TTg
  • Có được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116 khi đã hưởng BHXH 1 lần?

I – Trình tự, thủ tục thực hiện.

Theo Điều 3 của Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg quy định rất rõ về “Trình tự, thủ tục thực hiện”.

1. Đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp

a) Cơ quan bảo hiểm xã hội lập danh sách người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Mẫu số 01, gửi người sử dụng lao động. Chậm nhất đến hết ngày 20 tháng 10 năm 2021, cơ quan bảo hiểm xã hội hoàn thành việc gửi danh sách đến tất cả người sử dụng lao động và công khai thông tin danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ trên trang thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách do cơ quan bảo hiểm xã hội gửi đến, người sử dụng lao động công khai danh sách người lao động thuộc đối tượng được hỗ trợ để người lao động biết, đối chiếu, bổ sung thông tin (nếu có); lập và gửi danh sách người lao động có thông tin đúng, đủ và người lao động tự nguyện không nhận hỗ trợ theo Mẫu số 02 đến cơ quan bảo hiểm xã hội.

Người sử dụng lao động lập danh sách thông tin của người lao động cần điều chỉnh theo Mẫu số 03 (nếu có), gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội, kèm theo hồ sơ chứng minh thông tin điều chỉnh theo quy định pháp luật, chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 11 năm 2021.

c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động đúng, đủ thông tin và trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách người lao động điều chỉnh thông tin do người sử dụng lao động gửi đến, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Trường hợp không chi trả hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Đối với người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

a) Người lao động đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi người lao động có nhu cầu nhận hỗ trợ theo Mẫu số 04. Thời hạn tiếp nhận đề nghị hỗ trợ chậm nhất đến hết ngày 20 tháng 12 năm 2021.

b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị hỗ trợ của người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động, thời gian hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2021. Khuyến khích chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Trường hợp không chi trả hỗ trợ, cơ quan bảo hiểm xã hội thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

II – Mẫu biểu thực hiện

Theo quy theo trình như trên có thể thấy đơn vị sử dụng lao động sẽ sử dụng mẫu 02, mẫu 03 kèm theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg để lập danh sách lao động đang tham gia.

Đối với người lao động đã nghỉ việc, đang bảo lưu thời gian đóng BHTN thì lập mẫu số 04 kèm theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg. Tuy nhiên người lao động có thể thực hiện trên cổng dịch vụ công BHXH và trên ứng dụng VsID.

=> Đề nghị nhận hỗ trợ BHTN trên cổng dịch vụ công BHXH: Xem tại đây.

=> Đề nghị nhận hỗ trợ BHTN trên ứng dụng VssID: Xem tại đây.

Trường hợp người lao động và đơn vị cần mẫu giấy để gửi trực tiếp có thể tải các mẫu biểu; mẫu số 02, mẫu số 03, mẫu số 04 kèm theo Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg.

Bài viết cung cấp mẫu mẫu Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp và hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành của pháp luật

Mục lục bài viết [Ẩn]

  • 1. Mẫu Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện hành 
  • 2. Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
  • 3. Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

1. Mẫu Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện hành 

Dưới đây là mẫu đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp - Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 28/2015:

Tải về

Sửa/In biểu mẫu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------

ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP

Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm ……………................

Tên tôi là:.………………..…..…. sinh ngày ...... /……./…… Nam     ,  Nữ

Số chứng minh nhân dân: ……………………...…………

Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:…………………….

Số sổ BHXH: …………………………………..…………...

Số điện thoại:…….…Địa chỉ email (nếu có)……………..

Dân tộc:…………………………. Tôn giáo:……………..

Số tài khoản (ATM nếu có)….… tại ngân hàng:…………

Trình độ đào tạo:……………………………………………

Ngành nghề đào tạo:………………………………………

Nơi thường trú (1):…………………………………………

Chỗ ở hiện nay (2):…………………..…...……………….

Ngày …../……/……, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với (tên đơn vị)........................ tại địa chỉ:............................

Lý do chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:………

……………………………………………………………………….

Loại hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:……………………

Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp...................tháng.

Nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp (BHXH quận/huyện hoặc qua thẻ ATM):………………...………………….…………………………

Kèm theo Đề nghị này là (3)......................................... và Sổ bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi theo đúng quy định.

Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 .........., ngày ....... tháng ..... năm ……..

 Người đề nghị

(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1), (2) Ghi rõ thông tin số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc.

(3) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây:

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

- Quyết định thôi việc;

- Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Mẫu đơn de nghị hưởng trợ cấp THAT nghiệp Mẫu 04

2. Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo Điều 16 Nghị định 28/2015, sửa đổi bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Bản chính/bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sau đây:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng;

+ Quyết định thôi việc;

+ Quyết định sa thải;

+ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

+ Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.

+ Xác nhận của người sử dụng lao động có thông tin của người lao động; loại hợp đồng lao động đã ký; lý do, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc doanh nghiệp/hợp tác xã giải thể, phá sản hoặc quyết định bãi nhiệm, miễn nhiệm, cách chức trong trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp, quản lý hợp tác xã...

- Sổ bảo hiểm xã hội.

3. Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ các quy định tại Nghị định 28/2015, sửa đổi bởi Nghị định 61/2020, sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ đề nghị trợ cấp thất nghiệp, người lao động thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ tới trung tâm dịch vụ việc làm

Khoản 1 Điều 17 Nghị định 28 quy định:

1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Bước 2. Giải quyết hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 18, trong 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, người lao động chưa tìm được việc làm thì trung tâm giới thiệu việc làm thực hiện xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, trung tâm giới thiệu việc làm ra quyết định duyệt chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ bảo hiểm xã hội có xác nhận trả cho người lao động

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp.

Bước 3. Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp

Nếu được nhận trợ cấp thất nghiệp, theo khoản 2 Điều 18, trong 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương thực hiện chi trả tiền trợ cấp tháng đầu tiên cho người lao động kèm theo thẻ bảo hiểm y tế.

Hàng tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp thất nghiệp trong 12 ngày tính từ ngày hưởng trợ cấp thất nghiệp tháng đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Bước 4. Hàng tháng thông báo tìm kiếm việc làm

Hàng tháng người lao động phải đến trung tâm dịch vụ việc làm để thông báo về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo khoản 1 Điều 19).