Mẫu đơn xin xây dựng bờ kè

“Của đau con xót” nhìn mảnh đất của mình trôi theo dòng nước vì sạt lở, người dân tại bán đảo Thanh Đa đã tự làm bờ kè giữ đất. Đây là một việc làm cần thiết nhưng phải có sự tư vấn về pháp luật, tránh những vướng mắc vi phạm ko đáng có.

Trước đây cũng như hiện tại, khu vực bán đảo Thanh Đa thuộc quận Bình Thạnh luôn là điểm nóng về tình trạng sạt lở đất, không ít hộ đã bị mất trắng nhà cửa cũng bởi tình trạng này.

Theo tính toán của cơ quan chức năng, để cứu được bán đảo này, TP Hồ Chí Minh phải bỏ ra khoảng 900 tỷ đồng để xây dựng bờ kè. Vì khoản kinh phí quá lớn nên dự án vẫn còn nằm trên giấy.

Để tự cứu mình, nhiều người dân tự bỏ tiền xây dựng bờ kè. Một công việc tưởng chừng như được hoan nghênh, nhưng không, ngược lại có những trường hợp bị cho là lấn chiếm kênh, rạch và bị xử lý rất nghiêm. Vậy dân phải làm sao?.

Khoảng cuối tháng 7/2003, chủ nhân của ngôi biệt thự Lý Hoàng thuộc phường 27 có làm đơn xin phép cơ quan chức năng để tự làm bờ kè chống sạt lở và được Khu đường sông TP Hồ Chí Minh chấp thuận.

Nhưng khi chủ nhà cho tiến hành xây dựng thì bị UBND phường 27 buộc đình chỉ và thu giữ gần 100 cây cừ tràm. Lý do mà chính quyền đưa ra là việc cấp phép này không thuộc thẩm quyền của khu đường sông!.

Trước đó, vào cuối năm 2000, ông Bùi Văn Phú, ngụ tại số 7/34, đường Thanh Đa, phường 27 (số cũ là 27/9, đường số 3) cũng làm đơn gửi Ban Giám đốc Đoạn Quản lý đường sông số 10 và UBND phường 27 để xin tự làm bờ kè chống sạt lở cho khu đất nhà mình.

UBND phường 27 tiếp nhận đơn và có ý kiến "qua kiểm tra thực tế, khu vực có tình trạng sạt lở, kính chuyển UBND quận Bình Thạnh và Phòng Quản lý đô thị xem xét giải quyết" nhưng vì đơn của ông chưa đầy đủ thủ tục và gửi không đúng cơ quan có thẩm quyền nên chưa được cấp phép.

Tuy nhiên, vì không thể đứng khoanh tay nhìn đất trôi theo những cơn sóng, năm 2002, ông Phú đã tự ý xây dựng bờ kè. Từ việc làm này, ngày 23/5/2003, UBND quận Bình Thạnh ban hành quyết định xử phạt hành chính, phạt ông Phú 4 triệu đồng đối với hành vi "đổ xà bần, đóng cừ tràm lấn chiếm sông Sài Gòn, diện tích lấn chiếm là 45m2" và "buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu của đoạn sông bị lấn chiếm".

Trong khi đó, ông Phú khẳng định là ông không hề lấn chiếm sông mà trên thực tế khu đất của ông đã bị sạt lở trên 300m2 thì ông mới xây dựng bờ kè. Vì vậy mà ông không chấp nhận thi hành quyết định của UBND quận Bình Thạnh. Đến tháng 9/2006, ông Phú làm đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì UBND quận Bình Thạnh trả lời "vì đến nay ông chưa chấp hành quyết định xử phạt hành chính nói trên, do đó UBND quận Bình Thạnh chưa có cơ sở để xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của ông được".

Theo phóng viên, trong trường hợp này, để giải quyết thỏa đáng cho ông Phú, UBND quận Bình Thạnh cần xác minh cụ thể bằng cơ sở xác đáng chứ không thể nhìn bờ kè mà quy kết ông lấn chiếm kênh, rạch.

Không riêng gì trường hợp của chủ nhân khu biệt thự Lý Hoàng và của ông Bùi Bá Phú, nhiều người dân ở khu vực bán đảo Thanh Đa nói riêng và vùng có nguy cơ sạt lở nói chung đang rất lúng túng về việc tự xây dựng bờ kè để bảo vệ tài sản cho gia đình mình.

Theo phóng viên được biết, trong quy định về quản lý, sử dụng hành lang bờ sông, kênh, rạch thuộc địa bàn TP Hồ Chí Minh (ban hành kèm theo Quyết định số 150/2004/QĐ-UB ngày 9/6/2004 của UBND TP Hồ Chí Minh) thì "Trong khi Nhà nước chưa có đủ điều kiện tổ chức xây dựng bờ kè ven sông, kênh, rạch theo đúng yêu cầu kỹ thuật, khuyến khích các tổ chức và cá nhân đang sử dụng đất tại khu vực ven sông, kênh, rạch tham gia đầu tư xây dựng bờ kè với vốn tự có nhằm đảm bảo sự ổn định bờ sông, kênh, rạch, chống xói lở, bảo vệ an toàn các công trình xây dựng ven sông, kênh, rạch và tạo mỹ quan đô thị".

Để tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư có nhu cầu xây bờ kè, Sở GTCC có hướng dẫn thủ tục và trình tự như sau: Về hồ sơ, bao gồm: đơn (đối với cá nhân) hoặc công văn (đối với tổ chức) đề nghị thỏa thuận xây dựng bờ kè; một trong các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng khu đất xây bờ kè; bản vẽ khu đất, gồm: bản vẽ quy hoạch chi tiết 1/500, bản vẽ hiện trạng (có chi tiết giải thửa) và bình đồ tuyến kè.

Về trình tự giải quyết: chủ đầu tư nộp hồ sơ tại văn phòng Sở GTCC (số 63 đường Lý Tự Trọng, quận 1); căn cứ vào hồ sơ Sở GTCC sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra hiện trường và hướng dẫn thực hiện hoặc từ chối khi chưa đủ yếu tố pháp lý. Để tránh phức tạp về sau như trường hợp của ông Phú, người dân có nhu cầu tự xây dựng bờ kè cần thực hiện theo sự hướng dẫn này

Đơn xin cấp phép xây dựng tạm

Mẫu đơn xin cấp phép xây dựng tạm là mẫu đơn xin cấp phép xây dựng tạm của các nhà chủ đầu tư khi muốn xây dựng tạm một công trình nào đó. Mẫu đơn nêu rõ thông tin lý lịch của nhà chủ đầu tư, địa điểm xây dựng tạm, đơn vị thiết kế, phương án phá dỡ, thời gian dự kiến phá dỡ..... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu đơn xin cấp phép xây dựng tạm thời tại đây.

Khi muốn xây dựng một công trình tạm để sử dụng phục vụ cho các mục đích xây dựng, đầu tư của mình, các nhà đầu tư sẽ phải làm đơn xin cấp phép xây dựng tạm thời. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm là gì? Những quy định về cấp giấy phép xây dựng tạm thời? Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm gồm nội dung? Mục đích của Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Hoatieu.vn nhé.

1. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm là gì?

Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm là mẫu đơn xin cấp phép xây dựng tạm của các nhà chủ đầu tư khi muốn xây dựng tạm một công trình nào đó. Mẫu đơn nêu rõ thông tin lý lịch của nhà chủ đầu tư, địa điểm xây dựng tạm, đơn vị thiết kế, phương án phá dỡ, thời gian dự kiến phá dỡ,…Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm có bản chất là đơn xin cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.

Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng tạm:

1. Tên công trình thuộc dự án.

2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.

3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.

4. Loại, cấp công trình xây dựng.

5. Cốt xây dựng công trình.

6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

7. Mật độ xây dựng (nếu có).

8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).

9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.

10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

2. Vì sao phải xin giấy phép xây dựng tạm?

Khi xây dựng công trình chủ sở hữu cần xin cấp giấy phép tạm thời vì những lý do sau:

  • Giúp xác định được công trình hoặc nhà ở có hợp pháp hay không.
  • Thủ tục pháp lý bắt buộc với những công trình được pháp luật quy định.
  • Xác minh kích thước đất trong sổ đỏ và quyền sở hữu chính chủ quy hoạch không.
  • Tránh được các vấn đề kiện tụng liên quan đến việc xây dựng.
  • Nếu là đất nông nghiệp cần được giấy phép để chuyển đổi mục đích sử dụng.
  • Giấy phép xây dựng tạo điều kiện cho chủ sở hữu thuận lợi trong việc xây dựng nhanh chóng nhất.
  • Giấy phép xây dựng tạm giúp nhà nước quản lý được xây dựng dự án quy hoạch. Giám sát được quá trình hình thành và phát triển bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

3. Mẫu đơn xin cấp phép xây dựng tạm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------

ĐƠN XIN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠM

Kính gửi: ..................................................................

1. Tên chủ đầu tư: ..........................................................................................................

- Người đại diện: ................................................Chức vụ: ..............................................

- Địa chỉ liên hệ: ..............................................................................................................

- Số nhà: ........................................................................ Đường ....................................

- Phường (xã): ................................................................................................................

- Tỉnh, thành phố: ............................................................................................................

- Số điện thoại: ................................................................................................................

2. Địa điểm xây dựng:

- Lô đất số: .............................................. Diện tích .............................m2 .....................

- Tại: .........................................................đường ..........................................................

- Phường (xã) ...........................................Quận (huyện) .................................................

- Tỉnh, thành phố .............................................................................................................

- Nguồn gốc đất: ..............................................................................................................

3. Nội dung xin phép xây dựng tạm:

- Loại công trình: ........................................Cấp công trình: ..............................................

- Diện tích xây dựng tầng 1: ....................m2; tổng diện tích sàn: .............................m2.

- Chiều cao công trình: ...................................m; số tầng: ...............................................

4. Đơn vị hoặc người thiết kế: ........................................................................................

- Địa chỉ: .......................................................................................................................

- Điện thoại: ..................................................................................................................

5. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế (nếu có): ..............................................................

- Địa chỉ: ...................................................... Điện thoại: ...............................................

- Giấy phép hành nghề (nếu có): ..................Cấp ngày: ...................................................

6. Phương án phá dỡ (nếu có): ......................................................................................

7. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: .......................tháng.

8. Tôi xin cam kết làm theo đúng giấy phép được cấp và tự dỡ bỏ công trình khi Nhà nước thực hiện quy hoạch theo thời gian ghi trong giấy phép được cấp. Nếu không thực hiện đúng cam kết tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

............., ngày.....tháng......năm.....
Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu nếu có)

Trên đây Hoatieu.vn đã gửi tới các bạn Đơn xin cấp giấy phép xây dựng tạm thời.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục xây dựng nhà đất trong mục biểu mẫu nhé.

Bạn có thể tải về tập tin thích hợp cho bạn tại các liên kết dưới đây.