Máy tạo nhịp tim 3 buồng giá bao nhiêu năm 2024

Máy tạo nhịp tim là thiết bị hỗ trợ tim mạch phổ biến hàng đầu hiện nay, có công dụng hỗ trợ điều hoà nhịp tim cho những bệnh nhân đang mắc phải các bệnh lý về tim mạch như: bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim...

1. Máy tạo nhịp tim được chỉ định trong trường hợp nào?

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị điện tử được sử dụng để hỗ trợ cho các hoạt động của tim. Thiết bị này được chỉ định nhiều nhất trong trường hợp nhịp tim chậm có triệu chứng và block AV (block nhĩ thất độ cao).

Máy tạo nhịp tim còn được dùng để tạo nhịp vượt tần số nhằm mục đích cắt nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nhịp nhanh thất, bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân cấy ghép máy khử rung tim.

Máy tạo nhịp tim 3 buồng giá bao nhiêu năm 2024

Máy tạo nhịp tim được dùng để hỗ trợ tình trạng nhịp tim không đều

Nhìn chung, chỉ định sử dụng máy tạo nhịp thường được áp dụng trong các tình trạng nhịp tim không đều trong các bệnh lý tim mạch như:

  • Rối loạn nhịp tim.
  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Bệnh van tim.
  • Suy tim.
  • Bệnh cơ tim phì đại nghẽn đường ra thất trái.

2. Các loại máy tạo nhịp tim

Các máy tạo nhịp được ký hiệu bằng các mã có từ 3 đến 5 chữ cái, thể hiện nhiều khía cạnh của chức năng như: máy đang tạo nhịp ở buồng tim nào, hình thức tạo nhịp 1 buồng hay 2 buồng, có khả năng tăng tần số tạo nhịp khi bệnh nhân gắng sức hay không.... Chẳng hạn, mã VVIR mô tả máy tạo nhịp 1 buồng thất, với chức năng tạo nhịp ở thất, nhận cảm ở thất, ức chế nhịp máy khi có nhịp nội tại của bệnh nhân, và có khả năng tăng tần số tạo nhịp khi phát hiện bệnh nhân đang gắng sức.

Máy tạo nhịp tim 3 buồng giá bao nhiêu năm 2024

Máy tạo nhịp VVIR có khả năng tăng tần số tạo nhịp khi bệnh nhân gắng sức (Ảnh minh hoạ)

Máy tạo nhịp VVI và DDD là 2 loại phổ biến nhất. So với VVI, các máy có khả năng tạo nhịp sinh lý hơn (như AAI, DDD, VDD) có thể giảm nguy cơ xuất hiện rung nhĩ và suy tim sau cấy máy, cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Nhằm tăng tuổi thọ cho máy tạo nhịp, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều cải tiến cho thiết bị như: sử dụng loại pin mới, thay thế bằng mạch điện có khả năng tiêu thụ năng lượng thấp, phủ corticosteroid cho đầu điện cực (nhằm mục đích giảm ngưỡng tạo nhịp)

Máy tạo nhịp còn có khả năng tự động chuyển chế độ tạo nhịp để có thể đáp ứng với các loại nhịp nội tại khác nhau. Trong thời gian gần đây, các máy tạo nhịp tim không dây ngày càng trở nên phổ biến, loại máy tạo nhịp này có thiết kế nhỏ gọn, có thể đặt hoàn toàn trong buồng thất phải thông qua các dụng cụ chuyên dụng và được gắn vào cơ thể bằng móc dạng mỏ neo hoặc đầu vít xoáy. Kích thước của máy tạo nhịp không dây chỉ khoảng 1 mL, nặng 2 g, và có chế độ tạo nhịp giống như VVI hoặc VVIR.

Máy tạo nhịp tim 2 buồng có 2 dây điện cực: một dây gắn cố định ở vị trí tâm nhĩ phải, dây còn lại được nối cố định vào vách liên thất phải (vách giữa). Máy tạo nhịp tim hai buồng có công dụng dẫn truyền tín hiệu điện của tim từ nhĩ xuống tâm thất giúp cải thiện được nhược điểm của máy 1 buồng (có công dụng đồng bộ nhịp tim giữa tâm nhĩ và tâm thất).

Máy tạo nhịp tim 3 buồng giá bao nhiêu năm 2024

Vinmec tự hào vì sở hữu đội ngũ chuyên gia tim mạch hàng đầu

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã triển khai thực hiện kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim với sự hỗ trợ đắc lực từ hệ thống Phòng mổ Hybrid tiên tiến. Được trang bị các trang thiết bị hiện đại, phòng mổ Hybrid của bệnh viện tích hợp máy chụp mạch DSA và máy gây mê với các phần mềm theo dõi huyết động bệnh nhân như hệ thống PiCCO và entropy. Điều này giúp phòng mổ Hybrid không chỉ đáp ứng mọi yêu cầu của các ca phẫu thuật thông thường mà còn mở rộng khả năng can thiệp cho các trường hợp cấy máy tạo nhịp, can thiệp nong, đặt stent mạch vành, thay van,... cùng với kỹ thuật hiện đại, ít xâm lấn nhất, đảm bảo an toàn và giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tự hào sở hữu đội ngũ chuyên gia hàng đầu, bao gồm Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Chuyên khoa 2, Thạc sĩ giàu kinh nghiệm, đều có uy tín lớn trong lĩnh vực điều trị nội khoa, ngoại khoa, thông tim can thiệp và ứng dụng các kỹ thuật cao cấp để chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch. Đặc biệt, Trung tâm được trang bị các trang thiết bị hiện đại không kém phần tiên tiến, ngang tầm với các bệnh viện hàng đầu trên thế giới.

XEM THÊM:

  • Máy tạo nhịp tim hoạt động thế nào?
  • Cấy máy tạo nhịp tim điều trị rối loạn nhịp tim chậm
  • Thế nào là rối loạn nhịp tim chậm?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Máy tạo nhịp VVI và DDD là các máy được chỉ định phổ biến nhất. Các máy tạo nhịp này mang lại lợi ích sống còn tương đương cho bệnh nhân. So với máy tạo nhịp VVI, các máy có khả năng tạo nhịp sinh lý hơn (AAI, DDD, VDD) có thể giúp giảm nguy cơ xuất hiện rung nhĩ, suy tim sau khi cấy máy và cải thiện một chút chất lượng cuộc sống.

Các nhà sản xuất đã có nhiều cải tiến nhằm tăng tuổi thọ máy tạo nhịp ví dụ như: mạch điện có mức tiêu thụ năng lượng thấp, các loại pin mới và điện cực phủ corticosteroid ở đầu (nhằm làm giảm ngưỡng tạo nhịp). Các máy tạo nhịp còn có chương trình tự động chuyển chế độ tạo nhịp để đáp ứng với các loại nhịp nội tại khác nhau (ví dụ: chuyển từ chế độ DDDR sang VVIR khi rung nhĩ). Gần đây, các hãng chế tạo máy tạo nhịp đã thiết kế được các máy tạo nhịp không dây có cấu tạo hợp nhất giữa thân máy và điện cực để đặt hoàn toàn trong buồng thất phải. Loại máy này được đưa vào buồng thất phải bằng dụng cụ chuyên dụng và gắn vào cơ thất bằng các móc dạng mỏ neo hoặc đầu vít xoáy. Các máy tạo nhịp không dây có kích thước nhỏ, thể tích chỉ khoảng 1 mL, nặng 2 g và có chế độ tạo nhịp kiểu VVI hoặc VVIR.

Máy tạo nhịp tim 3 buồng giá bao nhiêu năm 2024

Máy tạo nhịp có thể bị rối loạn chức năng:

  • Nhận cảm quá mức.
  • Nhận cảm quá kém.
  • Máy không phát xung tạo nhịp.
  • Máy phát xung nhưng không tạo nhịp được nhĩ hoặc thất.
  • Tạo nhịp với tần số bất thường.

Hiện tượng nhịp nhanh là một vấn đề rất thường gặp. Khi có tác động gây rung vùng đặt máy tạo nhịp hoặc vận động cơ ngực hoặc ở trong môi trường từ tính của chụp cộng hưởng từ, bộ phận đáp ứng tần số của máy tạo nhịp có thể làm tăng nhịp tim. Trường hợp nhịp nhanh qua trung gian máy tạo nhịp, cơ chế là do một ngoại tâm thu thất hoặc nhát tạo nhịp thất dẫn truyền ngược lên nhĩ (qua nút nhĩ thất hoặc qua một đường dẫn truyền phụ).

Các biến chứng bổ sung liên quan đến các thiết bị hoạt động bình thường bao gồm ức chế nói chuyện chéo, trong đó cảm nhận xung động tạo nhịp tâm nhĩ bởi kênh tâm thất của máy tạo nhịp hai buồng dẫn đến ức chế tạo nhịp thất và hội chứng máy tạo nhịp tim, trong đó AV không đồng bộ do tạo nhịp thất gây ra các triệu chứng như cảm giác bồng bềnh, mơ hồ (ví dụ, choáng váng), vấn đề ở cổ (ví dụ, giật ở cổ), hoặc hô hấp (ví dụ, khó thở). Hội chứng máy tạo nhịp có thể giải quyết bằng phương pháp: đảm bảo đồng bộ nhĩ thất bằng cách tạo nhịp nhĩ theo nhu cầu (AAI), máy 2 buồng nhưng điện cực nhĩ chỉ nhận cảm (VDD).

Một số thiết bị và dụng cụ có thể gây ra tương tác điện từ, ảnh hưởng đến chức năng máy tạo nhịp ví dụ như dao điện trong phẫu thuật, chụp cộng hưởng từ (MRI). Điện thoại di động và thiết bị an ninh điện tử có thể là nguồn gây tương tác điện từ với máy tạo nhịp. Không nên để điện thoại di động sát với máy tạo nhịp, nhưng nói chung nếu chỉ dùng điện thoại với mục đích nói chuyện thì không đáng ngại. Máy tạo nhịp sẽ không bị rối loạn chức năng khi bệnh nhân đi bộ qua máy dò kim loại trừ phi bệnh nhân nán lại quá lâu trong máy.

Máy tạo nhịp tim 3 buồng giá bao nhiêu năm 2024

Bản quyền © 2024 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.