Máy trợ thính giá bao nhiêu

PGS.TS Lê Công Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Bạch Mai khuyến cáo, nếu chưa đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm nguyên nhân điếc tai thì người dân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng máy trợ thính vì dễ “tiền mất tật mang”.

PGS.TS Lê Công Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Bạch Mai khuyến cáo, nếu chưa đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm nguyên nhân điếc tai thì người dân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng máy trợ thính vì dễ “tiền mất tật mang”.

Trong suy nghĩ của rất nhiều người, nếu tai chẳng may bị điếc thì chỉ cần đi mua một chiếc máy trợ thính về sử dụng là có thể nghe được bình thường. Tuy nhiên, các chuyên gia thính học cho rằng điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến tai bị ù, đau tai, thậm chí tình trạng điếc ngày một nặng hơn.

Chị Phan Nhàn (Tây Hồ, Hà Nội) kể: “Bố chồng tôi bị điếc đã vài năm nay nên gia đình có mua cho ông một chiếc máy trợ thính nhỏ để đeo. Nghe ông bảo thì khi đeo có lúc nghe được, có lúc lại rất khó nghe, cho nên dùng được vài lần ông cũng không đeo nữa”.

Cũng trong trường hợp tương tự, bác Hân (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Dùng máy trợ thính cảm thấy cũng vướng víu ở tai mà nghe được chăng hay chớ nên lắm lúc lại thấy bất tiện. Thôi thà cứ để con cháu “lớn tiếng” khi nói chuyện còn hơn là đeo chúng ở tai…”.

Máy trợ thính giá bao nhiêu

Dùng máy trợ thính cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Ảnh minh họa.

Hiện nay trên thị trường có bày bán rất nhiều các loại máy trợ thính khác nhau mà không cần đo khám với giá thành dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng một chiếc. Đây là một thiết bị điện tử có khả năng xử lý và khuếch đại âm thanh nhằm trợ giúp cho những người gặp khó khăn khi nghe, khi giao tiếp. Tuy nhiên, theo PGS.TS Lê Công Định, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, BV Bạch Mai, nếu chưa đến bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm nguyên nhân điếc tai thì người dân tuyệt đối không nên tự ý sử dụng máy trợ thính vì dễ “tiền mất tật mang”.

PGS. Định cho biết, mỗi người bệnh có mức độ điếc nặng nhẹ khác nhau, đồng thời các loại điếc cũng khác nhau (như điếc truyền âm, điếc tiếp âm...), vì thế không phải bệnh nhân nào có vấn đề về điếc tai cũng phải dùng máy trợ thính. Đối với một số trường hợp sau thăm khám, các bác sĩ sẽ có chỉ định mổ hoặc tìm biện pháp để nghe (trong đó có sử dụng máy trợ thính).

PGS. Định khuyến cáo, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý đi mua máy trợ thính về sử dụng mà phải đi khám xem có bệnh lý về tai hay không; đo chức năng nghe xem có thực sự bị nghe kém không và nếu nghe kém thì ở mức độ nào. Khi bắt buộc phải dùng máy trợ thính thì tùy từng người bệnh khác nhau, các bác sĩ sẽ có sự hiệu chỉnh cụ thể cho bệnh nhân có chỉ định đeo máy trợ thính. Nếu tự ý đeo máy trợ thính có thể gây ù tai, đau tai, khó chịu, thậm chí khiến tình trạng điếc ngày một nặng hơn vì không phải tần số nghe của ai cũng giống nhau. Sở dĩ không ít bệnh nhân than phiền rằng đeo máy trợ thính nhưng lại không cải thiện chức năng nghe một cách hiệu quả là do không được các bác sĩ hiệu chỉnh máy trợ thính cho phù hợp với tần số âm thanh của mình.

Hơn nữa ở một số trường hợp bệnh nhân có kèm thêm các triệu chứng như viêm tai, tai bị nhiễm khuẩn, chảy dịch, mưng mủ… nếu tự ý đeo máy trợ thính rất dễ khiến bệnh nặng hơn, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng tai.

D.Hải

Theo: suckhoedoisong.vn

Với khả năng xử lý và khuếch đại âm thanh, máy trợ thính dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của của già, người gặp khó khăn khi nghe. Hãy cùng META.vn tìm hiểu về cấu tạo, chức năng cũng như cách sử dụng thiết bị này bạn nhé!

Cấu tạo máy trợ thính

Máy trợ thính có cấu tạo gồm 3 phần chính: micro, bộ khuếch đại (bộ xử lý âm thanh) và loa. Cơ chế hoạt động của thiết bị này như sau:

  • Micro thu âm thanh, chuyển đổi thành tín hiệu rồi đưa đến bộ xử lý âm thanh
  • Tín hiệu sau khi xử lý sẽ được khuếch đại với cường độ theo nhu cầu của người sử dụng
  • Cuối cùng loa sẽ đưa tín hiệu khuếch đại đến tai người đeo máy

Sự ra đời của tai nghe trợ thính đã giúp ích rất nhiều cho những người có chức năng nghe bị hạn chế. Họ có thể nghe rõ khi giao tiếp hằng ngày và an tâm hơn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, thiết bị này chỉ giúp tai có thể nghe tốt hơn chứ không có tác dụng phục hồi chức năng của tai như ban đầu.

Máy trợ thính có những loại nào?

Dựa theo kiểu dáng thiết kế, chúng ta có thể chia máy trợ thính thành các loại cơ bản sau đây:

  • Máy đeo sau tai (BTE): được đặt sau vành tai, truyền âm thanh đến tai nhờ ống nhỏ và núm tai. Thiết bị tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng, không làm tai bị bí bách.
  • Máy nằm sâu trong ốc tai (RITE): sở hữu kích thước nhỏ gọn, có thể đặt sâu trong ống tai. Tuy nhiên, người dùng sẽ cảm thấy hơi khó chịu vì máy che gần như toàn bộ lỗ tai.
  • Máy nằm trong khoang tai (ITE): được thiết kế với hình dạng, kích thước khuôn tai của mỗi người. Do đó, thiết bị này được đặt hoàn toàn bên trong khoang tai. Với ưu điểm gọn nhẹ, máy ITE giúp người đeo thoải mái, không bị vướng víu.
  • Máy nằm trong ống tai (CIC): là loại máy trợ thính siêu nhỏ nên có thể đặt sâu trong ống tai của mỗi người.
  • Máy bỏ túi: Đây là loại máy ra đời đầu tiên với cấu tạo gồm micro đặt trong túi. Máy bỏ túi có ưu điểm là dễ sử dụng và giá thành thấp.
  • Máy trợ thính kế hợp với điện thoại thông minh: thiết bị có thể kết nối trực tiếp với điện thoại, giúp người sử dụng có thể nghe, gọi điện thoại dễ dàng. Tại Việt Nam, loại máy này chưa phổ biến.

Những lưu ý khi sử dụng máy trợ thính

Chỉ nên mua và sử dụng máy trợ thính chất lượng, phù hợp

Chất lượng máy trợ thính ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe và “sức khỏe” tai người sử dụng. Vì vậy, để bảo vệ tai, cải thiện chức năng nghe, bạn nên và chỉ nên sử dụng những sản phẩm đảm bảo, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Điều chỉnh âm lượng phù hợp

Đa phần máy trợ thính hiện nay đều có nút điều chỉnh âm lượng. Âm lượng càng lớn thì nghe càng rõ nhưng cũng gây tiếng ồn lớn, tạo áp lực cho tai. Người dùng nên điều chỉnh âm lượng phù hợp với khả năng nghe của mình và hoàn cảnh sử dụng.

Sử dụng đúng cách và kiên trì

Không ít người bỏ cuộc ngay từ lần đầu tiên sử dụng máy trợ thính vì cảm giác khó chịu, vướng víu. Tuy nhiên, đây là những hiện tượng hoàn toàn bình thường mà hầu như ai cũng gặp phải. Bạn nên kiên trì sử dụng để cải thiện chức năng nghe, ít nhất là trong vài ngày. Nếu sau vài ngày mà vẫn thấy khó chịu thì ngưng dùng và tham khảo ý kiến bác sĩ. Xin chia sẻ một số tips dành cho người mới sử dụng:

  • Bắt đầu nên đeo máy trong thời gian ngắn, từ 1 - 2 giờ/ mỗi ngày
  • Nên dùng máy ở những nơi ít người, ít tiếng ồn để tai quen dần
  • Khi tai đã quen, nên tập đeo máy nhiều hơn, trong môi trường hồn hơn

Luôn giữ cho máy được khô ráo

Máy trợ thính rất dễ bị hỏng nếu gặp môi trường ẩm thấp. Vì vậy, hãy bảo quản nó ở những nơi khô ráo và không nên sử dụng khi trời mưa. Trong trường hợp máy bị ướt thì có thể sử dụng máy sấy để làm khô.

Hạn chế đến gần các thiết bị điện tử khi đeo máy trợ thính

Đa phần máy trợ thính đều bị nhiễu sóng khi đến gần các thiết bị điện tử, thiết bị phát thanh. Trong trường hợp bắt buộc, bạn cần điều chỉnh máy về chế độ gọi điện hoặc giảm âm để ngăn chặn sự nhiễu sóng.

Nên mua máy trợ thính của thương hiệu nào? Giá bán bao nhiêu?

Máy trợ thính có nhiều loại với giá bán từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng, trong đó, loại máy thuộc dòng CIC (máy nằm sâu trong ống tai) thường có giá cao hơn cả. Một số thương hiệu được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm phải kể đến Mimitakara, Rionet và Beurer. Những sản phẩm này không chỉ có thiết kế nhỏ gọn, chất lượng âm thanh tốt mà giá bán còn khá phù hợp với túi tiền của người Việt.

META.vn - nhà phân phối máy trợ thính chất lượng, giá tốt

Là một nhà phôi phối uy tín trên thị trường, META.vn cam kết mang đến cho khách hàng những loại máy trợ thính mới 100%, đảm bảo chất lượng với giá bán rẻ nhất. Liên hệ với META.vn để được tư vấn và đặt mua máy trợ thính cho người già, người khiếm thính ngay hôm nay.


Page 2

Người già, người cao tuổi có những đặc điểm riêng về cuộc sống nên lựa chọn máy trợ thính cho người già cũng phải dựa trên những yếu tố đó:

Về chất lượng âm thanh :Đa phần người cao tuổi thường thích ở trong nhà, những nơi yên tĩnh và không quá ồn ào, nên máy trợ thính cho người già không cần quá nhiều kênh cũng có thể đáp ứng được tương đối nhu cầu giao tiếp đơn giản của họ. Tuy nhiên, xu hướng người cao tuổi hiện nay nhất là ở thành thị thường có cuộc sống chất lượng hơn, ra ngoài giao tiếp nhiều hơn thì họ cũng cần những máy trợ thính chuyên dụng nhiều kênh, chống ồn, chống chói tốt để họ có thể tận hưởng cuộc sống. Theo kinh nghiệm của tôi. Máy trợ thính cho người già ở mức độ khoảng từ 16 kênh được nhiều người chấp nhận.

Về hình thức : người cao tuổi có thể chọn các máy trong tai, sau tai đều được. Không nên sử dụng các loại máy trợ thính cho người già dạng hộp có dây vì công nghệ rất cũ. Một số người cao tuổi thích sử dụng máy trong tai vì họ không muốn cảm giác người khác thấy rằng mình cao tuổi và phải sử dụng máy trợ thính. Nhưng đa phần không quan trọng về mặt hình thức, miễn sao đạt chất lượng nghe, dễ dùng và giá cả phù hợp.

Về mặt tính năng: do tuổi cao tay và mắt không còn khéo, máy trợ thính cho người cao tuổi nên được trang bị pin sạc (thường sẽ đi kèm khả năng chống nước, rất tốt khi bỏ quên khi đi tắm). Ngoài ra, máy trợ thính có kết nối bluetooth sẽ rất tuyệt vời cho người già giúp họ xem ti vi, gọi điện cho con cháu dễ dàng hơn. 

Máy trợ thính cho người già giá bao nhiêu?: người cao tuổi và người thân căn cứ vào nhu cầu sử dụng đến đâu để lựa chọn máy trợ thính cho người cao tuổi phù hợp. Người cao tuổi đã đóng góp rất nhiều cho gia đình và xã hội nên họ xứng đáng được hưởng những chăm sóc tốt nhất.