Mô hình sử dụng thuốc tại bệnh viện Thanh Nhàn

Luận văn Nghiên cứu xây dựng danh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện Thanh Nhàn.Tương tác thuốc là vấn đề thường gặp trong thực hành lâm sàng và là một trong những nguyên nhân gây ra các biến cố bất lợi của thuốc, bao gồm xuất hiện độc tính hoặc phản ứng có hại trong quá trình sử dụng, thất bại điều trị, thậm chí có thể gây tử vong cho bệnh nhân [20]. Để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử trí tương tác thuốc, các bác sỹ và dược sỹ thường phải tra cứu thông tin trong các cơ sở dữ liệu (CSDL) khác nhau như sách chuyên khảo, phần mềm, tra cứu trực tuyến, tuy nhiên việc này trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, các CSDL về tương tác thuốc thường không đồng nhất trong việc liệt kê tương tác và nhận định mức độ nghiêm trọng của các tương tác [8], [38] khiến cán bộ y tế mất nhiều thời gian tra cứu các CSDL khác nhau, không phù hợp với thực tế vốn yêu cầu xử lý vấn đề một cách nhanh chóng. Thứ hai, trong nhiều trường hợp các CSDL còn đưa ra “cảnh báo giả”, nghĩa là cảnh báo về những tương tác thuốc không có ý nghĩa trên lâm sàng. Nếu những “cảnh báo giả” xuất hiện quá nhiều, các bác sỹ có xu hướng bỏ qua cảnh báo được đưa ra [14], [22] và điều này trở nên nguy hiểm nếu họ bỏ qua cả những cảnh báo về tương tác nghiêm trọng. Vì vậy, việc xây dựng một danh sách “ngắn gọn” những tương tác thuốc cần chú ý là rất cần thiết với người kê đơn.

Bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh viện đa khoa hạng I có quy mô lớn tại Hà Nội với loại hình bệnh tật đa dạng và luôn tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân điều trị
không thành công ở các bệnh viện tuyến dưới hoặc cơ sở điều trị khác chuyển đến. Do đó, tương tác thuốc luôn là vấn đề được quan tâm trong điều trị. Với mục đích triển khai công cụ tra cứu tương tác thuốc phù hợp với thực tế lâm sàng tại bệnh viện, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng danh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện Thanh Nhàn” với hai mục tiêu sau:
– Mục tiêu 1: Xây dựng một danh sách các tương tác cần chú ý trong thực hành lâm sàng giữa các hoạt chất hiện đang được sử dụng tại bệnh viện dựa trên bằng chứng ghi nhận trong y văn và sự đồng thuận ý kiến của nhóm chuyên môn bao gồm bác sỹ và dược sỹ; đồng thời xây dựng hướng dẫn xử trí những tương tác này trong thực hành lâm sàng.
– Mục tiêu 2: Xác định tần suất gặp phải những tương tác này trong đơn thuốc điều trị ngoại trú và nội trú tại bệnh viện.
Chúng tôi hi vọng rằng đề tài sẽ góp phần tăng cường công tác kiểm soát và giảm thiểu tương tác thuốc bất lợi trong thực hành lâm sàng; đồng thời cũng đưa ra một phương pháp luận để xây dựng hướng dẫn thực hành tại một cơ sở khám ch

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIÉT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Tương tác thuốc 3
1.1.1. Định nghĩa tương tác thuốc 3
1.1.2. Dịch tễ học về tương tác thuốc 4
1.1.3. Hậu quả của tương tác thuốc 5
1.1.4. Yếu tố nguy cơ gây tương tác thuốc 5
1.1.5. Ý nghĩa lâm sàng của tương tác thuốc 7
1.2. Kiểm soát tương tác thuốc trong thực hành lâm sàng 8
1.2.1. Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc 8
1.2.2. Phần mềm hỗ trợ kê đơn cho bác sỹ 13
1.2.3. Bảng cảnh báo về những tương tác nghiêm trọng 14
1.2.4. Một số khuyến cáo chung để kiểm soát tương tác thuốc 15
Chương 2. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu 17
2.1.1. Các cơ sở dữ liệu tra cứu tương tác thuốc 17
2.1.2. Danh mục thuốc 17
2.1.3. Đơn thuốc ngoại trú và bệnh án nội trú 17
2.1.4. Nhóm chuyên môn 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu 18
2.2.1. Xây dựng danh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành lâm sàng tại bệnh viện Thanh Nhàn 18
2.2.2. Xây dựng hướng dẫn xử trí cho các tương tác thuốc trong danh sách
cuối cùng 21
2.2.3. Xác định tần suất gặp phải những tương tác trong danh sách đã được
xây dựng trong đơn thuốc điều trị ngoại trú và bệnh án nội trú tại bệnh viện 22
2.4. Xử lý số liệu 22
Chương 3. KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
3.1. Xây dựng danh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành
lâm sàng 23
3.2. Xây dựng hướng dẫn xử trí cho các tương tác thuốc trong danh sách
cuối cùng 27
3.3. Xác định tần suất gặp phải những tương tác trong danh sách đã được xây
dựng trong đơn thuốc điều trị ngoại trú và bệnh án nội trú tại bệnh viện 27
Chương 4. BÀN LUẬN 32
4.1. Xây dựng danh sách tương tác thuốc cần chú ý trong thực hành
lâm sàng 32
4.2. Xác định tần suất xuất hiện 25 tương tác trong đơn điều trị ngoại trú
và bệnh án nội trú tại bệnh viện 33
Chương 5. KÉT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 39
5.1. Kết luận 39
5.2. Đề xuất 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

I. Tổ chức nhân sự

Nhân sự hiện nay:Tổng số 30 người, trong đó có: 04 Thạcsỹ, 01 DsCK I, 05 DSĐH, 17 DSCĐ, 03 DSTH                                                             

Lãnh đạo khoa Dược  qua các thời kỳ: Từ năm 1984 đến nay

-  Giai đoạn 1984 đến 2003: Ds Đoàn Kim Dung

-  Giai đoạn 2004 đến 2014: Ds Bế Thị Ái Việt

-  Giai đoạn 2015 đến 5/2017: Ds Đinh Thị Thanh Thủy

-  Giai đoạn tháng 6/2017 đến 12/2019: DS Lê Thị Thanh Nga

-  Giai đoạn tháng 1/2020 đến nay: Ths Bs Nguyễn Thành Vinh

II. Lịch sử hình thành và phát triển

Khoa dược được thành lập cùng với sự ra đời của Bệnh viện ThanhNhàn. Trải qua nhiều năm xây dựng, hoạt động và phát triển, Khoa Dược đã hoàn thành tốt vai trò bảo đảm cung ứng thuốc, hoá chất đảm bảo chất lượng, phục vụ kịp thời cho công tác điều trị. Đồng thời đảm bảo công tác quản lý xuất nhập thuốc, hóa chất theo đúng quy định hiện hành..

Trong những năm gần đây, khoa Dược còn từng bước đưa hoạt động thông tin thuốc – dược lâm sàng trở thành một trong các hoạt động thường quy của khoa nhằm cung cấp những thông tin về thuốc một cách chính xác, theo dõi sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hỗ trợ cho công tác điều trị của bác sĩ cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

III. Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Dược

1.Chức năng
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và  tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
2. Nhiệm vụ

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị, chẩn đoán và các yêu cầu chữa bệnh khác. - Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu. - Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. - Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”. - Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc. - Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện. - Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của trường Cao đẳng và Trung học về dược. - Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện. - Tham gia chỉ đạo tuyến. - Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. - Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định

IV. Hoạt động chuyên môn

Dưới sự lãnh đạo của phụ trách khoa Dược, Ths.Bs Nguyễn Thành Vinh, đội ngũ cán bộ nhân viên khoa Dược bao gồm các Dược sỹ có chuyên môn vững vàng, có lòng yêu nghề, đạo đức tốt, luôn hết mình vì công việc, khoa Dược từng bước phát triển không ngừng cùng sự phát triển của bệnh viện. Cơ sở vật chất được củng cố, nhân lực thường xuyên được đào tạo nâng cao tay nghề, chất lượng phục vụ càng tiến tới sự hài lòng của bệnh nhân

Khoa Dược bệnh viện Thanh Nhàn cũng là nơi thực tập của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung câp Y Dược tại thành phố Hà Nội. Cán bộ nhân viên trong khoa luôn nhiệt tình hướng dẫn thực tập cho các học viên, sinh viên.

Định hướng phát triển:

·                     Cập nhật thường xuyên các kiến thức y dược học mới, xây dựng hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy trình chuẩn cho các hoạt động chuyên môn phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện.

·                     Thường xuyên tổ chức, tập huấn, đào tạo, thông tin cho các cán bộ y tế trong bệnh viện về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc.

·                     Tham gia nghiên cứu khoa học, tiến hành nghiên cứu phân tích, đánh giá sử dụng thuốc, hoặc đánh giá chi phí – điều trị của người bệnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí dùng thuốc của bệnh viện.

·                     Đào tạo thường xuyên cho nhân viên trong khoa về kiến thức y dược học, sử dụng thành thạo tiếng anh, công nghệ thông tin cũng như các công tác chuyên môn nhằm nâng cao trình độ, tăng tính chuyên nghiệp trong công việc.

Video liên quan

Chủ đề