Mở rộng vốn từ bảo vệ môi trường lớp 5

Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt.... Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loại cây khác nhau làm thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp.

Trả lời:

  • Qua đoạn văn sau em hiểu: Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều động vật và thực vật.

a. Hành động bảo vệ môi trường

b. Hành động phá hoại môi trường

(phá rừng; trồng cây; đánh cá bằng mìn; trồng rừng; xả rác bừa bãi; đốt nương; săn bắn thú rừng; phủ xanh đồi trọc; đánh cá bằng điện; buôn bán động vật hoang dã)

Trả lời:

a. Hành động bảo vệ môi trường là: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.

b. Hành động phá hoại môi trường là: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắt thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.

Trả lời:

Đoạn mẫu 1:

Sáng nay trường em thật nhộn nhịp. Học sinh từng nhóm, từng nhóm chỉnh tề, gọn gàng, đầy đủ cả về sĩ số, trang phục và dụng cụ lao động. Tất cả tập trung ở sân trường, tuân theo sự phân công của các thầy, cô giáo chủ nhiệm, chúng em đi trồng cây. Bạn nào khuôn mặt cũng bừng lên niềm phấn khởi. Theo suốt bờ rào khuôn viên trường, chúng em trồng lại những cây đã chết khô hoặc cằn cỗi. Những chỗ còn trống thì chúng em trồng tiếp thêm các loại cây cho bóng mát như cây bàng, cây phượng vĩ… Chúng em đánh tơi xốp đất ở các hố đã đào sẵn, trồng vào đó các loại cây giống mới đưa về. Chúng em trồng rất cẩn thận. Sau khi cho thêm phân rác vào hố, chúng em còn đắp cho gốc cây đủ đất và chống thêm bằng cọc tre. Cứ như vậy cây mới vững gốc mà sinh trưởng.

Đoạn mẫu 2:

Từ khi trường em phát động phong trào “Xanh trường đẹp lớp” đến nay thì quang cảnh khu vực trường đã thay đổi khá nhiều. Hàng rào xung quanh trường đã có thêm một hàng cây bao quanh. Những cây xà cừ, bạch đàn, phi lao do các khối lớp được phân công trồng, chăm sóc, bảo vệ nay đã lên xanh vượt quá đầu người. Sân trường luôn được các lớp thay phiên nhau quét dọn hàng ngày nên sạch như sân phơi, không hề thấy một cọng rác hay tờ giấy lộn. Trước cửa các phòng học đều đế một thùng đựng rác. Vì vậy mà sân trường, lớp học đều sạch sẽ thoáng mát.   

Người gác rừng tí hon – Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường trang 126 sgk Tiếng Việt lớp 5. Qua đoạn văn sau, em hiểu khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường

Bài tập 1

Mở rộng vốn từ bảo vệ môi trường lớp 5
Khu bảo tồn đa dạng sinh học là nơi lưu giữ được nhiều loại động vật và thực vật. Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học vì rừng có động vật, có thảm thực vật rất phong phú.

Bài tập 2

Mở rộng vốn từ bảo vệ môi trường lớp 5

Quảng cáo

Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.

Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã…

Bài tập 3:

Hưởng ứng phong trào “Phủ xanh đất trống đồi núi trọc”, trường em tổ chức lao động trồng cây gây rừng. Tất cả thầy cô giáo và học sinh khối lớp Năm trong nhà trường hăng hái tham gia. Tuy lao động vất vả nhưng ai cũng thấy vui, thấy thích. Ai cũng hiểu được rằng: Trồng cây sẽ có môi trường xanh, trồng cây sẽ đem lai lợi ích cho đất nước và lợi ích cho mọi nhà. Trồng cây là thực hiện tốt lời Bác dạy chúng ta…

Chào bạn Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 13 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 1

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường trang 126 giúp các em học sinh tham khảo, trả lời câu hỏi phần Luyện từ và câu Tuần 13 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 thật tốt, để chuẩn bị chu đáo bài trước khi tới lớp. Qua đó thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Người gác rừng tí hon, Trồng rừng ngập mặn của Tuần 13. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường trang 126 - Tuần 13

Qua đoạn văn sau, em hiểu "khu bảo tồn đa dạng sinh học" là gì?

Rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên là khu bảo tồn đa dạng sinh học với ít nhất 55 loài động vật có vú, hơn 300 loài chim, 40 loài bò sát, rất nhiều loài lưỡng cư và cá nước ngọt... Thảm thực vật ở đây rất phong phú. Hàng trăm loại cây khác nhau làm thành các loại rừng: rừng thường xanh, rừng bán thường xanh, rừng tre, rừng hỗn hợp.

Trả lời:

Khu bảo tồn đa dạng sinh học là rừng nguyên sinh, đó là nơi sinh sống của các loài động vật có vú, chim, bò sát và nhiều loài lưỡng cư, cá nước ngọt. Có thảm thực vật phong phú, hàng trăm loại thú rừng. Vì thế, đa dạng sinh học có nghĩa là nhiều loại động vật, thực vật sinh sôi nảy nở ở đó.

Câu 2

Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào nhóm thích hợp:

a) Hành động bảo vệ môi trường.

b) Hành động phá hoại môi trường.

(phá rừng, trồng cây, đánh cá bằng mìn, trồng rừng, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, phủ xanh đồi trọc, đánh bắt cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã)

Trả lời:

a) Hành động bảo vệ môi trường: trồng cây, trồng rừng, phủ xanh đồi trọc.

b) Hành động phá hoại môi trường: phá rừng, đánh cá bằng mìn, xả rác bừa bãi, đốt nương, săn bắn thú rừng, đánh cá bằng điện, buôn bán động vật hoang dã.

Câu 3

Chọn một trong các cụm từ ở bài tập 2 làm đề tài (M: trồng cây) em hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu về đề tài đó.

Trả lời:

Sáng nay, sân trường em thật nhộn nhịp. Học sinh xếp thành từng lớp với đầy đủ dụng cụ lao động. Tất cả tập trung ở sân trường, tuân theo sự phân công của các thầy cô giáo. Nhiệm vụ của chúng em trong buổi lao động này là trồng lại những cây đã chết khô hoặc cằn cỗi trong khuôn viên trường, những chỗ đất trống thì trồng thêm cây bóng mát như: bàng, bằng lăng và phượng vĩ. Chúng em hăm hở tay cuốc, tay xẻng đánh cho tơi xốp đất trong các hố đã đào sẵn, trồng vào đó các loại cây giống mới đưa về. Sau khi cho phân vào hố, chúng em lấp đủ đất và chống giữ cây bằng cọc tre. Cứ như vậy cây mới vững gốc mà sinh trưởng.

Cập nhật: 26/10/2021

Chào bạn Luyện từ và câu lớp 5 Tuần 12 - Tiếng Việt Lớp 5 tập 1

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường trang 115 giúp các em học sinh tham khảo, trả lời câu hỏi phần Luyện từ và câu Tuần 12 Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 thật tốt, để chuẩn bị chu đáo bài trước khi tới lớp. Qua đó thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình.

Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Mùa thảo quả, Hành trình của bầy ong của Tuần 12. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường trang 115 - Tuần 12

Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở bên dưới:

Thành phần môi trường là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.

a) Phân biệt nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên

b) Mỗi từ ở cột A dưới đây ứng với nghĩa nào ở cột B

AB
Sinh vậtquan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh.
Sinh tháitên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết.
Hình tháihình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật, có thể quan sát được.

Trả lời:

a) Phân biệt nghĩa các cụm từ:

  • Khu dân cư: Khu vực dành cho dân ở.
  • Khu sản xuất: Khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp.
  • Khu bảo tồn thiên nhiên: Khu vực trong đó có các loài cây, con vật và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, giữ gìn lâu dài.

b) Nối:

  • Sinh vật: tên gọi chung các vật sống, bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật, có sinh ra, lớn lên và chết.
  • Sinh thái: quan hệ giữa sinh vật (kể cả người) với môi trường xung quanh.
  • Hình thái: hình thức biểu hiện ra bên ngoài của sự vật có thể quan sát được.

Câu 2

Ghép tiếng bảo (có nghĩa "giữ, chịu trách nhiệm") với mỗi tiếng sau để tạo thành từ phức và tìm hiểu nghĩa của mỗi từ đó (có thể sử dụng Từ điển tiếng Việt)

đảm, hiểm, quản, toàn, tồn, trợ, vệ

Trả lời:

  • Bảo đảm (đảm bảo): làm cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được.
  • Bảo hiểm: giữ gìn đề phòng tai nạn; trả khoản tiền thỏa thuận khi có nạn xảy đến với người đóng bảo hiểm.
  • Bảo quản: giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt.
  • Bảo tàng: cất giữ những tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử.
  • Bảo toàn: giữ cho nguyên vẹn, không để suy chuyển, mất mát.
  • Bảo tồn: giữ lại, không để mất đi.
  • Bảo trợ: đỡ đầu và giúp đỡ.
  • Bảo vệ: chống lại mọi xâm phạm, để giữ cho nguyên vẹn.

Câu 3

Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa với nó:

Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.

Trả lời:

Thay từ bảo vệ bằng giữ gìn, gìn giữ.

Cập nhật: 24/11/2021