Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy thể hiện như thế nào

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy rất mật thiết với nhau, điều mà bạn có thể không biết đó chính là ngôn ngữ lập trình tư duy NLP được sáng tạo ra nhằm mục đích kết nối giữa tư duy não bộ và hành động bên ngoài của bạn một cách hiệu quả nhất.

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy thể hiện như thế nào

Ngôn ngữ và tư duy cái nào có trước? Vì sao? Bằng chứng cho mối liên hệ này? Đó là các vấn đề tranh cãi của nhiều chuyên gia. Nhưng đã có một khẳng định rằng NLP là minh chứng cho mối liên hệ giữa tư duy và ngôn ngữ.

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy

Có ý kiến cho rằng: “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy như 2 mặt của một tờ giấy”, tức là cho rằng ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. Không có ngôn ngữ con người không thể tư duy vì ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư tưởng, là công cụ để hình thành tư tưởng. Tư duy là một thực thể tinh thần muốn tồn tại, muốn được truyền bá và phát triển trong xã hội con người, phải “nương tựa” vào thực thể vật chất là ngôn ngữ.

Ngược lại, không có tư duy thì sẽ không bao giờ có ngôn ngữ vì tư duy cung cấp nội dung tinh thần, đảm bảo cho ngôn ngữ tồn tại. Không có các kết quả tư duy (khái niệm, phán đoán,…) ngôn ngữ chỉ còn là hình thức âm thanh thuần túy, không có tiếng nước chảy, gió thổi hay tiếng ho, hắt hơi, hay tiếng khóc con người.

Tóm lại, mối liên hệ giữa ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau như “hai mặt của một tờ giấy” không thể cắt mặt phải mà không đồng thời cắt luôn cả mặt trái.

NLP là minh chứng cho mối liên hệ giữa ngôn ngữ và tư duy

NLP ngôn ngữ lập trình tư duy là tập hợp các công trình nghiên cứu khoa học về thần kinh học (tư duy của bộ não), ngôn ngữ học (ngôn ngữ con người giao tiếp với nhau) và các mô thức (thói quen hành động, ứng xử của con người) được lập trình sẵn trong bộ não người.

NLP là viết tắt của Neuro Linguistic Programming (Lập trình ngôn ngữ tư duy) có thể được mô tả là “cách tiếp cận hướng tới sự kết nối giữa quá trình tư duy não bộ (Neuro), ngôn ngữ tự nhiên (Linguistic) và các mô thức hành vi đã có thông qua trải nghiệm (Programming)”. Lập trình ngôn ngữ tư duy là một phương pháp hiệu quả để nhanh chóng hiểu được những động cơ và động lực cho mỗi hành động của con người.

Thông qua việc sử dụng NLP, bạn sẽ làm việc trên các giác quan, suy nghĩ và cảm xúc của mình để nhận thức được những yếu tố tác động này. NLP cho phép truyền thông tin hiệu quả hơn bằng cách đảm bảo rằng “âm nhạc tâm trạng” là chính xác, nghĩa là nó cho phép mọi người chuyển sang trạng thái tình cảm và mở lòng tiếp nhận những thông điệp được truyền tải giữa tư duy và ngôn ngữ. Điều này giống như ta suy tư về vấn đề nào đó trong não, dần dần hình thành và cuối cùng biểu đạt thành ngôn ngữ. Chính vì vậy, có thể nói NLP là minh chứng cho mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ.

Với những thông tin trên, ta có thể khẳng định ngôn ngữ lập trình tư duy NLP là một phát hiện mới trong việc chứng minh mối liên hệ giữa ngôn ngữ và tư duy.

Đã từ lâu rồi, tôi nghĩ về vấn đề này.

Theo quan điểm triết học Mac – Lenin, tư duy là một bộ phận của ý thức, là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người một cách gián tiếp và khái quát. Tư duy là thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao, nó là hình ảnh chủ quan của một thế giới khách quan.

Tư duy từ lâu đã trở thành chủ đề nghiên cứu của triết học, tâm lý học, sư phạm, y học hay khoa học máy tính, v.v... Việc tái tạo lại bộ não dạng số học hay tạo ra cỗ máy có thể tư duy như con người đang dần trở thành hiện thực, nhờ những nghiên cứu về nguồn gốc và cách hoạt động của tư duy trong hàng ngàn năm lịch sử con người.

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy thể hiện như thế nào

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giữa con người, là cầu nối cho sự hiểu biết lẫn nhau, góp phần tạo  nên văn hóa mỗi dân tộc, vùng miền trên thế giới. Con người trở nên vượt trội hơn so với các loài động vật chính là nhờ sự phát triển của phương pháp giao tiếp bằng hệ thống ngôn ngữ phức tạp, khả năng mà không một loài động vật nào, từng được biết đến, có thể làm được. Bạn nghĩ ngôn ngữ không phức tạp ư? Thử bỏ tiếng mẹ đẻ sang một bên và học một thứ ngôn ngữ mới xem.

Ngôn ngữ và tư duy có mối liên hệ mật thiết với nhau, ngôn ngữ là cơ sở để tư duy ra đời, tư duy làm cho ngôn ngữ tồn tại và phát triển. Từ thời ăn lông ở lỗ, tại điểm ngôn ngữ bắt đầu hình thành, giọng nói ấy vang lên trong đầu. Đó chính là hiện hữu đầu tiên của hoạt động tư duy. Con người từng không biết rằng mình có thể tư duy, thậm chí ý niệm về sự tồn tại của chính mình cũng không hề rõ ràng. Rồi xuất hiện giọng nói ấy trong đầu, họ lắng nghe những gì nó nói, làm theo những gì nó bảo. Bắt đầu hình thành sự tôn sùng, sự sợ hãi. Đó là giọng nói của ai? Của thần linh hay ma quỷ? Ngày nay chúng ta mặc định hiểu rằng giọng nói đó là chính ta, khi suy nghĩ vấn đề gì, chúng ta sẽ cụ thể hóa nó bằng ngôn ngữ.  Tâm trí sử dụng ngôn ngữ ta học được để tự độc thoại với chính mình. Thật kỳ lạ, cảm giác cứ như mình đang nói chuyện với ai, nghĩ kĩ hơn lại thấy có chút không đúng lắm, nhưng rất khó giải thích.

Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, cho đến hiện tại, ngôn ngữ là thứ duy nhất con người sử dụng để tư duy, chúng ta dùng ngôn ngữ để khái quát hóa sự vật, sự việc. Đó chính là cách hoạt động của tư duy. Không có ngôn ngữ thì không thể tư duy. Ngay trong lúc bạn đang đọc bài viết này, những gì vang lên trong đầu bạn là suy nghĩ của tôi, bạn đang suy nghĩ về suy nghĩ của tôi. Thử tưởng tượng bạn không hề biết tiếng Việt hay bất kỳ ngôn ngữ nào. Giờ đây trong đầu bạn còn lại điều gì? Những tiếng gâu gâu, meo meo, tiếng gió, tiếng mưa, tiếng quạt gió, v.v.... Việc tiếp nhận ngôn ngữ của con người chủ yếu sử dụng đến thị giác và thính giác. Tôi thực sự tò mò, liệu một người mù, điếc bẩm sinh có cảm giác như thế nào?  

Nhờ có ngôn ngữ mà ta có thể tưởng tượng được bất cứ điều gì. Thần linh, ma quỷ, chúa trời, đấng sáng thế, vũ trụ, nguyên tử. Nếu không có ngôn ngữ thì làm sao để người khác có thể hiểu được bạn đang nói đến cái gì? Làm gì có con kiến nào tôn thờ thần linh, đâu ra con chim nào hiểu được định luật vạn vật hấp dẫn? Chúng chỉ có thể biết về những thứ hiện hữu xung quanh mình, nào thể tưởng tượng về một thứ không hề tồn tại?

Thử tưởng tượng về cái máy đọc suy nghĩ của bạn, nó có khả năng đọc được giọng nói trong đầu người khác. Trong trường hợp bạn không hiểu được ngôn ngữ họ sử dụng thì cũng chẳng thể hiểu được người ta đang suy nghĩ gì. Giữa những người sử dụng chung một ngôn ngữ hay giữa các loại ngôn ngữ khách nhau, cách hiểu và cách sử dụng ngôn ngữ không phải giống nhau hoàn toàn. Mỗi một ngôn ngữ khác nhau giống như một bản mã hóa khác nhau của tư duy. Nếu coi tư duy là ngôn ngữ máy (chỉ là một chuỗi dài 0 và 1) thì mỗi ngôn ngữ lập trình tương tự như một ngôn ngữ nói khác nhau. Do vậy, cơ bản các hoạt động tư duy diễn ra đều giống nhau (tương tự tất cả máy tính đều hoạt động bằng ngôn ngữ máy), chỉ khác nhau ở cách mã hóa.

Với mỗi ngôn ngữ khác nhau là một phương thức tư duy khác nhau. Sử dụng được bao nhiêu ngôn ngữ thì khả năng tư duy càng phong phú bấy nhiêu. Ví dụ đơn giản về cách tư duy được thể hiện qua ngôn ngữ. Đối với tiếng Việt, việc sử dụng ngôi thứ nhất là rất đa dạng với các đại từ nhân xưng như: “Tôi, tao, tớ, con, em, anh, bố, mẹ, v.v...”. Trong khi đó, đối với tiếng Anh, chỉ có một từ: “I”. Điều này cho thấy sự khác biệt lớn trong cách tư duy của những người sử dụng 2 loại ngôn ngữ này. Trong suy nghĩ của người sử dụng tiếng Việt rõ ràng có tư tưởng về vị trí của bản thân người nói đối với người nghe rất rõ ràng. Khi giao tiếp với người có vai về ngang hàng tôi sẽ xưng “tôi”, khi nói chuyện với kẻ thù tôi sẽ sử dụng “tao”, khi nhắn tin cho mẹ tôi sẽ tự xưng là “con”. Có vẻ một người sử dụng tiếng Anh sẽ không thích suy nghĩ phức tạp như vậy, đơn giản chỉ là “I”. Sự phức tạp trong cách xưng hô của Tiếng Việt giúp người nói thể hiện cảm xúc cũng như ý đồ với người nghe rõ ràng hơn nhiều.

Ngôn ngữ  là cách diễn giải gián tiếp của tư duy, vậy thì. Nếu có cách nào đó giúp còn người có thể trực tiếp thể hiện tư duy với người khác? Lúc đó mọi chuyện sẽ như thế nào?

Tôi đã luôn suy nghĩ về thứ công nghệ có thể lưu trữ được cảm xúc, tư duy của con người trong một khoảng thời gian nào đó. Khi sử dụng nó được nạp trực tiếp vào cơ thể và tái hiện toàn bộ những cảm xúc cùng với suy nghĩ đã được lưu trữ. Nếu nó có thật, tôi sẽ mua lại trải nghiệm của một phi hành gia vũ trụ, một vận động viên leo núi, một tay đua F1.

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, trên thế giới mỗi một dân tộc có ngôn ngữ riêng, có tư duy khác nhau và cũng có những dân tộc có tư duy đồng nhất với nhau. Trong bất kì thời đại nào, ngôn ngữ và tư duy cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của con người. Nói như thế nghĩa là con người sống không thể không có tư duy và không có ngôn ngữ. Nếu con người không có tư duy và ngôn ngữ thì con người sẽ không giao tiếp được với cộng đồng xã hội. Nếu không có ngôn ngữ thì con người sẽ không giao tiếp được với mọi người, không tiếp thu được thành tựu tri thức của nhân loại bởi trong quá trình tư duy thì nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. K. Mark đã từng nói “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. Ngược lại nếu không có tư duy thì con người không thể phán đoán và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Qua đó, chúng ta có thể thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ và tư duy như thế nào đối với con người. Bản chất của ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Ngôn ngữ có hai chức năng quan trọng chính là ngôn ngữ 1 làm phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và ngôn ngữ còn là phương tiện dùng để tư duy. Chức năng ngôn ngữ là phương tiện dùng để tư duy. Ngôn ngữ trực tiếp tham gia vào quá trình hình thành tư tưởng cho con người nên nó còn được dùng làm công cụ để tư duy bao gồm cả tư duy hình tượng và tưu duy logic. Ngược lại, khi con người có tư duy ngày càng cao thì sẽ góp phần sáng tạo ra ngôn ngữ. Các Mác đã từng nói “Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy”. Tất cả các hình thức tư duy đều gắn bó chặt chẽ với ngôn ngữ. Các kết quả của tư duy được cái vỏ vật chất âm thanh chính là ngôn ngữ thể hiện ra bên ngoài dưới dạng vật chất làm cho người khác “thấy được”. Vì vậy mà tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Vì vậy, chúng tối tập trung nghiên cứu sâu “Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy” nhằm làm rõ mối quan hệ thống nhất giữa ngôn ngữ và tư duy cũng như sự khác nhau giữa ngôn ngữ và tư duy. B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Khái niệm tư duy Trong hoạt động đời sống của con người luôn xảy ra quá trình tư duy trước những vấn đề được đặt ra. Vậy cách hiểu về “tư duy” là như thế nào? Có thể thấy rằng thuật ngữ này tồn tại rất nhiều cách hiểu khác nhau: Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam tập 4 thì Tư duy là sản phẩm cao nhất của vật chất được tổ chức một cách đặc biệt – bộ não con người, tư duy phản ánh tích cực hiện thực khách quan dưới dạng các khái niệm, sự phán đoán, lý luận.vv 2 Theo triết học duy tâm khách quan: tư duy là sản phẩm của “ ý niệm tuyệt đối” 1với tư cách là bản năng siêu tự nhiên, độc lập, không phụ thuộc vào vật chất. Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao. Tư duy xuất hiện trong quá trình sản xuất và xã hội của con người, trong quá trình đó con người so sánh thông tin , dữ liệu thu được từ nhận thức cảm tính hay các ý nghĩa với nhau. Trải qua các quá trình khái quát hoá và trừu tượng hoá, phân tích và tổng hợp để rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lý luận.v.v. kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là sự phản ánh khái quát các thuộc tính, các mối liên hệ cơ bản,phổ biến, các quy luật không chỉ ở một sự việc riêng lẻ mà còn ở một nhóm sự vật nhất định. Theo V.I Lê nin, “tư duy là sự phản ánh thế giới tự nhiên sâu sắc hơn, trung hành hơn, đày đủ hơn, đi sâu một cách vô hạn , tiến gần đến chân lý khách quan hơn”2. Trong quá trình tác động vào thế giới xung quanh, con người đồng thời nhận thức các mặt khác nhau của nó. Việc này diễn ra dưới dạng những cảm giác, tri giác, biểu tượng, khái niệm, phán đoán, suy lí. Những cảm giác, tri giác, biểu tượng cho phép ta nhận thức được một cách cảm tính các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Ở giai đoạn nhận thức này, con người không nhận biết được mối liên hệ có tính quy luật, tất yếu giữa các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng và giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. Ðó là giai đoạn nhận thức cảm tính mà cả loài người và loài vật đều có tuy không giống nhau về mức độ. Trên cơ sở nhận thức cảm tính, loài người còn nhận thức thế giới thông qua tư duy. Ðây là giai đoạn nhận thức thế giới khách quan một cách gián tiếp, khái quát, là giai đoạn nhận thức lí tính. Ở giai đoạn này của quá trình nhận thức, trí tuệ con người hình thành các khái niệm, các phán đoán về sự vật, hiện tượng, và tiến hành các suy luận về chúng. Như vậy, quá trình nhận thức có hai giai đoạn: giai đoạn nhận thức cảm tính và giai đoạn nhận thức lí tính. Tư duy là giai đoạn nhận thức lí tính, nhận thức gián tiếp, khái quát. Hình thức của tư duy là khái niệm, phán đoán, suy lí; chúng liên hệ mật thiết với ngôn ngữ. Đối với triết học , tư duy là một khái niệm - phạm trù quan trọng . khái niệm- phạm trù này giúp lý giải các hoạt động được coi là tính phi vật chất

1

2 V.I. Lê nin, Bút ký triết học, NXB Sự thật, Hà Nội, 1977. 3 của cá thể người như tín ngưỡng , giải trí, nghiên cứ học tập và các hình thức lao động trí lực khác đồng thời có ảnh hưởng tích cực đối với lao động thể lực. Đối với xã hội , tư duy của cộng đồng người là cơ sở để tạo nên hệ thống tư duy xã hội trong các hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, tôn giáo nghẹ thuật .v.v. người ta dựa vào tư duy để nhận thức những quy luật khách quan của tự nhiên, xã hội, con người và điều chỉnh hành động của mình phù hợp với các quy luật đó. Tóm lại có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu khác nhau vè “tư duy” và ta cũng sẽ chọn cách hiểu trên nhiều phương diện, góc độ để phù hợp với từng vấn đề một. Vì thế đối với đề tài này chúng tui xin chọn khái niệm tư duy theo Từ điển bách khoa toàn thư. Ví dụ: khi bạn làm một BT Toán , bạn phải đọc kĩ và phân tích các dữ kiện, các con số trong đề bài, nắm rõ yêu cầu, tìm ra các phương pháp và cách giải phù hợp nhất, những điều này đòi hỏi bạn phải có quá trình tư duy trước khi làm bài. 1.2. Khái niệm ngôn ngữ Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, và là công cụ tư duy của con người. Theo cách hiểu thông thường thì người ta có thể sử dụng từ ngôn ngữ để chỉ một hệ thống kí hiệu bất kì dùng để diễn đạt, thông báo một nội dung nào đó. Ví dụ : Ngôn ngữ điện ảnh là toàn bộ những phương tiện nghệ thuật được các nhà làm phim sử dụng để phản ánh hiện thực. Ngôn ngữ hội họa là toàn bộ những đường nét, màu sắc, hình khối mà họa sĩ sử dụng để phản ánh thế giới. Ngôn ngữ của loài ong là toàn bộ những "vũ điệu" mà loài ong sử dụng để báo cho nhau về nơi chốn có hoa và lượng hoa.. Ðôi khi người ta còn dùng từ ngôn ngữ để chỉ đặc điểm khái quát trong việc sử dụng ngôn ngữ của một tác giả, một tầng lớp hay một lứa tuổi hay một phong cách ngôn ngữ cụ thể. Ví dụ: Ngôn ngữ Nguyễn Du, ngôn ngữ trẻ em, ngôn ngữ báo chí... 4 Tuy nhiên, theo cách hiểu phổ biến và chủ yếu nhất là “ngôn ngữ là hệ thống kí hiệu bao gồm hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp các từ mà những người trong cùng một cộng đồng sử dụng làm phương tiện để giao tiếp với nhau” Ví dụ: Tiếng Nga, tiếng Việt là hai ngôn ngữ khác nhau. Theo lối duy danh định nghĩa thì người ta có thể hiểu ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội gồm hai mặt đó là ngôn và ngữ. Ngôn là lời nói do các cá nhân trong xã hội nói ra mà ta nghe được. Lời nói được tạo ra bởi các âm, các thanh và chứa đựng nội dung thông tin, có thể gồm một hay nhiều câu nói. Ở các xã hội đã phát triển, đã có chữ viết, lời nói có thể được ghi lại dưới dạng lời viết. Ngữ là phần trừu tượng tồn tại trong trí óc của một cộng đồng xã hội thường là một tộc người. Ðấy là một kho tàng được thực tế nói năng của những người cùng một cộng đồng ngôn ngữ lưu lại. Theo cách hiểu của Ferdinand de Saussure thì ngôn ngữ được hiểu như một thuật ngữ ngôn ngữ học. Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương xuất bản năm 1916 của Saussure đã quan niệm hoạt động ngôn ngữ gồm hai mặt: mặt ngôn ngữ và mặt lời nói. Theo ông, ngôn ngữ là một hợp thể gồm những quy ước tất yếu được tập thể xã hội chấp nhận,(...) Ðó là một kho tàng được thực tiễn nói năng của những người thuộc cùng một cộng đồng ngôn ngữ lưu lại, một hệ thống tín hiệu, một hệ thống ngữ pháp tồn tại dưới dạng tiềm năng trong mỗi bộ óc, hay, nói cho đúng hơn trong các bộ óc của một tập thể. Theo cách hiểu khác thì ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hoá giữa các dân tộc. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của xã hội, và là công cụ tư duy của con người. CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY 5 2.1. Ngôn ngữ thống nhất với tư duy Ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng một lúc trong lịch sử hình thành và phát triển của con người. Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, Mác và Ăngghen đã viết “ Ngay từ đầu đã có một rủi ro đè nặng lên tinh thần”, đó là sự rủi ro bị một “vật chất” làm hoen ố và vật chất đó thể hiện ở đây dưới hình thức những lớp không khí chuyển động, những thanh âm, tóm lại là dưới hình thức ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng cổ xưa như ý thức vậy – ngôn ngữ là ý thức thực tại thực tiễn”. Ngôn ngữ và tư duy phụ thuộc vào nhau mà tồn tại. Không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy vì ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư tưởng, là công cụ để hình hành tư tưởng. Theo triết học Mác, một thực thể tinh thần, muốn tồn tại, phải dựa vào một thực thể vật chất nhất định. Tư duy là một thực thể tinh thần, muốn tồn tại, muốn được truyền bá và phát triển trong xã hội con người, phải “nương tựa” vào thực thể vật chất là ngôn ngữ. Ví dụ: “Món ăn này mặn quá” thì từ “mặn” là ngôn ngữ vật chất, nó là công cụ để hình thành tư duy cho con người rằng món ăn đó có nhiều muối và không được ngon. Ngược lại, không có tư duy thì sẽ không bao giờ có ngôn ngữ vì tư duy cung cấp nội dung tinh thần , đảm bảo cho ngôn ngữ tồn tại. Không có các kết quả tư duy (khái niệm, phân đoán…) ngôn ngữ chỉ còn là hình thức âm thanh thuần túy, không khác gì tiếng nước chảy, gió thổi hay tiếng ho, hắt hơi, tiếng khóc của con người. Ví dụ: Ta có định nghĩa “Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng thông báo”, khi con người tư duy, phân tích nguyên lí và cấu tạo của câu thì mới rút ra được định nghĩa của “câu”, câu đó là ngôn ngữ vật chất, tồn tại bởi sự tư duy của tinh thần. Ngôn ngữ và tư duy hỗ trợ lẫn nhau mà phát triển. Tư duy phát triển, có thêm nhiều khái niệm phán đoán thì đồng thời ngôn ngữ cũng có thêm nhiều từ ngữ mới. Ngược lại, ngôn ngữ càng phong phú về khả năng diễn đạt, càng phản ánh trung thực, chính xác tư tưởng, quá trình tư duy của con người càng phát triển, tiến xa them mãi. Tóm lại, ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau như “hai mặt của một tờ giấy… không thể cắt mặt phải mà không đồng thời cắt luôn cả mặt trái…” 6 2.2. Sự khác nhau giữa ngôn ngữ và tư duy 2.2.1. Chức năng Tư duy có chức năng nhận thức hiện thực. Sự nhận thức này có tính gián tiếp, khái quát. Ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản trong đó chức năng giao tiếp quan trọng nhất. Do chức năng khác nhau nên tiêu chuẩn để đánh giá các sản phẩm ngôn ngữ và tưu duy cũng khác nhau: tiêu chuẩn để đánh giá các sản phẩm tư duy là tính chân lý (đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp với hiện thực). Tiêu chuẩn để đánh giá ngôn ngữ là có hiệu lực hay không có hiệu lực, thuận lợi hay không thuận lợi cho giao tiếp. Nhằm đạt được mục đích giao tiếp, con người có thể “bóp méo” hiện thực, tạo ra các yếu tố phi logic trong văn bản. Các yếu tố phi logic đều được chấp nhận trong ngôn ngữ nếu nó diễn đạt được điều cá nhân định nói hay có vai trò trong tổ chức lời nói, tổ chức thông điệp. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ có quá nhiều yếu tố phi logic, các yếu tố đó lại hết sức quen thuộc với người bản ngữ nên con người dễ bị nhận thức hiện thực theo ngôn ngữ. Ví dụ: Các kết hợp phi logic khác nhau như “lòng nhân từ”, “trái tim khô héo”,… quá quen thuộc đến mức người bản ngữ không chú ý nên dễ mắc sai lầm trong nhận thức thế giới khách quan. Lê nin đã từng nói “con người dễ nhận biết bao nhiêu sự lừa dối của cảm giác thì khó nhận biết bất nhiêu sự lừa dối của ngôn ngữ, sự lừa dối của cảm giác thô thiển bao nhiêu thì lừa dối của ngôn ngữ tinh vi bấy nhiêu”. 2.2.2. Bản thể Ngôn ngữ là một thực thể vật chất vì các đơn vị của nó đều mang thể chất âm thanh, có những thuộc tính vật lý nhất định. Ngược lại tư duy là một thực thể tinh thần. Nó nảy sinh và phụ thuộc vào một vật chất được tổ chức đặc biệt là não nhưng bản thân nó lại có tính tinh thần. Tư duy không có đặc tính vật chất như khối lượng, trọng lượng, mùi, vị,… Các đơn vị của tư duy không đồng nhất với các đơn vị ngôn ngữ. Nhiều người đã cố lập một thế song song giữa khái niệm và từ, phán đoán và câu nhưng thực tế không hẳn như vậy. Một khái niệm có thể được biểu hiện bằng những từ khác nhau, trong các ngôn ngữ khác nhau cũng như trong cùng một ngôn ngữ. 7 Ví dụ: Một khái niệm “Hoạt động đưa thực phẩm vào trong cơ thể nhằm duy trì sự sống và tăng trưởng cho con người” được thể hiện bằng các từ đồng nghĩa: ăn, chén, xơi, dùng bữa,… Ví dụ: Một khái niệm “Hoạt động di chuyển hai chân của con người” được thể hiện bằng các từ đồng nghĩa: đi, chạy, nhảy, … Ngược lại , một vỏ ngữ âm có thể tương ứng với nhiều khái niệm khác nhau, đó là các từ đồng âm, đa nghĩa Ví dụ: Từ “nhà” vừa là một từ nhiều nghĩa, vừa là các từ đồng âm: Nhà 1: Chỉ công trình xây dựng để ở, để làm việc (ngôi nhà) Nhà 2: Chỗ ở, nơi ở và các đồ đạc của một gia đình (dọn nhà ) Nhà 3: Gia đình, những người sống cùng nhà (cả nhà cùng vui) Nhà 4: Chỉ những người thay mặt cho một gia đình (nhà Dậu mới được cởi trói) Nhà 5: Triều đình, dòng họ nhà vua (nhà Trần, nhà Nguyễn) Nhà 6: Tiếng để gọi vợ hay chồng (nhà tôi) Ví dụ: Từ “mũi” vừa là một từ nhiều nghĩa, vừa là các từ đồng âm Mũi 1: Bộ phận của cơ quan hô hấp Mũi 2: Bộ phận nhọn của vũ khí (mũi dao, mũi súng) Mũi 3: Phần trước của tàu thuyền (mũi tàu, mũi thuyền) Mũi 4: Phần đất nhô ra ngoài biển (mũi đất, mũi Cà Mau) Mũi 5: Năng lực cảm giác về mũi ( mũi chó rất thính) Mũi 6: Đơn vị quân đội (mũi quân bê trái) Ngoài ra có những từ không biểu thị khái niệm (thán từ, đại từ, danh từ riêng), những câu không biểu thị phán đoán (câu hỏi, câu cầu khiến). Các thành phần câu không trùng với các thành phần phán đoán. Ví dụ: Các từ in đậm sau không biểu thị khái niệm: Ôi ! Một ngày thật đẹp trời (thán từ không biểu thị khái niệm) tui đi học (đại từ không biểu thị khái niệm) Đà Nẵng là quê hương thân yêu của tui (danh từ riêng không biểu thị khái niệm) Nội dung đơn vị ngôn ngữ không đồng nhất với nội dung các đơn vị tư duy. 8 Ngôn ngữ lựa chọn nội dung khái niệm, phán đoán để xây dựng nghĩa của từ và câu. Nhưng nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ còn chịu ảnh hưởng của các đơn vị đứng trước và đứng sau nó (ngữ cảnh) và hoàn cảnh giao tiếp. Ví dụ: Khái niệm nước trong hóa học có các dấu hiệu logic: Chất lỏng. H2O. Không màu, không mùi, không vị. Nhưng từ nước trong tiếng Việt chỉ có nghĩa là chất lỏng (nước sông, nước mặn, nước ngọt, nước hồ, nước mũi,…) Vì nó chịu ảnh hưởng của những từ xung quanh (sông, mặn, ngọt, hồ, mũi,…)

Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy thể hiện như thế nào
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.

Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Tags: Chức năng tư duy của Ngôn ngữ thể hiện như thế nào ?, chức năng tư duy của ngôn ngữ theo quan điểm mac lenin, Ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất., ví dụ về chức năng làm phương tiện tư duy của ngôn ngữ, V. Lênin đã khẳng định rằng: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người”. Ngôn ngữ là một hệ thống các ký hiệu có cấu trúc, quy tắc và ý nghĩa. Đồng thời, ngôn ngữ cũng là phương tiện để phát triển tư duy, truyền đạt và tiếp nhận những nét đẹp của truyền thống văn hóa – lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác., vì sao có thể khẳng định ngôn ngữ và tư duy thống nhất những không đồng nhất, sự khác nhau giữa ngôn ngữ và tư duy, ngôn ngữ và tư duy qua nghĩa của câu, chứng minh quan niệm “Tư duy có tính nhân loại còn ngôn ngữ có tính dân tộc”., -Hai chức năng căn bản nhất của ngôn ngữ là: +Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người VD: Trong cuộc sống, con người thường có nhu cầu giao tiếp để trao đổi tư tưởng, tình cảm, thông tin... với nhau. Một số phương tiện con người dùng để giao tiếp như: cái vẫy tay, cử chỉ, điệu bộ, tiếng trống, tiếng chuông, hệ thống đèn giao thông…sử dụng các kí hiệu giao tiếp như kí hiệu khoa học trong hóa học, những bức tranh nghệ thuật, điêu khắc, âm nhạc, kịch…gửi tới con người những thông điệp nhất định. Trong đó ngôn ngữ được con người sử dụng làm phương tiện giao tiếp thường xuyên và nhiều nhất. +Ngôn ngữ là phương tiện tư duy của con người, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy., phân tích mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ.rút ra kết luận sư phạm cơ bản