Móng chân bị sần sùi là thiếu chất gì năm 2024

Sức khoẻ móng tay có liên quan mật thiết đến mức độ hoạt động của cơ thể. Móng tay giòn, yếu và bong tróc thường là kết quả của chế độ ăn uống thiếu chất,...

Móng chân bị sần sùi là thiếu chất gì năm 2024
Đồ họa: Nam Ánh

1. Giòn

Móng tay thô ráp, nứt nẻ và dễ bị nứt là một trong những vấn đề về móng dễ gặp nhất. Móng tay giòn thường là do chúng bị ướt và khô trong thời gian dài.

Để khắc phục, bạn có thể thử thoa kem dưỡng da có chứa axit alpha-hydroxy hoặc lanolin. Bác sĩ Sara Norris chuyên về sức khỏe phụ nữ và nhi khoa tại Los Angeles lưu ý rằng, suy giáp cũng có thể khiến móng tay yếu và giòn, cảnh báo cơ thể đang thiếu sắt .

2. Mềm yếu

Trạng thái này thể hiện ở những việc móng dễ gãy, mỏng hoặc dễ bị uốn cong trước khi gãy. Tình trạng này xuất hiện do móng tay tiếp xúc quá nhiều với độ ẩm hoặc hóa chất. Nguyên nhân có thể do chất tẩy rửa, dung dịch tẩy rửa, các phương pháp làm đẹp móng tay và nước tẩy sơn móng tay.

Cách khắc phục: Tránh tiếp xúc trực tiếp với hoá chất. Hãy để móng tay của bạn có cơ hội phục hồi tự nhiên.

Ngoài ra, móng tay yếu có thể liên quan đến sự thiếu hụt vitamin B , canxi, sắt hoặc axit béo.

3. Xuất hiện các đường kẻ ngang, dọc

Bạn đã bao giờ nhận thấy những đường gờ trông giống như những con sóng nhỏ ngang hoặc dọc trên móng tay của bạn? Các đường gờ dọc thường chạy từ đầu móng tay đến lớp biểu bì. Miễn là chúng không kèm theo các triệu chứng khác như thay đổi màu sắc, chúng được coi là lành tính.

Mặt khác, các đường gờ ngang, còn được gọi là đường Beau, là dấu hiệu của một triệu chứng nghiêm trọng hơn như các bệnh về thận hay gan.

4. Móng tay bị lõm

Dạng móng tay này rất dễ nhận biết, móng sẽ mỏng dẹt và bị lõm xuống. Trạng thái này xuất hiện do cơ thể bạn đang thiếu máu và sắt.

Cách khắc phục: Bổ sung sắt qua các loại thực phẩm như thịt đỏ, cá, trứng, ngũ cốc,...

5. Móng tay chuyển màu vàng

Tình trạng này tương đối phổ biến và thường do một trong hai yếu tố gây ra: nhiễm trùng hoặc phản ứng từ sản phẩm bạn đang sử dụng, chẳng hạn như sơn móng tay.

Cách khắc phục: Móng tay mới của bạn sẽ mọc rõ ràng trở lại, nhưng có nhiều phương pháp điều trị tự nhiên như sử dụng vitamin E để giúp điều trị nhiễm trùng. Một loại vitamin tổng hợp cũng có thể giúp ích cho việc này. Nhưng nếu màu vàng vẫn còn và xuất hiện trong một thời gian dài, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn, bạn nên đi kiểm tra bác sĩ.

6. Đường kẻ đen

Tình trạng này còn được gọi là xuất huyết dạng mảnh, các đường màu đen (có thể xuất hiện màu nâu hoặc đỏ sẫm) trông giống như các mảnh vụn. Chúng có thể xuất hiện nhiều lần. Nguyên nhân là do chấn thương ở móng tay, chẳng hạn như ngón tay của bạn vô tình đập mạnh vào cánh cửa.

Cách khắc phục: Đường này là kết quả của tình trạng viêm mạch máu dưới móng và sẽ biến mất theo thời gian khi móng phát triển.

7. Đốm trắng

Bác sĩ Norris giải thích: “Những đốm trắng rải rác trên móng tay, thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi thanh, thiếu niên. Phần lớn nguyên nhân là do thiếu hụt kẽm. "Thông thường 30mg kẽm mỗi ngày trong ba tháng sẽ làm giảm bớt nó". Các nguyên nhân khác có thể bao gồm:

  • Một phản ứng dị ứng
  • Nhiễm nấm
  • Chấn thương cho móng tay của bạn

8. Không có nửa trăng, hoặc chuyển sang màu đỏ

Những đường cong nhỏ tròn màu trắng ở gốc móng tay thường được gọi là mặt trăng móng tay, hay hình bán nguyệt. Chúng có thể được ẩn dưới da của bạn. Nếu chúng dường như đã biến mất, đó có thể là dấu hiệu của:

TPO - Có những dấu hiệu như: rụng tóc bất thường, móng tay nhợt nhạt dễ gãy, có bọng dưới mắt,… đều là những dấu hiệu bạn cần nên đi khám trong thời gian sớm nhất. Dưới đây là những dấu hiệu bất thường báo hiệu cơ thể 'có vấn đề'.

Giảm khả năng miễn dịch

Khi cơ thể thiếu muối vô cơ, vitamin C, đạm chất lượng cao sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, khiến người bệnh bị cảm lạnh liên tục hoặc dễ bị cảm cúm, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.

Những người có dấu hiệu như vậy có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách hấp thụ protein chất lượng cao từ sữa đậu nành, thịt nạc, cá và trứng; ăn nhiều trái cây và rau có chứa sắt, kẽm và vitamin như giá đỗ, trái cây họ cam quýt và cà chua.

Da tay chân bong tróc

Tay chân bị bong tróc là biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin A. Vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo có thể thúc đẩy sự trao đổi chất của lớp sừng trên da và duy trì sự khỏe mạnh của bề mặt da.

Tuy nhiên, thiếu vitamin A dễ khiến da bị bong tróc, sần sùi, thường xuất hiện ở những người hay làm việc căng thẳng, sử dụng máy tính trong thời gian dài.

Do đó, bạn nên ăn nhiều nội tạng động vật có chứa vitamin A, cà rốt, lòng đỏ trứng, hoặc sữa.

Chóng mặt và thiếu máu

Cơ thể thiếu sắt sẽ làm cho quá trình chuyển hóa oxy trong máu bị suy giảm, gây đau đầu, chóng mặt, thiếu máu, kém tập trung, da xanh xao, những người này có thể bị chóng mặt khi đứng dậy đột ngột.

Thông thường, nếu rơi vào tình trạng này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa sắt như nấm đen, huyết động vật, nội tạng động vật và các loại thịt đỏ.

Tiếng rắc rắc ở đầu gối, vai và khuỷu tay

Những âm thanh này có thể do thay đổi dịch trong khớp (gọi là khô khớp), hoặc chệch khớp, viêm khớp, dây chằng bị tổn thương… Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị đau, sưng ở đầu gối, ở khuỷu tay khiến bạn bị hạn chế khi hoạt động thể thao hoặc vận động.

Rụng tóc

Theo Health, rụng tóc có thể từ nhiều nguyên nhân như căng thẳng, thiếu dinh dưỡng, mang thai, thuốc, thuốc tránh thai, giảm cân. Mái tóc khỏe nhất là bóng mượt, mềm mại thông qua một chế độ ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, ngủ, tập thể dục và sự ổn định tình cảm và tinh thần.

Móng tay nhợt nhạt, dễ gãy

Những móng tay nhỏ xinh có thể tiết lộ về sức khỏe nhiều hơn bạn tưởng. Màu móng tay nhợt nhạt hay móng dễ gãy, yếu có thể là dấu hiệu bệnh như thiếu máu thiếu sắt, bệnh tim và suy giáp. Móng tay, móng chân chuyển màu vàng và sần sùi, thô ráp chứng tỏ chúng đã nhiễm nấm.

Tiếng ùng ục ở dạ dày

Đó là âm thanh từ đường ruột. Khi bạn đói thì việc nhìn, ngửi hoặc thậm chí nghĩ đến thức ăn thôi cũng có thể kích thích não bắt đầu quá trình tiêu hóa. Khi bạn uống một ly nước cũng gây ra tiếng “ùng ục” do chất lỏng đi vào dạ dày. Hiện tượng này vô hại, tuy nhiên hãy đi khám bác sĩ nếu tiếng kêu kèm theo đau vùng dạ dày, đầy hơi và ợ chua. Hoặc sút cân nhanh không rõ nguyên nhân.

Loét miệng tái phát

Rối loạn nội tiết tổng quát, không chú ý vệ sinh răng miệng, tinh thần căng thẳng quá mức dễ gây loét miệng, để loại trừ các yếu tố trên cần đề phòng thiếu vitamin B, nhất là thiếu vitamin B2.

Những người có triệu chứng như vậy nên ăn những thực phẩm giàu Vitamin B2 và các loại thực phẩm có tác dụng bổ tỳ vị và giảm đau, chẳng hạn như bí ngô, đậu nành hoặc cà rốt.

Tay chân lạnh

Chất Selenium trong thực phẩm có thể điều chỉnh chức năng tuyến giáp, và thyroxine được tiết ra có thể điều chỉnh sự trao đổi chất và tuần hoàn máu.

Người nào bị thiếu selen ở mức độ nhẹ sẽ làm chậm lưu thông máu và gây ra các triệu chứng lạnh tay chân.

Người bị thiếu selen nặng sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, giảm thị lực, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Vì vậy, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu selen, chẳng hạn như nấm, tỏi và động vật có vỏ.

Thường xuyên bị chảy máu cam

Việc chảy máu cam luôn liên quan đến việc cơ thể thiếu vitamin K khiến cho quá trình đông máu bị rối loạn và dễ chảy máu.

Chế độ ăn của những người này nên thay đổi theo hướng ăn nhiều cải bó xôi hoặc bắp cải có chứa vitamin K.

Người bị rối loạn đông máu nên ăn nhiều thức ăn lên men như natto (đậu lên men) hoặc sữa chua.

Những người bị chảy máu cam nặng cần chọn bệnh viện có chuyên môn để được khám và điều trị toàn diện.

Tiếng ù hay ve kêu trong tai

Âm thanh này không phải ở tai mà từ trong đầu do bộ não hiểu sai tín hiệu. Việc tiếp xúc với tiếng ồn mạnh có thể gây ảnh hưởng đến tai do đó bạn nên sử dụng nút tai để giảm cường độ âm thanh. Đi khám bác sĩ nếu ù tai liên tục và chỉ ở một bên tai. Điều này có thể là dấu hiệu tổn thương ở trong tai.

Bọng dưới mắt

Một vài biểu hiện dưới mắt có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật không nên bỏ qua. Bọng dưới mắt do cơ thể giữ nước vì ăn quá nhiều muối, uống rượu quá mức gây chướng bụng. Các chuyên gia còn nhận định đây có thể là lời cảnh báo các vấn đề khác về tuyến giáp hay suy thận. Bạn dị ứng thức ăn từ sữa hoặc lúa mì nếu bọng mắt xuất hiện bất thường, hãy đến bác sĩ để kiểm tra sớm. Ngoài ra, vàng mắt là dấu hiệu bệnh về gan và nên được kiểm tra.

Suy giảm trí nhớ

Não tiêu thụ 20% năng lượng cơ thể con người tiêu thụ. Nếu gần đây bạn bị suy giảm trí nhớ và phản ứng chậm, bạn cần cảnh giác với tình trạng suy dinh dưỡng.

Bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa carbohydrate, chẳng hạn như khoai tây, ngũ cốc và khoai lang, cũng như trứng, đậu, dầu cá và quả óc chó, có chứa axit béo omega 3 và choline, có thể nuôi dưỡng các tế bào não.