Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

Em đang mổ em xế cỏ Nissan 1988 ra để tìm hiểu về ô tô, cụ nào rảnh rỗi muốn mổ cùng em thì alo em nhé, nhà em ở Chợ Mơ, Bạch Mai. Hôm nay em tháo cái chế ra đưa lên nhờ các cụ tư vấn ạ.

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

Câu hỏi 1: bộ chế của em có 2 khoang, nhưng khi em vặn thử cần ga thì chỉ có một bướm ga mở, khoang bên trái luôn đóng. Các cụ biết khi nào thì khoang bên trái (không có bướm gió) hoạt động không ạ? Và nó hoạt động theo cơ chế nào ạ?

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

trả lời: khoang thứ 2, bướm ga thứ hai chỉ mở khi cần ga đạp quá 75% hành trình hay nói cách khác là bướm ga chính mở đc 75%. Chúng ta chỉ đạp ga tới mức này khi tăng tốc nhanh hoặc tải nặng khi lên dốc. Trục của cần ga có một cần để mở bướm ga thứ hai, cần này chỉ đc kéo khi đạp ga quá 75%.

Câu hỏi 2: ở cạnh này, có một bộ hình cam có mấy con vít đấy ạ, ở bên phía khoang trái. Cụ nào biết cái bộ phận này để làm gì không ạ?

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

Trả lời: Đến giờ này em vẫn ko biết đây là cơ cấu gì mà lại lắp ở bên khoang phụ, ở đầu của cơ cấu này có một van điện để kích hoạt nhưng dây đã bị cắt nên em ko biết dây nối tới đâu. Có cụ tư vấn cho em đó là bộ bù ga điều hòa, nhưng em vẫn thắc mắc là nó ko nối với cần ga. Thêm nữa, bù ga điều hòa chỉ cần thiết khi chạy ko tải (idle), mà chế của em chỉ chạy ko tải bên khoang chê chính.

Câu hỏi 3: cạnh này có cần lắp dây ga, ở trên có một bộ tròn tròn, trên có 2 mũi tên ghi Rich và Lean (giàu và nghèo). Chắc điều chỉnh hỗn hợp nhiên liệu, cụ nào biết bộ này hoạt động ntn chỉ cho em biết với ạ.

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

Trả lời Đây là bộ đóng mở bướm gió tự động bằng điện, cái dây màu xanh là dây dương 12V. Khi tắt máy thì lò xo bên trong sẽ nguội và co vào, bướm gió đc đóng lại tạo khe hở nhỏ để gió đi qua do đó lực hút của gió sẽ mạnh hơn và hút đc nhiều xăng hơn khi khởi động - giúp cho việc khởi động khi trời lạnh. Sau khi máy đã nổ thì bướm gió dần được mở ra đến hết cỡ vì điện 12V làm ngơ lò xo giãn ra vì nóng. Như vậy bướm gió chỉ có tác dụng khi khởi động máy. Các cụ chú ý là nếu bật khóa điện để nghe nhạc thì cũng cấp điện cho bộ này và làm cho bướm gió mở, lúc đó ko đề đc thì phải tắt máy chờ 15ph đợi cái lò xo nguội và co lại sẽ đề dễ hơn. Cách chỉnh bộ điều chỉnh bướm gió: đợi lò xo co vào hết (sờ vào bộ đó thấy nó nguội hẳn), lới lỏng 3 con ốc giữ cái nắp tròn, cầm cái nắp tròn và xoay sẽ thấy bướm gió đóng mở, xoay sao cho bướm gió mở khoảng 3mm, ấn vào bướm gió sẽ thấy bật lại, xong siết 3 ốc lại.

Phía sau bộ Rich-Lean có một cái piston em cũng không biết để làm gì ạ?

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

Em vẫn ko biết nó để làm gì.

Câu hỏi 4: ở cạnh này có bơm tăng tốc và đường gas chạy không tải. Có 2 vít điều chỉnh đc, vít hai cạnh phía dưới dùng để điều chỉnh ga lăng ti, còn vít 4 cạnh phía trên dùng để điều chỉnh gì ạ?

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

Trả lời: Vít 4 cạnh là chỉnh độ mở bướm ga tối thiểu, đầu kia của vít thò ra và chặn hành trình cần ga. Đây chính là vị trí của bướm ga khi chạy ga lăng ti. Vít 2 cạnh là điều chỉnh lượng xăng trong mạch không tải. Khi chạy ko tải thì bướm ga mở nhỏ và xăng chỉ đc cấp bởi mạch phụ có họng cấp nằm phía sau bướm ga. Khi đạp ga thì bướm ga mở rộng ra và tăng lực hút ở phía trên để hút xăng ở họng chính. Xe em hôm trước để vít 4 cạnh sâu quá, bướm ga mở rộng khi chạy ko tải và hút xăng ở mạch chính nên tốn xăng và tua máy cao (1200 v/p), em cứ tưởng là bị ngập xăng ở bình phao. Chỉnh cái vít 2 cạnh ko ăn thua gì cả. Vít 2 cạnh là chỉnh hỗn hợp giàu nghèo khi chạy ga lăng ti, cái này các cụ cứ chỉnh nghèo thoải mái, miễn là xe ko chết máy. Em thấy nhiều người bảo chỉnh nghèo quá thì khi chạy đỡ tốn xăng nhưng máy sẽ yếu xìu. Tuy nhiên theo em thì nó chỉ đỡ tốn xăng khi ko đạp bàn ga, và khi đạp bàn ga rồi thì mạch phụ ko có ý nghĩa nữa nên máy ko yếu đi đâu ạ. Chỉnh chạy không thế nào: Dùng vít 4 cạnh để chỉnh vòng tua máy (ga lăng ti), sau đó dùng vít 2 cạnh để chỉnh độ giàu nghèo khi chạy không tải. Khi chỉnh vít 2 cạnh, vòng tua máy có thể thay đổi một chút, nếu cần thì chỉnh lại vít 4 cạnh để có đc vòng tua lý tưởng.

Hiện tại em đã khá hài lòng với hiểu biết của mình về bộ chế của em, tuy có một số bộ phận chưa biết để làm gì nhưng nó đạt đủ các yêu cầu trong sách giáo khoa, đó là có 5 hệ thống như sau: + Hệ thống không tải: mạch chạy không tải có làm việc, khi chạy không tải thì máy ko hút xăng từ họng xăng chính (tiết kiệm xăng) và có thể dùng vít 2 cạnh để điều chỉnh độ giàu nghèo của xăng khi chạy không tải. + Hệ thống phun chính: là mạch chính ạ, khi bướm ga mở ra gió sẽ hút xăng ở họng chính của chế. + Hệ thống khởi động: chính là cái bộ tự động điều khiển bướm gió đấy ạ, giúp cho máy khởi động khi máy đã bị lạnh. + Hệ thống tăng tốc: bơm tăng tốc vẫn làm việc ổn định, tăng tốc ầm ầm ạ. + Hệ thống toàn tải: khi tải nặng, đạp chân ga quá 75% thì bướm ga ở khoang thứ 2 sẽ mở, xăng và gió sẽ nhiều hơn ạ.

Đủ 5 hệ thống này thì chế đã đạt yêu cầu chung, đủ điều kiện để đi chiến đấu ạ. Còn một số hệ thống khác như van điện từ cắt đường nhiên liệu không tải, hệ thống kiểm soát tốc độ đóng bướm ga thì chế em đều có ạ. Em chỉ chưa rõ là cái nào là để Bù ga không tải (bù ga khi chạy điều hòa).

29/4/2014: hôm nay em tự mở nắp giàn cam cò để thử chỉnh vì thấy kêu cành cạch. Không ngờ chỉnh cam cò khá đơn giản ạ. Trên đầu cái cò mổ supap có một cái vít để chỉnh cò, cần phải tháo lỏng cái đai ốc thì mới vặn chỉnh được cái vít, vặn tới khi cò chạm vào đầu supap thì thôi. Lắc lư thấy hơi có khe hở là đc. Àh quên là em phải kích bánh xe, vào số 4 để quay bánh xe cho supap nó đóng thì mới chỉnh đc cò.

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

1/5/2014: hôm qua xem lại cách chỉnh cam cò thì thấy khe hở Nhiệt cũng rất quan trọng, nếu khe hở nhỏ quá, khi supap nóng sẽ không đóng kín dẫn đến mất hơi máy ra đường supap. Thế nên hôm nay em lại tháo ra chỉnh lại từng cò supap, dùng lá căn 0,2mm cho supap nạp, lá 0,25mm cho supap xả (vì nó nóng hơn).

Sau khi máy móc tạm ổn, trước khi đổ nước làm mát mới thì em tháo toàn bộ giàn nóng lạnh điều hòa ra kiểm tra rò rỉ trước khi nghĩ đến việc tự bơm ga ạ. Mang giàn nóng ra kiểm tra ok, em tẩy rửa giàn nóng. Bơm điều hòa vẫn hoạt động tốt, quạt vẫn chạy khi rơ le bật. Vậy là em có hy vọng khôi phục được điều hòa cho vợ cỏ nhà em.

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

Sau khi thay ống nước mới, đổ aqua chạy không thấy rò rỉ, hôm nay em đổ nước làm mát xịn vào ạ.

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

5/5/2014: hôm nay điều hòa em đã được thay receiver drier (hút ẩm và trữ gas) và bơm gas, giờ đã chạy mát lạnh rồi. Có cả rơ le nhiệt để ngắt điều hòa khi nhiệt độ giàn lạnh đạt 0° để chống đóng băng giàn lạnh.

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

Em máu và tò mò với từ TUNING nên hôm nay em tháo bộ chia điện ra để tìm hiểu. Với xe cỏ như của em thì TUNING đơn giản là kiểm tra đánh lửa của từng bugi, khe hở bugi, và điều chỉnh góc đánh lửa sớm (bao gồm góc đánh lửa sớm khi khởi động và góc đánh lửa sớm khi chạy nhanh và có tải).

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

Cần phải có góc đánh lửa sớm là vì nhiên liệu cần thời gian để được đốt cháy, điều chỉnh góc đánh lửa sớm rất quan trọng để đốt cháy hết nhiên liệu và đạt công suất tối đa. Nếu lửa đánh muộn quá, lực khí cháy giãn nở sinh ra khi piston đã đi xuống thì công suất sẽ yếu và không kịp đốt hết nhiên liệu. Còn nếu đánh lửa sớm quá thì sẽ tạo ra lực ngược chiều chuyển động của piston khi piston đang đi lên.

Trên bộ chia điện còn có 2 cơ cấu tự động điều chỉnh góc đánh lửa sớm.

Một là bộ tăng góc đánh lửa sớm dùng lực ly tâm của hai đối trọng, khi động cơ quay nhanh thì lực văng sẽ thắng lực lò xo và làm xoay cam chia điện theo hướng tăng góc đánh lửa sớm. Lý do là vì thời gian đốt nhiên liệu không đổi trong khi động cơ thì quay nhanh hơn.

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

Hai là bộ hút chân không nối với họng hút sau bướm ga. Khi chạy không tải, lực hút chân không sẽ lớn, kéo tấm đế (tấm có mỏ tạo xung cảm ứng điện cho cuộn cao áp khi cam quay chạm vào mỏ) tạo góc đánh lửa sớm hơn. Khi tải lớn, bướm ga mở lớn hơn, lực hút chân không sau bướm ga sẽ giảm, lò xo sẽ đẩy tấm đế ngược lại làm giảm góc đánh lửa sớm (vì lúc này tải nặng mà động cơ không quay nhanh).

Nắp cò họng ga xe ô tô là gì

Làm thế nào để điều chỉnh góc đánh lửa sớm? Tháo lỏng hai bu lông giữ chân bộ chia điện, xoay thân bộ chia điện là điều chỉnh góc đánh lửa sớm. Nhìn bộ hút chân không gắn trên bộ chia, lực kéo của bộ này làm tăng góc đánh lửa sớm, do đó chỉ cần xoay bộ chia theo hướng hút của bộ chân không là đang tăng góc đánh lửa sớm. Muốn điều chỉnh theo chuẩn lúc sản xuất thì phải có đèn timing light để nhìn góc trên puley trục khuỷu. Nhưng xe em cũ quá rồi, góc đó áp dụng ko chuẩn nữa. Em dùng tai và mắt để quan sát động cơ khi xoay bộ chia điện để tăng giảm góc đánh lửa sớm. Chọn vị trí mà động cơ chạy hợp lý nhất cả trong trạng thái ko tải và vòng tua lớn. Sau đó siết chặt bulong cố định chân bộ chia. Vì bộ chia chỉ xoay được một góc nhất định nên ko sợ góc đánh lửa lệch quá làm hỏng máy.

Đấy là những gì em hiểu và áp dụng TUNING vào xe cỏ của em. Các cụ thấy cò gì ko hợp lý thì chỉ bảo em với nhé.

Hồng hút ô tô là gì?

Cụm cổ hút gió là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống động cơ ô tô. Vai trò chính của chúng là chứa gió và cho gió vào buồng đốt khi xe hoạt động. Các dòng xe hiện nay hầu hết cụm cổ hút gió đều được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp, khuôn đúc có thể chịu được nhiệt độ cao.

Bướm ga ô tô là gì?

Bướm ga là bộ phận nào trên xe ô tô? Bướm ga được nối với lọc gió và thường được đặt ở đầu vào của ống góp hút, là bộ phận chứa không khí vào động cơ xe. Khi lái xe bắt đầu đạp ga, bướm ga sẽ được mở, việc đạp chân ga bao nhiêu và cho phép gió đi vào trong ống góp hút sẽ quyết định độ mở của bộ phận này.

Bao lâu nên vệ sinh bướm ga?

Các chủ xe được khuyến cáo nên loại bỏ, làm sạch bướm ga sau mỗi 160.000 km. Tuy nhiên với điều kiện vận hành tại Việt Nam, chúng ta nên vệ sinh bướm ga sau mỗi quãng đường 50.000 km.

Bao lâu vệ sinh họng ga ô tô?

Thời điểm vệ sinh họng ga Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất ô tô, họng ga nên vệ sinh sau quãng đường di chuyển là 160.000 km. Tuy nhiên, thời gian vàng để làm sạch họng ga là khoảng 50.000 km.