Nếu các yếu cầu về đạo đức trong tư vấn thuốc hiện này

Skip to content

Để trở thành một thầy thuốc, bác sĩ được nhiều người yêu mến và kính nể, ngoài kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm chữa bệnh ra thì đạo đức, lương tâm hành nghề cũng là điều quan trọng cần được chú trọng. Sau đây là 12 điều y đức mà những người hoạt động trong lĩnh vực y tế, y dược cần phải ghi nhớ.

Y đức là gì?

Từ nhỏ, mỗi một công dân đều được gia đình và nhà trường dạy dỗ, rèn luyện về tính kỉ luật, kỉ cương, bồi dưỡng nhân cách và đạo đức sao cho trở thành một con người tốt, có ích cho xã hội.

Đối với những người làm trong lĩnh vực giáo dục và y tế thì việc đào tạo này lại mang đến một ý nghĩa quan trọng gắn liền với đạo đức và tiêu chuẩn hành nghề, được gọi là y đức.

Y đức của một người thầy thuốc, bác sĩ chính là hình ảnh mà người đó mang lại khi tiếp đón, phục vụ và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân của mình. Một người bác sĩ có y đức là một người luôn luôn có thái độ niềm nở, tiếp đón tận tình, quan tâm chăm sóc những người bệnh mà không mang mục đích trục lợi, ý đồ riêng.

Ngoài ra, y đức còn được thể hiện thông qua kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong việc học tập, chữa trị và sáng kiến đổi mới, phát triển sự nghiệp của một người trong ngành y tế. Vì vậy, nếu không có y đức, một bác sĩ sẽ không thể đạt được những thành tựu trong sự nghiệp của mình.

Nếu các yếu cầu về đạo đức trong tư vấn thuốc hiện này

12 điều y đức trong ngành y tế

Nhận thấy tầm quan trọng của y đức trong công tác hành nghề của tất cả các cán bộ bác sĩ, y tá, nhân viên công tác xã hội. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Bộ Y Tế đã đưa ra văn bản, quy định về 12 điều y đức trong ngành y tế áp dụng với tất cả cán bộ nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực y dược, kể cả ở nước ngoài hay trong lãnh thổ Việt Nam.

12 điều y đức này đã trở thành lời nhắc nhở, lời gối đầu của không biết bao nhiêu thế hệ y sĩ, bác sĩ, dược sĩ tại các bệnh viện, trung tâm sức khỏe, trường y trên cả nước và chắp cánh cho sự phát triển của rất nhiều bác sĩ giỏi hàng đầu trong lĩnh vực y khoa ở nước ta. Dù điều trị ở bất kì đâu, căn bệnh nào, đặc biệt là những căn bệnh người dân hay bị như ung thư, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, viêm khớp,… thì cũng đều cần giữ trọn vẹn những điều lệnh này.

Vì vậy, đây là điều mà những người hoạt động trong lĩnh vực y tế bắt buộc phải ghi nhớ,  thuộc lòng nếu muốn trở thành người bác sĩ giỏi, lương y tốt trong mắt mọi người. Sau đây là tóm tắt về 12 điều y đức của ngành y tế Việt Nam:

  • Ghi nhớ, thực hiện theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Thực hiện nghiêm chỉnh theo pháp luật, quy chế hành nghề, chuyên môn lĩnh vực hoạt động. Không đem người bệnh ra để thí nghiệm, chẩn đoán hay điều trị bằng các phương pháp chưa được cấp phép của Bộ Y tế cũng như có được sự đồng ý từ phía bệnh nhân.
  • Tôn trọng về quyền và nghĩa vụ của bệnh nhân, quyền riêng tư, quyền được thăm khám và điều trị bệnh, tuyệt đối không được phân biệt đối xử giữa người với người. Không được thể hiện thái độ ban ơn, lạm dụng chức quyền để gây phiền hà, khó dễ cho người bệnh.
  • Có thái độ ân cần, tận tình, niềm nở, chu đáo khi thăm khám cho người bệnh, có trang phục, tác phong chuyên nghiệp khi tiếp xúc với người nhà bệnh nhân.
  • Xử lý kịp thời vấn đề cho người bệnh, cấp cứu nhanh chóng cho những trường hợp nguy cấp.
  • Khám bệnh, chẩn đoán, kê đơn thuốc một cách hợp lý, phù hợp và an toàn. Không vì lợi ích nhỏ của cá nhân mà thực hiện kê đơn kém chất lượng, không giải quyết được tình hình của bệnh.
  • Khi đang trong thời gian làm việc, làm nhiệm vụ tuyệt đối không được rời bỏ vị trí.
  • Khi bệnh nhân xuất viện cần dặn dò, khuyến cáo ân cần, chu đáo.
  • Trong trường hợp người bệnh bị tử vong cần cảm thông, chia sẻ nỗi buồn với người nhà bệnh nhân.
  • Đoàn kết, kỷ luật và tôn trọng đồng nghiệp. Kính trọng bậc tiền bối, thầy hay các bạn đồng nghiệp có kiến thức chuyên môn cao. Tiếp thu kiến thức, học hỏi kinh nghiệm một cách nghiêm túc, cầu tiến.
  • Khi thiếu sót, sai phạm cần kiểm điểm bản thân, nhận lấy trách nhiệm và có phương án khắc phục sai sót.
  • Tích cực tham gia và gương mẫu trong các phong trào, hoạt động tuyên truyền về giáo dục sức khỏe của bệnh viện, trung tâm sức khỏe.

Nếu các yếu cầu về đạo đức trong tư vấn thuốc hiện này

Chuẩn mực đạo đức ngành y tế

Nghề y vẫn luôn là một nghề cao quý và được tôn vinh từ bao thế hệ nay. Điều này được hình thành là do công sức cũng như hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ bác sĩ, thầy thuốc vì lợi ích cộng đồng.

Tuy nhiên, chỉ vì một vài bộ phận nhỏ cán bộ nhân viên làm trong lĩnh vực y dược mà hình ảnh cao đẹp của những người thầy thuốc, lương y đã dần phai nhạt mà thay vào đó là những mặt xấu khiến cho người dân ngày càng mất niềm tin vào y tế Việt Nam.

Để giữ và nâng cao hình ảnh nét đẹp của các cán bộ nhân viên y tế, ngoài 12 điều y đức đã được ban hành, các lãnh đạo cấp cao của Bộ Y tế đã đưa ra những quy tắc ứng xử dành cho những bác sĩ, y tá, lương y đang hoạt động trong lĩnh vực y dược.

Sau đây là những quy tắc ứng xử và đạo đức của người thầy thuốc:

  • Thái độ tiếp đón niềm nở, nhã nhặn khi người bệnh đến thăm khám và điều trị.
  • Chăm sóc ân cần, nhiệt tình, chu đáo.
  • Hết mình chăm lo cho sức khỏe bệnh nhân.
  • Không hách dịch, lạm dụng quyền lực để trục lợi cho bản thân.
  • Tuân thủ pháp luật, không làm trái lương tâm, đạo đức hành nghề.
  • Thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp, những người làm trong lĩnh vực y tế.

Như vậy trên đây là 12 điều y đức dành cho tất cả các cán bộ nhân viên, bác sĩ, y tá và các đối tượng đang hoạt động trong lĩnh vực y tế theo chỉ thị từ Bộ Y tế. Hi vọng với những thông tin bên trên, mọi người đã nắm rõ về những quy tắc ứng xử, đạo đức mà người thầy thuốc bắt buộc phải có để có thể nâng cao hình ảnh đẹp đẽ trong mắt người bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Nếu các yếu cầu về đạo đức trong tư vấn thuốc hiện này

Mục lục bài viết

  • 1. Bác sĩ đa khoa cần phải đáp ứng năng lực hành nghề chuyên môn
  • 2. Bác sĩ đa khoa cần phải đáp ứng năng lực ứng dụng kiến thức y học
  • 3. Bác sĩ đa khoa phải đáp ứng về năng lực chăm sóc y khoa
  • 4. Bác sĩ đa khoa phải đáp ứng được năng lực giao tiếp - công tác
  • 5.Một sốnguyên tắc về đạo đức y họckhi thực hành với người bệnh

Câu hỏi:

Tôi đang dự kiến cho con tôi vào nghề y làm bác sĩ đa khoa, nhưng tôi không biết nhiều về điều kiện để được làm bác sĩ đa khoa sau này là gì? liệu nó có những tiêu chuẩn riêng chuyên môn của nghề nghiệp hay không? mong được giải đáp thắc mắc. Trân trọng cám ơn

Trả lời:

Cơ sở pháp lý: Quyết định 1854/QĐ-BYT năm 2015 phê duyệt tài liệu "Chuẩn năng lực cơ bản của Bác sĩ đa khoa" do Bộ Y tế ban hành

1. Bác sĩ đa khoa cần phải đáp ứng năng lực hành nghề chuyên môn

Bao gồm các tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn 1. Hành nghề phù hợp với bối cảnh văn hóa xã hội và điều kiện thực tế

Tiêu chí 1. Tôn trọng về điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn hóa của mỗi vùng và của mỗi cá nhân.

Tiêu chí 2. sẵn sàng thực hiện độc lập và phối hợp các hoạt động chăm sóc sức khỏe liên ngành, đa ngành, cam kết làm việc dựa trên quy tắc đạo đức và pháp lý và chịu trách nhiệm về các quyết định xử trí chuyên môn của mình.

Tiêu chí 3. Thể hiện được tâm huyết với quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân bằng cam kết làm việc theo các tiêu chuẩn thực hành tốt và duy trì chuẩn mực chuyên môn, đạo đức, văn hóa ở mức độ cao nhất.

Tiêu chí 4. Tiếp cận người bệnh và những vấn đề sức khỏe cộng đồng một cách khoa học, thấu đáo, trung thực, trách nhiệm, thông cảm, vị tha và yêu thương.

Tiêu chí 5. Ủng hộ nguyên tắc mọi thành phần trong xã hội được quyền tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng tốt.

Tiêu chí 6. Coi trọng việc kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền.

Tiêu chí 7. Phát huy vai trò và hình ảnh của người bác sĩ, giá trị nghề bác sĩ trong ngành y tế và xã hội qua năng lực hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện trách nhiệm xã hội với tác phong chuyên nghiệp, lối sống lành mạnh và văn hóa giao tiếp, ứng xử tốt.

  • Tiêu chuẩn 2. Hành nghề theo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp

Tiêu chí 1. Chịu trách nhiệm cá nhân đối với việc ra quyết định và can thiệp chăm sóc sức khỏe người bệnh, cộng đồng.

Tiêu chí 2. Luôn đặt sự an toàn, quyền lợi của người bệnh làm trung tâm. Nhận biết các nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn của người bệnh trong chăm sóc người bệnh.

Tiêu chí 3. Thực hành nghề y trong phạm vi chuyên môn được cấp phép, tuân thủ các quy định nghề nghiệp và phù hợp với điều kiện sức khỏe.

Tiêu chí 4. Giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp và hồ sơ bệnh án. Chỉ được phép công bố thông tin khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị với những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

Tiêu chí 5. Nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y học

  • Tiêu chuẩn 3. Hành nghề theo quy định của pháp luật

Tiêu chí 1. Hành nghề theo các quy định pháp lý của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam tham gia.

Tiêu chí 2. Tuân thủ quy định, quy tắc, văn hóa giao tiếp ứng xử của nơi làm việc.

Tiêu chí 3. Báo cáo các hành vi vi phạm trong chuyên môn, hành nghề với cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm cá nhân với những báo cáo đó.

Tiêu chí 4. Áp dụng cách tiếp cận dựa trên tính pháp lý và đạo đức trong việc sử dụng thích hợp các nguồn lực chăm sóc y tế.

  • Tiêu chuẩn 4. Học tập suốt đời cho phát triển cá nhân và nghề nghiệp

Tiêu chí 1. Tự đánh giá và sử dụng các nguồn thông tin phản hồi về công việc của bản thân một cách hệ thống, thường xuyên, có cơ sở khoa học. Xác định rõ nhu cầu thực tế công việc, mục tiêu, nguyện vọng phát triển nghề nghiệp, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Tiêu chí 2. Lập kế hoạch và tham gia các hoạt động học tập, phát triển nghề nghiệp sử dụng các nguồn lực hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, sáng tạo.

Tiêu chí 3. Sẵn sàng tham gia các hoạt động đào tạo phù hợp với năng lực khi được yêu cầu. Hỗ trợ nâng cao trình độ và phát triển nghề nghiệp cho đồng nghiệp.

Tiêu chí 4. Có khả năng sử dụng tiếng Anh và/hoặc các ngôn ngữ khác trong học tập, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp.

Tiêu chí 5. Thu thập, đánh giá và sử dụng được các thông tin y học giá trị và đáng tin cậy trong nước và nước ngoài trong cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Tiêu chí 6. Tiếp cận các lưu trữ và hồi cứu các thông tin lâm sàng trong hồ sơ bệnh án (giấy và điện tử), thư viện, các nguồn thông tin trực tuyến một cách phù hợp, đầy đủ, chính xác đảm bảo tính bảo mật và tính pháp lý.

2. Bác sĩ đa khoa cần phải đáp ứng năng lực ứng dụng kiến thức y học

  • Tiêu chuẩn 5. Ứng dụng các kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, bệnh học trong thực hành chăm sóc y khoa

Tiêu chí 1. Giải thích được cấu trúc, chức năng và sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần con người qua các giai đoạn phát triển trong mối tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội.

Tiêu chí 2. Giải thích được mối tương tác giữa cấu trúc và chức năng của cơ thể, giữa các hệ thống cơ quan trong điều kiện bình thường và bệnh lý, cơ chế các triệu chứng và hội chứng, các yếu tố tiên lượng của các bất thường và bệnh lý ở các lứa tuổi.

Tiêu chí 3. Giải thích được nguyên tắc cơ bản, chỉ định, chống chỉ định, cách tiến hành, hạn chế của các quy trình, kỹ thuật thăm khám, xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán các bệnh thường gặp.

Tiêu chí 4. Đưa ra lập luận logic về các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt các bệnh thường gặp dựa trên các bằng chứng khoa học.

Tiêu chí 5. Giải thích được các nguyên tắc và cách giải quyết những vấn đề sức khỏe thông thường và một số tình trạng đòi hỏi phải được chữa trị khẩn cấp bao gồm điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, vật lý, dinh dưỡng, tâm lý, y học cổ truyền và các liệu pháp bổ sung - thay thế...

Tiêu chí 6. Đánh giá được hiệu quả của các can thiệp y tế dựa trên bằng chứng khoa học.

  • Tiêu chuẩn 6. ứng dụng các nguyên tắc, phương pháp y tế công cộng trong thực hành chăm sóc y khoa

Tiêu chí 1. Trình bày được nguyên tắc, mô hình hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ mạng lưới y tế Việt Nam và mối quan hệ giữa ngành y tế với các ngành liên quan.

Tiêu chí 2. Trình bày được các nguyên lý cơ bản về quản lý y tế và nội dung chính của các chương trình quốc gia trong lĩnh vực y tế.

Tiêu chí 3. Phân tích được các khái niệm và nguyên lý cơ bản của dịch tễ học, các chỉ số sức khỏe chủ yếu, yếu tố nguy cơ, mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ và bệnh, dịch bệnh.

Tiêu chí 4. Giải thích được nguyên tắc và ứng dụng trong dự phòng cấp 1, 2, 3; chiến lược dự phòng mức cá nhân, tiếp cận dự phòng dựa vào cộng đồng và tiếp cận dựa vào yếu tố nguy cơ cao trong phòng ngừa và nâng cao sức khỏe.

Tiêu chí 5. Giải thích được vai trò và yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm môi trường môi trường với sức khỏe; các nguyên tắc phòng chống ô nhiễm môi trường.

Tiêu chí 6. Giải thích được yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh các bệnh nghề nghiệp.

3. Bác sĩ đa khoa phải đáp ứng về năng lực chăm sóc y khoa

  • Tiêu chuẩn 7. Chẩn đoán và ra quyết định xử trí dựa vào bằng chứng có sự tham gia của người bệnh, người nhà và cán bộ y tế liên quan phù hợp với điều kiện thực tế.

Tiêu chí 1. Chẩn đoán xác định và chẩn đoán phân biệt được các bệnh thường gặp, áp dụng được cách phân loại bệnh tật quốc tế ICD10.

Tiêu chí 2. Xử trí các trường hợp cấp cứu thông thường và phát hiện được tình trạng nghiêm trọng đe dọa tính mạng để có can thiệp kịp thời, phù hợp.

Tiêu chí 3. Chỉ định phù hợp và phân tích kết quả thu được từ các phương pháp, quy trình thăm khám lâm sàng; cận lâm sàng, thăm dò chức năng.

Tiêu chí 4. Cung cấp các thông tin liên quan đến sức khỏe và bệnh tật cho người bệnh, người nhà và đồng nghiệp tạo sự yên tâm, đồng ý, hợp tác trước, trong quá trình thăm khám và điều trị.

Tiêu chí 5. Đánh giá vai trò và lựa chọn các phương pháp điều trị như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, tâm lí trị liệu, dinh dưỡng, xạ trị,... dựa trên các bằng chứng khoa học.

Tiêu chí 6. Ứng dụng các kiến thức, phương pháp, kỹ thuật và công nghệ mới trong chẩn đoán và điều trị phù hợp với thực tế.

Tiêu chí 7. Đưa ra quyết định về chăm sóc người bệnh, sử dụng những bằng chứng tốt nhất hiện có một cách thấu đáo, rõ ràng, có sự thảo luận, thống nhất với người bệnh, người nhà, giảm tối đa các sai sót khi ra quyết định.

Tiêu chí 8. Lập hồ sơ bệnh án cho người bệnh theo nguyên tắc lấy người bệnh làm trung tâm, không phân biệt đối xử.

Tiêu chí 9. Lập kế hoạch, tổ chức triển khai, thực hiện chăm sóc toàn diện người bệnh, nhóm bệnh.

Tiêu chí 10. Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, thủ thuật lâm sàng theo quy định của Bộ Y tế đối với bác sĩ đa khoa phù hợp với quy định, tổ chức và các nguồn lực tại nơi làm việc.

Tiêu chí 11. Theo dõi thường xuyên, phát hiện và xử trí kịp thời các tai biến trong quá trình chăm sóc, điều trị.

Tiêu chí 12. Phát hiện những trường hợp bệnh vượt quá khả năng chuyên môn và tiến hành chuyển người bệnh đúng nơi, đúng tuyến, đúng thời điểm.

Tiêu chí 13. Thực hiện nguyên tắc hỗ trợ người bệnh về mặt tâm lý, thể chất, tinh thần và xã hội; xử trí các triệu chứng cho đến khi có chẩn đoán xác định và bắt đầu tiến hành điều trị đặc hiệu.

  • Tiêu chuẩn 8. Áp dụng các kiến thức, phương pháp luận về hành vi, tâm lý, xã hội trong thực hành chăm sóc y khoa

Tiêu chí 1. Phân tích được những diễn biến tâm lý của người bệnh trong điều kiện bình thường và khi có bệnh. Xác định được tác động tâm lý, kinh tế, xã hội lên người bệnh khi quyết định lựa chọn phương pháp điều trị.

Tiêu chí 2. Áp dụng được những nguyên tắc và phương pháp tâm lý để tạo sự đồng thuận và hợp tác của người bệnh và người nhà đối với các quyết định chẩn đoán và điều trị.

Tiêu chí 3. Xác định được phương pháp quản lý phù hợp với người bệnh có những vấn đề về tâm lý.

  • Tiêu chuẩn 9. Điều trị bằng thuốc an toàn, chi phí - hiệu quả

Tiêu chí 1. Kê đơn thuốc đúng nguyên tắc, an toàn, hợp lý, hợp pháp, có bằng chứng khoa học tin cậy và có giải thích, trao đổi rõ ràng với người bệnh/người nhà, và đồng nghiệp.

Tiêu chí 2. Thực hiện những nguyên tắc cơ bản trong sử dụng kháng sinh cho người bệnh, hạn chế tình trạng kháng thuốc.

Tiêu chí 3. Phát hiện và xử trí ban đầu các dấu hiệu của dị ứng thuốc.

  • Tiêu chuẩn 10. Chăm sóc sức khỏe thai sản

Tiêu chí 1. Khám thai và quản lý thai nghén. Chăm sóc bà mẹ và phát hiện yếu tố nguy cơ trong thời kỳ thai nghén, chuyển dạ và sau đẻ.

Tiêu chí 2. Xác định được chuyển dạ, tiên lượng được cuộc đẻ và đỡ đẻ thường.

Tiêu chí 3. Cấp cứu ban đầu tai biến sản khoa và sơ sinh.

  • Tiêu chuẩn 11. Hồi sức, sơ cứu và chăm sóc tích cực

Tiêu chí 1. Đánh giá đầy đủ, phân loại, ra quyết định xử trí kịp thời, phù hợp và tiên lượng đối với các trường hợp đe dọa tính mạng và/hoặc không đe dọa ngay tính mạng nhưng đòi hỏi điều trị sớm, tích cực.

Tiêu chí 2. Xử trí các trường hợp cấp cứu cơ bản và ngừng tuần hoàn theo phác đồ chuyên môn.

Tiêu chí 3. Tư vấn cho người bệnh và gia đình về tiên lượng bệnh.

Tiêu chí 4. Phối hợp hiệu quả trong nhóm chăm sóc trong sơ cứu, cấp cứu.

  • Tiêu chuẩn 12. Chăm sóc kéo dài, chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh mãn tính hoặc nan y

Tiêu chí 1. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, giảm đau đớn về thể xác và tinh thần, giúp người bệnh duy trì cuộc sống độc lập. Luôn xem xét đến các đặc điểm cá nhân và bệnh tật ảnh hưởng đến khả năng hoạt động, tâm sinh lý người bệnh.

Tiêu chí 2. Sử dụng thuốc, thiết bị hỗ trợ và những dịch vụ xã hội, vận chuyển phù hợp.

Tiêu chí 3. Huy động và khuyến khích sự tham gia của người bệnh, người nhà, bạn bè cũng như những thành viên khác trong chăm sóc kéo dài, chăm sóc giảm nhẹ.

Tiêu chuẩn 13. Kiểm soát đau

Tiêu chí 1. Lựa chọn và thực hiện các kỹ thuật giảm đau cơ bản theo phác đồ một cách phù hợp.

Tiêu chí 2. Trình bày được những nguyên tắc giảm đau bằng thuốc, vật lý và tâm lý trị liệu.

Tiêu chí 3. Xác định được nhiệm vụ và thể hiện được khả năng hợp tác, tham gia quản lý đau cùng với các cán bộ y tế khác.

  • Tiêu chuẩn 14. Y học cổ truyền và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng một số bệnh thường gặp

Tiêu chí 1. Điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng một số bệnh thường gặp sử dụng phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại một cách hợp lý và khoa học.

Tiêu chí 2. Hướng dẫn người bệnh sử dụng các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc trong việc điều trị, dự phòng và nâng cao sức khỏe.

  • Tiêu chuẩn 15. Tham gia kiểm soát lây nhiễm

Tiêu chí 1. Tuân thủ các nguyên tắc quy trình về phòng ngừa, cách ly và kiểm soát nhiễm khuẩn.

Tiêu chí 2. Nhận định được các loại nhiễm khuẩn chính và các tác nhân sinh học phổ biến gây bệnh đòi hỏi sự chăm sóc y tế.

Tiêu chí 3. Nhận định được các con đường lây nhiễm có nguồn gốc bệnh viện để có biện pháp xử lý phù hợp.

  • Tiêu chuẩn 16. Tuyên truyền, giáo dục, vận động cho tăng cường sức khỏe và dự phòng bệnh tật

Tiêu chí 1. Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho cá nhân, gia đình, và các nhóm cộng đồng.

Tiêu chí 2. Thực hiện tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức, lối sống lành mạnh như một phương thức cải thiện, duy trì sức khỏe và phòng bệnh.

Tiêu chí 3. Sử dụng công cụ đa truyền thông sẵn có (điện thoại, email, internet, sách, báo, ghi chép truyền hình...) hỗ trợ chuyển tải các thông tin qua các kỹ năng thuyết trình, viết báo cáo, bài báo khoa học một cách hiệu quả và thích hợp.

  • Tiêu chuẩn 17. Quản lý tử vong

Tiêu chí 1. Xác nhận tử vong.

Tiêu chí 2. Thông báo tử vong cho người nhà.

4. Bác sĩ đa khoa phải đáp ứng được năng lực giao tiếp - công tác

  • Tiêu chuẩn 18. Tạo dựng được mối quan hệ thân thiện, hợp tác, tin tưởng với người bệnh, thân nhân người bệnh và cộng đồng

Tiêu chí 1. Dành thời gian cần thiết, lắng nghe, chia sẻ, thương lượng và giải quyết những băn khoăn, lo lắng của người bệnh và thân nhân người bệnh.

Tiêu chí 2. Thể hiện hiểu biết về nhu cầu, các yếu tố tâm sinh lý, văn hóa xã hội ảnh hưởng đến người bệnh.

Tiêu chí 3. Tạo ra được mối quan hệ thân thiện, hợp tác với cộng đồng và các tổ chức, cá nhân liên quan tới môi trường khám bệnh, chữa bệnh.

Tiêu chí 4. Hướng dẫn, khuyến khích và thảo luận với người bệnh, người nhà và các tổ chức nghề nghiệp khác tham gia vào việc ra quyết định và giải quyết các vấn đề sức khỏe trên cơ sở thỏa thuận đồng ý.

  • Tiêu chuẩn 19. Cộng tác có hiệu quả với đồng nghiệp và đối tác

Tiêu chí 1. Đảm bảo các nguyên tắc: chân thành, nhã nhặn, tôn trọng, quan tâm, chia sẻ, đàm phán, thương lượng, không gượng ép, hóa giải xung đột.

Tiêu chí 2. Xác định được vai trò và mối quan hệ của các thành viên trong nhóm làm việc; tổ chức, điều phối nhiệm vụ chăm sóc người bệnh cho các thành viên trong nhóm đảm bảo chăm sóc liên tục, an toàn, chi phí-hiệu quả.

Tiêu chí 3. Lắng nghe, chia sẻ chính xác, có hiệu quả các thông tin cần thiết về người bệnh qua trao đổi bằng lời, chữ viết, điện tử và không vi phạm nguyên tắc bảo mật.

Tiêu chí 4. Thường xuyên trao đổi ý kiến với đồng nghiệp để phát hiện các trường hợp vượt quá khả năng giải quyết, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Tiêu chí 5. Tuân thủ nguyên tắc hội chẩn và thực hiện quyết định hội chẩn.

  • Tiêu chuẩn 20. Giao tiếp hiệu quả

Tiêu chí 1. Thực hiện tốt giao tiếp bằng ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời với người bệnh, gia đình, đồng nghiệp.

Tiêu chí 2. Nhận biết được giao tiếp không thành công và lựa chọn chiến lược giao tiếp khác.

Tiêu chí 3. Giao tiếp có hiệu quả trong các tình huống trở ngại giao tiếp như người già, trẻ em, khó khăn về nghe, nhìn, nói, người dân tộc.

Tiêu chí 4. Giao tiếp hiệu quả với các đối tượng không phân biệt tuổi, giới, đặc điểm văn hóa - xã hội bằng tiếng Việt và/hoặc ngôn ngữ phổ biến tại nơi làm việc.

Tiêu chí 5. Xử trí trong tình huống giao tiếp khó như người bệnh kích động, những đối tượng dễ tổn thương, bị bạo hành, chuẩn bị về tâm lý cho người bệnh và gia đình trước khi cung cấp những thông tin về diễn biến xấu của bệnh, trung thực thừa nhận sự thiếu thông tin và sai sót nếu có.

5.Một sốnguyên tắc về đạo đức y họckhi thực hành với người bệnh

  1. Người thầy thuốc luôn phải tận tụy chăm sóc sức khỏe với sự cảm thông và tôn trọng danh dự và quyền con người.
  2. Người thầy thuốc phải luôn duy trì các chuẩn mực của chuyên ngành, thành thật trong tất cả các giao tiếp chuyên môn, và phấn đấu báo cáo nhà chức trách những thầy thuốc thiếu tư cách, hay bất tài, hay liên đới đến những vụ lừa đảo.
  3. Người thầy thuốc phải tôn trọng, tuân thủ luật pháp và nhận lãnh trách nhiệm theo đuổi những cải cách nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân.
  4. Người thầy thuốc phải tôn trọng quyền của bệnh nhân, đồng nghiệp, và các nhân viên y tế khác, và phải bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân trong phạm vi luật pháp cho phép.
  5. Người thầy thuốc phải liên tục học hỏi, ứng dụng, và trao dồi kiến thức khoa học; duy trì học thuật y khoa; cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh nhân, đồng nghiệp, và công chúng; tư vấn và sử dụng tài năng của các chuyên gia khác khi cần thiết theo chỉ định.
  6. Người thầy thuốc trong điều kiện thích hợp, có quyền chọn lựa ai để phục vụ, ai cần liên hệ, và có quyền chọn môi trường để cung cấp dịch vụ y khoa.
  7. Người thầy thuốc phải nhận lãnh trách nhiệm tham gia vào các hoạt động nhằm cải thiện cộng đồng và y tế công cộng.
  8. Người thầy thuốc trong khi chăm sóc bệnh nhân phải xem nhiệm vụ của mình đối vụ bệnh nhân là trên hết.
  9. Người thầy thuốc phải ủng hộ mọi thành phần trong xã hội được quyền tiếp cận dịch vụ y khoa.