Ngày 15 âm có tốt không

Nhiều gia đình vì bận rộn hoặc vì lí do cá nhân nên thường cúng Rằm tháng Giêng sớm, rơi vào các ngày 13 hoặc 14 âm lịch. Tuy nhiên các chuyên gia phong thủy cho rằng đây là việc không nên. Gia đình nên sắp xếp cúng vào đúng ngày chính rằm, tức ngày 15/1 âm lịch, không nên cúng quá sớm hoặc quá muộn. Giờ Ngọ được xem là giờ chuẩn để thực hiện lễ cúng.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

Mâm cỗ để cúng vào Rằm tháng Giêng vô cùng quan trọng vì ngày này được cho rằng là thời điểm Phật giáng trần, khác biệt so với các ngày rằm khác. Do vậy, gia đình nên chuẩn bị mâm lễ cúng chu đáo, đầy đủ, gồm mâm lễ cúng Phật, mâm lễ cúng gia tiên trong nhà.

Chuẩn bị hoa tươi dâng lễ

Hoa tươi dâng lễ cúng Rằm tháng Giêng là điều không thể thiếu. Các loại hoa thường được chọn là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng,…

Gia đình nên chú ý không dùng hoa giả, quả giả để dâng bàn thờ Phật cũng như không dùng những vật phẩm dùng chung, đã được sử dụng để cúng. Những việc này sẽ khiến việc cúng Rằm tháng Giêng trở nên uế tạp, không thể hiện được lòng thành. 

Phóng sinh

Phóng sinh là hoạt động thường thấy tại chùa vào ngày đầu năm. Nhiều gia đình khi đến chùa lễ Phật thường mua chim, cá, rùa thả phóng sinh, cầu sức khỏe, may mắn. Tuy nhiên cũng cần chú ý không phóng sinh ồ ạt, tạo cơ hội cho một vài đối tượng trục lợi từ việc này. 

Đi chùa lễ Phật

Rằm tháng Giêng không chỉ là Tết Nguyên Tiêu, là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mà còn là ngày vía Thiên Quan. Do vậy để có thể giải trừ những tai ương trong năm cũ, cầu nguyện an lành và mọi điều tốt lành cho năm mới, gia đình nên đến chùa viếng Phật, thắp hương, cúng dường,…sau khi thực hiện lễ cúng tại nhà.

Làm việc thiện

Vào ngày này bạn nên đi làm việc thiện để tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàng và ý nghĩa hơn.

Làm việc thiện không nhất thiết phải làm điều gì đó quá lớn lao, bạn có thể quyên góp tiền, thăm nuôi những hoàn cảnh khó khăn hoặc đơn giản chỉ là giúp đỡ những người xung quanh chúng ta.

Thả đèn hoa đăng

Ngoài những việc kể trên, vào ngày Rằm tháng Giêng, nhiều nơi còn tổ chức hoạt động thả đèn hoa đăng để cầu may mắn, an nhiên và thành công trong suốt một năm tới cho bản thân và gia đình.

Những điều kiêng kị khi cúng rằm tháng Giêng

- Trong ngày cúng rằm hạn chế làm hỏng, rơi vỡ đồ đạc trong gia đình, vì sẽ gây hao tổn tài phúc cho gia chủ.

- Với người có sức khỏe yếu kém, không nên tới khu có mồ mả, hoang vu hoặc bệnh viện vì có âm khí nặng.

- Vào ngày cúng Rằm tháng Giêng bạn nên lưu ý không nên mang theo đồ có giá trị ra ngoài đường, vì không may mất tài sản thì tại vận trong cả năm sẽ bị hao tổn.

- Kiêng không cho mượn tiền.

- Không để cho thùng đựng gạo bị lộ đáy, vì như vậy cả năm gia đình sẽ đói kém.

- Không sát sinh vào ngày Rằm tháng Giêng để tránh suy giảm tài vận, bệnh tật.

- Một trong những kiêng kỵ khi cúng rằm tháng Giêng nhất định phải biết đó là kiêng nói tục, chửi bậy hoặc cãi nhau với mọi người để tránh gặp rắc rối cũng như các chuyện thị phi trong cả năm.

- Không mặc đồ có màu trắng và đen trong ngày Rằm tháng Giêng, vì quan niệm nếu mặc đồ liên quan tới hai màu này thì làm việc gì cũng bất thành vì đây là hai màu có liên quan tới người mất.

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Đọc tiếp

Ngày 15 âm có tốt không

Rằm tháng Giêng 2022: Cúng vào giờ nào, ngày nào sẽ tốt nhất?

Văn hóa08:27 13/02/2022

rằm tháng GiêngCúng rằm tháng Giêngnên làm gì khi cúng Rằm tháng Giêngkiêng kỵ khi cúng Rằm tháng Giêng

Theo quan niệm của ông cha ta từ xưa, Tết Nguyên tiêu hay Rằm tháng Giêng là được xem là ngày trọng đại và mang ý nghĩa rất lớn. Cùng tìm hiểu những điều kiêng kị không nên làm vào Rằm tháng Giêng nhé!

Nội dung bài viết

  • Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng
  • 10 điều kiêng kị không nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng
    • Không câu cá
    • Không sát sinh
    • Không văng tục, chửi bậy
    • Không chải tóc, soi gương lúc nửa đêm
    • Kiêng làm vỡ, hỏng đồ vật
    • Kiêng để thùng/hũ gạo trống rỗng
    • Kiêng cho mượn tiền
    • Kiêng kỵ chuyện vợ chồng
    • Kiêng mặc đồ trắng và đen
    • Kiêng một số loại thực phẩm

Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Đây được xem là dịp lễ tết quan trọng nên ông bà ta có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”.

Ngày nay, đêm Rằm tháng Giêng đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống của dân tộc, thấm đẫm chất nhân văn ở cả thành thị lẫn nông thôn.

Vào ngày này, mọi nhà đều chuẩn bị làm lễ cúng tươm tất, chu đáo cũng như chăm làm việc thiện và tránh làm những điều kiêng kị với mong muốn cầu một năm mới bình an, may mắn.

Ngày 15 âm có tốt không
Ý nghĩa ngày Rằm tháng Giêng

10 điều kiêng kị không nên làm trong ngày Rằm tháng Giêng

Không câu cá

Ông bà ta quan niệm rằng câu cá trong ngày Rằm tháng Giêng là việc đại xui có thể dẫn đến cả năm đen đủi vì câu cá được cho là hành động sát sinh, cắt đứt mạch sống của sinh linh. Do vậy, đầu năm mà đã sát sinh thì cả năm sẽ không may mắn.

Ngày 15 âm có tốt không
Không câu cá

Không sát sinh

Người ta thường kiêng kỵ sát sinh vào ngày Rằm tháng Giêng để tránh việc tài vận bị suy giảm, hay gặp tai nạn, bệnh tật. Vậy nên vào dịp này, đa phần mọi người sẽ ăn chay, đi chùa để cầu bình an cho gia đình.

Không văng tục, chửi bậy

Theo quan niệm nhà Phật, văng tục, chửi bậy, nói xấu người khác vào ngày Rằm tháng Giêng sẽ khiến cả năm đầy chuyện thị phi, rắc rối, vận xui sẽ đeo bám từ công việc, cuộc sống, học hành.

Vì vậy, trong ngày này cần điềm tĩnh, tránh mọi thị phi và cẩn thận lời ăn tiếng nói.

Ngày 15 âm có tốt không
Không văng tục, chửi bậy

Không chải tóc, soi gương lúc nửa đêm

Đối với ngày rằm tháng Giêng càng phải hết sức thận trọng trong việc chải tóc, soi gương. Các cụ quan niệm đó là thời khắc giao thời của âm và dương nên khi chải tóc mà tóc rụng ra sẽ không tốt cho phần dương khí của người chải tóc.

Ngày 15 âm có tốt không
Không chải tóc, soi gương lúc nửa đêm

Kiêng làm vỡ, hỏng đồ vật

Theo quan niệm dân gian, vào ngày này, mọi người thường tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà, bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc năm tới tài phúc hao tổn.

Nếu không may làm vỡ bát hay gương, bạn nên cất cẩn thận rồi vài ngày sau mang đi chôn xa hoặc vứt xuống lòng sông để mang điều xui tránh xa khỏi gia đình.

Ngày 15 âm có tốt không
Kiêng làm vỡ, hỏng đồ vật

Kiêng để thùng/hũ gạo trống rỗng

Theo phong thủy, vật chứa đựng mang ý nghĩa tốt lành, chứa vận may, tài lộc như hũ gạo thì không bao giờ được để trống rỗng.

Nhiều người quan niệm là đổ đầy hũ gạo ngay từ khi vơi còn một nửa và tốt nhất là dùng hũ gạo sâu (tượng trưng cho sự no đủ) để tránh những điều xui xẻo và giữ vận may luôn ở trong nhà.

Ngày 15 âm có tốt không
Kiêng để thùng/hũ gạo trống rỗng

Kiêng cho mượn tiền

Vào ngày này, theo quan niệm dân gian, nếu cho mượn tiền, thì người cho mượn sẽ mất đi tài khí của mình. Vậy nên, mọi người thường tìm cách từ chối, không đáp ứng yêu cầu vay mượn tiền của bất kì ai vào ngày này.

Ngày 15 âm có tốt không
Kiêng cho mượn tiền

Kiêng kỵ chuyện vợ chồng

Đối với người phương Đông, ngày mùng 1 và ngày rằm, mọi người có quan niệm sẽ kiêng khem những chuyện giường chiếu. Bởi lẽ, việc quan hệ vào ngày này sẽ dẫn đến những điều xui xẻo và kéo theo vận đen cả năm, thậm chí là đại hạn.

Kiêng mặc đồ trắng và đen

Trắng và đen là hai màu liên quan đến người đã khuất nên sẽ mang lại nhiều vận xui, làm việc gì cũng không thành. Do đó, bạn nên tránh mặc 2 màu này vào ngày Rằm đầu năm.

Ngày 15 âm có tốt không
Kiêng mặc đồ trắng và đen

Kiêng một số loại thực phẩm

Theo quan niệm dân gian, vào ngày rằm tháng Giêng, người ta thường kiêng các đồ hôi tanh như thịt chó, thịt mèo, thịt vịt,… để tránh gặp xui xẻo, đại nạn.

Trên đây là thông tin về 10 điều kiêng kị không nên làm vào Rằm tháng Giêng. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào, vui lòng để lại thông tin dưới bài viết.