Ngày 15 tháng giêng là ngày gì

Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày lễ lớn của người dân Việt Nam, mang ý nghĩa đoàn viên, hướng về nguồn cội. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến Tết Nguyên Tiêu cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của chúng. Các bạn hãy cùng Sforum tìm hiểu về ngày Tết Nguyên Tiêu qua bài viết ngày hôm nay nhé!.

Tết Nguyên Tiêu là ngày gì?

Tết Nguyên Tiêu còn được biết đến với tên gọi khác là Rằm tháng Giêng. Đây là một ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Quốc, bắt đầu từ giữa đêm 14 tháng Giêng đến hết ngày 15 tháng Giêng (Âm lịch). Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ quan trọng để mọi người cầu phúc và bày tỏ lòng thành kính đối với Thần linh, tổ tiên.

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Tết Nguyên Tiêu là ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc.

Nguồn gốc ra đời ngày Tết Nguyên Tiêu

Theo nhiều nguồn tài liệu, Tết Nguyên Tiêu bắt đầu từ thời Tây Hán (Trung Quốc). Vào mỗi dịp xuân đến, cung nữ Nguyên Tiêu nhớ nhà nhưng trong cung lính canh nghiêm ngặt nên nàng không thể ra được. Một viên sủng thần của Hán Vũ Đế - Đông Phương Sóc đã thương cảm trước tấm lòng cung nữ.

Chính vì thế, ông đã tung tin rằng Hỏa thần sẽ thiêu rụi thành Trường An. Sau khi khiến cho người dân lo sợ, ông bèn hiến kế với nhà vua vào ngày rằm tháng Giêng, nhà vua và người nhà phải ra ngoài cung lánh nạn. Trong cung sẽ được treo đèn lồng đỏ giả cảnh lửa nhằm đánh lừa Hỏa thần.

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Tết Nguyên Tiêu bắt đầu từ thời Tây Hán (Trung Quốc)

Kế sách trên đã được nhà vua đồng ý. Từ đó trở đi, cứ vào ngày 15 tháng Giêng, cả nước sẽ treo đèn lồng và cung nữ được đoàn tụ cùng người nhà. Tết Nguyên Tiêu này dần được lan rộng và lưu truyền qua nhiều thời kỳ và ảnh đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.

Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” có nghĩa là thứ nhất, đầu tiên còn “Tiêu” là đêm. Bên cạnh cái tên Tết Nguyên Tiêu, chúng ta có thể gọi bằng cái tên khác là Tết Thượng Nguyên. Mục đích là để phân biệt với Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng mười).

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới

Các tập tục trong ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu trở thành một trong những ngày lễ lớn của các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi quốc gia sẽ có những tập tục, cách tổ chức Tết Nguyên Tiêu của riêng mình.

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Tết Nguyên Tiêu tại các quốc gia trên thế giới.

Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam

Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam thường diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng, đây cũng là thời điểm mà mọi người lên chùa cầu xin điềm lành, bình an trong năm mới và cúng sao giải hạn. Ở những nơi đông đảo người Hoa sinh sống như Hội An, Chợ Lớn thì họ sẽ tổ chức nhiều hoạt động đặc biệt, lễ hội, ví dụ: đố chữ, múa lân, trình diễn âm nhạc,...

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam thường diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng

Tết Nguyên Tiêu của người Hoa - Trung Quốc

Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ Trung Quốc, mỗi năm người dân sẽ cầu bình an và ăn bánh trôi. Tiếp theo, mọi người sẽ cùng nhau tổ chức những hoạt động như thả đèn lồng, ngâm thơ, giải đố,...

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc.

Tết Nguyên Tiêu tại Hàn Quốc

Tết Nguyên Tiêu tại Hàn Quốc còn được gọi là lễ Daeboreum (대보름), mọi người cùng nhau chơi trò chơi truyền thống Samulnori hoặc leo núi để trở thành người cầu may mắn và nhìn thấy mặt trăng đầu tiên.

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Tết Nguyên Tiêu tại Nhật Bản.

Tết Nguyên Tiêu tại Nhật Bản

Tết Nguyên Tiêu tại Nhật Bản được gọi là lễ Koshogatsu. Người dân sẽ tiến hành cầu nguyện với mong mong muốn có được vụ mùa bội thu. Thông thường, người Nhật Bản sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng của lễ Koshogatsu.

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì

Cách làm mâm cúng Tết Nguyên Tiêu - Rằm tháng Giêng

Đương nhiên Tết Nguyên Tiêu không thể thiếu những mâm cỗ cúng. Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà mầm cúng Tết Nguyên Tiêu sẽ có sự khác biệt. Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là tấm lòng thành kính, chân thành của gia chủ. Hãy cùng xem những cách hướng dẫn làm mâm cúng dưới đây:

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Mâm cúng Tết Nguyên Tiêu 2023.

Cách làm mâm cúng chay

Bên cạnh những mâm cúng mặn trong dịp Tết Nguyên Tiêu 2023, các gia đình hoặc cá nhân có thể chuẩn bị mâm cúng chay với những món ăn sau:

  • Chè xôi.
  • Bánh trôi nước.
  • Trái cây.
  • Các món đậu.
  • Món xào, canh xào không sử dụng hương liệu.
    Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
    Mâm cúng chay Tết Nguyên Tiêu 2023.

Cách làm mâm cúng mặn

Mâm cúng Tết Nguyên Tiêu mặn thường có yêu cầu cao hơn mâm cúng chay. Gia chủ phải giành nhiều thời gian để sơ chế, chế biến ra những món ăn trong mâm cúng mặn. Một số món ăn mà các bạn có thể tham khảo trong mâm cúng mặn:

  • Giò, chả.
  • Nem.
  • Xôi gấc.
  • Thịt vai luộc.
  • Rau xào.
  • Trái cây.
  • Rượu, trầu cau, đèn, nến,...
    Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
    Mâm cúng mặn Tết Nguyên Tiêu 2023.

Bài văn khấn Tết Nguyên Tiêu

Bên cạnh những mâm cúng, bài văn khấn trong Tết Nguyên Tiêu cũng là yếu tố không thể thiếu trong dịp lễ này.

  • Nam mô A Di Đà Phật (niệm 3 lần, 3 lạy).
  • Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
  • Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
  • Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
  • Con kính lạy Cào Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng tổ tỉ, Thúc Bá Huynh Đệ, Cô Di, Tỉ muội họ nội ngoại.
  • Tín chủ (chúng) con là:............................................................
  • Ngụ tại:....................................................................................
  • Nay là ngày rằm tháng Giêng năm 2023 gặp tiết Nguyên Tiêu, tín chủ (chúng) con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
  • Chúng con thành kính mời ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân, Ngũ Phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe nghe thấy lời mời, giáng lầm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
  • Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ tỉ, Chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ …… nghe lời cầu khẩn, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, hưởng thụ lễ vật.
  • Tin chủ (chúng) con kính mời ông bà Tiền Chủ, Hậu chủ tại về thụ hưởng lễ vật, chứng giám cho lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
  • Nam mô A Di Đà Phật (niệm 3 lần, 3 lạy).
    Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
    Bài văn khấn Tết Nguyên Tiêu tại gia.

Câu hỏi thường gặp về ngày Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu thường sẽ vào ngày nào?

Tết Nguyên Tiêu 2023 sẽ diễn ra vào đêm ngày 14 đến hết ngày 15 tháng Giêng (Âm lịch) sau Tết Nguyên đán 1 tuần. Tết Nguyên Tiêu 2023 sẽ rơi vào Chủ nhật ngày 5/2/2023 Dương lịch. Tết Nguyên Tiêu đếm ngược chỉ còn 21 ngày mà thôi, các bạn có thể sắp xếp thời gian, công việc để ghé chùa cầu bình an và kính nhớ tổ tiên.

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Tết Nguyên Tiêu 2023 sẽ diễn ra vào đêm ngày 14 đến hết ngày 15 tháng Giêng ( âm lịch)

Tết Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch) còn gọi là tết gì?

Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc, Việt Nam còn được biết đến là Rằm tháng Giêng, Tết Thượng Nguyên hoặc Lễ hội hoa đăng, Lễ hội đèn hoa. Tại các quốc gia khác, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là lễ Daeboreum (Hàn Quốc) và Koshogatsu (Nhật Bản). Dù tên gọi tại các quốc gia có sự khác biệt nhưng đều có chung một mục đích chính là cầu bình an, may mắn và bày tỏ lòng thành kình đối với Thần linh, tổ tiên.

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên.

Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Tết Nguyên Tiêu bắt đầu từ giữa đêm ngày 14 (trước đêm ngày Trăng Rằm) cho đến hết ngày 15 tháng Giêng (Âm lịch). Vào dịp Tết Nguyên Tiêu, mọi thành viên trong gia đình sẽ quây quần hàn huyên nói chuyện, nấu ăn, sau đó cùng nhau ngắm trăng.

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Bánh trôi là món ăn thường thấy trong dịp Tết Nguyên Tiêu.

Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) còn được gọi là “Tết muộn” bởi vì diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán. Đây cũng là dịp quan trọng để những người không thể đoàn viên với gia đình trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua.

Tết Nguyên Tiêu ăn gì

Tại Trung Quốc, mỗi dịp Tết Nguyên Tiêu mọi người sẽ ăn bánh trôi, bánh táo đỏ, bánh yến mạch, há cảo,...nhằm cầu mong sức khỏe, suôn sẻ trong cuộc sống. Tại Việt Nam, mọi người sẽ ăn bánh ú, xôi gấc, gà luộc, bánh chưng,...vào dịp Tết Nguyên Tiêu để cầu cho gia đình được ấm no, hạnh phúc, may mắn.

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Món ăn trong dịp Tết Nguyên Tiêu.

Đối với người Hàn Quốc, họ sẽ ăn Ogokbap - cơm nấu bằng 5 loại ngũ cốc và ăn Yaksin - thức ăn ngọt làm bằng gạo nếp và rượu gạo ướp lạnh. Còn tại Nhật Bản, họ sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng để cầu chúc vụ mùa bội thu.

Tết Nguyên Tiêu tiếng anh là gì?

Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) trong tiếng Anh là Lantern Festival (Lễ hội đèn hoa) hoặc First Full Moon Festival.

Ngày 15 tháng giêng là ngày gì
Tết Nguyên Tiêu trong tiếng Anh là Lantern Festival.

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng) 2023. Hi vọng qua bài viết trên, các bạn sẽ biết được nguồn gốc, ý nghĩa và những tập tục của Tết Nguyên Tiêu Việt Nam và các quốc gia khác. Đừng quên theo dõi Sforum để biết thêm nhiều thông tin mới nhất về lĩnh vực công nghệ và đời sống nhé!

Ngày rằm tháng Giêng nên kiêng gì?

Những kiêng kị ngày Rằm tháng Giêng 2023.

Không được tổng vệ sinh, quét nhà dọn dẹp nhà cửa. ... .

Không cho nước. ... .

Không vay tiền, mượn tiền, trả tiền vào Rằm tháng Giêng. ... .

Kiêng nói những điều xui. ... .

Kiêng câu cá ngày trăng tròn. ... .

Kiêng nói bậy, chửi tục. ... .

Kiêng quan hệ nam nữ ... .

Tránh đánh vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà: Không may mắn..

Tại sao phải cúng rằm tháng Giêng?

Việc cúng lễ trong ngày này phần lớn được tổ chức tại chùa, vì ngày rằm tháng giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Vào ngày này, người Việt thường đi chùa lễ Phật để cầu mong quanh năm an lành cho bản thân và gia đình. Hoặc cũng có gia đình Việt Nam tụ tập ở nhà trưởng họ hay nhà thờ họ.

Lễ cúng rằm tháng Giêng là gì?

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng Nguyên. Theo quan niệm của người Việt Nam "Lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng" hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của nghi lễ này trong đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc.

Cúng rằm tháng Giêng vào ngày nào đẹp nhất?

Dân gian cũng quan niệm rằng, cúng lễ vào ngày chính rằm là tốt nhất. Bởi đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm, phúc khí vượng, khi thành tâm cầu cúng ắt được bình an, may mắn. Ngoài ngày chính rằm (tức 15 tháng Giêng năm nay), thì ngày 14 âm lịch cũng được đánh giá là ngày đẹp để tiến hành cúng khấn.