Ngày 24 12 là ngày gì

Vào đêm đó, tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi hộ gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, thánh Giuse...

Bên cạnh đó hình ảnh ngày 24 tháng 12 còn gắn liền với sự ra đời của cây thông Giáng sinh.

Theo Lịch sử, vào cuối thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Anh, Thánh Boniface (sinh năm 680) trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần.

Ðể ngăn cản buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Từ đó, người ta trồng cây thông con để dùng trong lễ Giáng sinh - biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới.

Năm 2023, Ngày Lễ Vọng Chúa Giáng sinh ngày 24 tháng 12 rơi vào chủ nhật

Ngày 24 12 là ngày gì

Ngày 24 tháng 12 là ngày gì? Ngày 24/12 năm 2023 trúng thứ mấy? Người lao động có được nghỉ vào ngày này hay không? (Hình từ Internet)

Người lao động có được nghỉ vào ngày 24/12/2023 hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Bệnh cạnh đó tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo như quy định trên, Ngày Lễ Vọng Chúa Giáng Sinh 24/12 không nằm trong các ngày được nghỉ lễ, tết theo quy định.

Vậy nên, người lao động không được nghỉ vào ngày này. Tuy nhiên, nếu ngày lễ Giáng sinh trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ theo dạng nghỉ hằng tuần.

Công đoàn có phải bắt buộc tặng quà noel cho người lao động không?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4290/QĐ-TLĐ năm 2022 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định về chi tài chính tại công đoàn cơ sở như sau:

Chi tài chính tại công đoàn cơ sở
...
2.4. Chi tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao.
- Chi hỗ trợ hoạt động phong trào xây dựng đơn vị văn hóa; phòng chống tệ nạn xã hội cho đoàn viên công đoàn và người lao động; chi hỗ trợ cho người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao; chi khen thưởng tổng kết hoạt động văn hóa, thể thao, phòng chống tệ nạn xã hội của công đoàn cơ sở.
- Chi hỗ trợ mua sắm phương tiện hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao.
- Chi bồi dưỡng cho Ban tổ chức, vận động viên, diễn viên tham gia hội diễn văn nghệ, thi đấu thể thao do công đoàn cơ sở và công đoàn các cấp trên cơ sở tổ chức; chi khen thưởng tập thể, cá nhân đạt giải trong các cuộc hội diễn, hội thao do công đoàn cơ sở tổ chức.
2.5. Chi tuyên truyền các hoạt động về giới và bình đẳng giới.
- Chi cho các hoạt động tuyên truyền về giới, bình đẳng giới và lồng ghép giới các hoạt động về dân số, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống bạo lực gia đình.
- Chi hỗ trợ mua đồ dùng, thiết bị mẫu giáo, nhà trẻ tại đơn vị (nếu có); hỗ trợ đoàn viên và người lao động có con gửi nhà trẻ, học mẫu giáo.
- Chi tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày Dân số 26/12.
- Chi hoạt động của Ban Nữ công quần chúng, Câu lạc bộ nữ công cơ sở, hội thi cán bộ nữ công giỏi, hội thi chuyên đề nữ công, phong trào thi đua giỏi việc nước đảm việc nhà.

Theo như quy định trên thì nội dung chi tổ chức hoạt động nhân ngày Noel như mua quà tặng cho người lao động không nằm trong các khoản chi tài chính tại công đoàn.

Tuy nhiên, Công đoàn cơ sở có thể căn cứ vào tình hình tài chính của công đoàn mà có thể chi hoặc không chi trong việc tuyên truyền, tổ chức hoạt động nhân ngày noel.

Ngày 24 tháng 12 có ý nghĩa gì?

Đêm Giáng Sinh 24/12 – lễ vọng Theo Công giáo Roma, đêm 24/12 là thời điểm 'lễ vọng”. Vào thời gian này ở thánh đường và trong nhà đều trang trí những hình ảnh và biểu tượng của lễ Giáng Sinh như cây thông noel, hang đá tượng Đức Mẹ Maria, tượng Ba Vua, một số thiên thần,...

Noel và Giáng sinh khác nhau như thế nào?

Lễ Giáng Sinh (còn được gọi là Noel, Christmas) là lễ hội kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, được tổ chức chủ yếu vào ngày 25 tháng 12 hằng năm, là một dịp lễ tôn giáo và văn hóa của hàng tỷ người trên thế giới.

Tặng quà Giáng sinh vào ngày nào?

Ngày tặng quà (tiếng Anh: Boxing Day) là ngày sau ngày Giáng sinh, thời điểm mà những người được yêu thương sẽ nhận quà, với tên gọi "Hộp quà Giáng sinh" từ người yêu của mình. Ngày nay, "Ngày tặng quà" là một ngày lễ công cộng hoặc ngày nghỉ của ngân hàng diễn ra vào ngày 26 tháng 12.

Mùa Giáng sinh bắt đầu và kết thúc khi nào?

Mùa Giáng sinh là một giai đoạn trong năm phụng vụ Kitô giáo theo sau Mùa Vọng. Nó bắt đầu từ ngày Lễ Giáng Sinh (25 tháng 12) đến hết ngày 5 tháng 1, tùy theo từng truyền thống, có thể bao gồm cả ngày 6 tháng 1 với lễ Hiển Linh (theo Kitô giáo Tây phương) hoặc lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa (theo Kitô giáo Đông phương).