Ngày phật nhập niết bàn là ngày nào năm 2024

(Bảo Trầm) Mùa Phật đản Phật lịch 2567, Dương lịch 2023 sắp về. Không phải ai cũng biết cách tính Phật lịch, tại sao lại là 2567? Để giúp khách hàng hiểu hơn về cách tính Phật lịch, nhân mùa Phật đản, Bảo Trầm giới thiệu chủ đề này đến quý Khách hàng.

Theo báo Giác Ngộ, niên đại Đản sinh và nhập Niết-bàn của Đức Phật Thích Ca, về phương diện nghiên cứu độc lập hiện tồn nhiều thuyết khác nhau, nhưng về phương diện phổ quát, Phật giáo thế giới đều thống nhất Đức Phật Thích Ca đản sinh năm 624 (trước Công nguyên) và nhập Niết-bàn năm 544 (trước Công nguyên), trụ thế 80 năm.

Về Phật lịch, Phật giáo thế giới lấy mốc năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết-bàn để tính năm đầu Phật lịch (544 trước Công nguyên). Khởi nguyên từ Đại hội Phật giáo Thế giới tổ chức lần thứ I tại Sri Lanka (Tích Lan) vào năm 1950, toàn thể đại biểu Phật giáo đại diện 26 quốc gia thống nhất lấy năm Đức Phật Thích Ca nhập Niết-bàn làm mốc để tính năm đầu Phật lịch (cờ Phật giáo thế giới cũng được quyết nghị công bố và áp dụng tại Đại hội lịch sử này). Đến Đại hội Phật giáo thế giới lần thứ VI, tổ chức tại Campuchia (Cam-bốt) vào năm 1961, thống nhất ngày kỷ niệm Phật đản sinh trên toàn thế giới là ngày rằm tháng Tư âm lịch (ngày trăng tròn tháng Vesak của Ấn Độ).

Cách tính Phật lịch là lấy năm Đức Phật nhập Niết-bàn cộng với năm hiện tại. Ví dụ, năm 2023 thì Phật lịch được tính: 544 + 2023 = 2567. Tuy nhiên, nói năm 2023 ứng với Phật lịch 2567 là nói chung, chính xác phải tính được ngày để sang năm mới Phật lịch.

Hiển nhiên, Phật giáo thế giới đã chọn năm Phật Thích Ca nhập diệt làm mốc tính năm đầu Phật lịch thì chắc chắn ngày sang trang Phật lịch trong năm phải là ngày kế sau ngày Đức Phật nhập diệt. Nhưng thực tế hiện nay, ngày sang trang Phật lịch trong năm lại là ngày kế sau ngày Đức Phật đản sanh (ngày 16-4 âm lịch). Vì sao như vậy? Theo Phật giáo Bắc truyền, Đức Phật Thích Ca đản sanh ngày 15-4 âm lịch (trước năm 1960 là ngày 8-4 âm lịch), Thành đạo ngày 8-12 âm lịch và Nhập diệt ngày 15-2 âm lịch. Theo Phật giáo Nam truyền, ngày 15-4 âm lịch (ngày trăng tròn tháng Vesak) là ngày Đại lễ Tam hợp, kỷ niệm ba sự kiện Phật Thích Ca Đản sanh, Thành đạo và nhập Niết-bàn. Hiện Phật giáo thế giới đã chuẩn hóa ngày sang trang Phật lịch là ngày kế sau ngày Phật Niết-bàn (ngày 16-4 âm lịch) hàng năm. Nhưng vì ngày Phật nhập diệt trùng với ngày Phật đản sanh (theo Phật giáo Nam truyền) nên khiến nhiều người nghĩ rằng sau ngày Phật đản là ngày sang trang Phật lịch.

Như vậy, sau khi xác định được ngày sang trang năm mới Phật lịch là ngày 16-4 âm lịch hàng năm, thì ngay trong năm 2023, trước ngày 16-4 âm lịch (trước 3-6-2023) Phật lịch vẫn tính 2566, từ ngày 16-4 âm lịch (3-6-2023) trở đi cho đến Phật đản năm sau, Phật lịch được tính 2567.

Như đã trình bày, hai truyền thống Phật giáo lớn trên thế giới đều thống nhất về năm Phật lịch đầu tiên là năm Đức Phật nhập Niết-bàn. Tuy vậy, về ngày Đức Phật nhập Niết-bàn giữa hai truyền thống Phật giáo có chút khác biệt (Nam truyền ngày 15-4 âm lịch, Bắc truyền ngày 15-2 âm lịch), và Phật giáo thế giới chọn ngày 16-4 âm lịch để sang trang năm mới Phật lịch là theo Phật giáo Nam truyền.

Ngày phật nhập niết bàn là ngày nào năm 2024

Ngày phật nhập niết bàn là ngày nào năm 2024
Lời Ban Biên Tập: Hàng năm, cứ đến ngày Rằm tháng Hai Âm lịch, đại gia đình Phật tử thế giới lại thành tâm tưởng niệm ngày Đức Bổn sư Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật Nhập Niết bàn. Nhân ngày tưởng niệm này, chúng tôi xin lược trích giới thiệu nội dung cơ bản nửa sau bài Ba, khoá I “Phật học phổ thông” của cố HT Thích Thiện Hoa, về sự kiện Lịch sử Phật giáo quan trọng này.

1. Sự hoá độ viên mãn

Từ khi thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề cho đến ngày nhập diệt, trải qua một thời gian 49 năm, đức Phật đã đi khắp xứ Ấn Độ rộng lớn bao la, hết nước này đến nước khác. Hễ chỗ nào có chân Ngài giẫm đến là ánh Đạo vàng bừng tỏa huy hoàng.

Mỗi ngày, Ngài theo một thời dụng biểu, một chương trình nhất định, không bao giờ xao lãng, giải đãi, từ khi trẻ cho đến già, từ mùa mưa cho đến mùa nắng. Mỗi ngày, khi trời chưa sáng, Ngài đã lìa khỏi giường đi tắm rửa, thay đổi y phục rồi vào phòng quán cơ (thiền định) cho đến lúc mặt trời xuất hiện. Sau đó Ngài thuyết pháp cho chúng Tăng đến lúc trưa mới nghỉ để thụ trai.

Buổi chiều, Ngài thuyết pháp cho tín đồ ở các vùng lân cận đến nghe; rồi lại giảng giải những nghi vấn của các chúng Tăng về những vấn đề mà Ngài đã thuyết pháp buổi sáng.

Mỗi năm, Ngài đi chu du để thuyết pháp độ sanh trong chín tháng nắng ráo còn ba tháng về mùa hạ có mưa lớn (theo thời tiết Ấn Độ), thì Ngài lại ở luôn trong các tịnh xá để an cư kiết hạ.

Ròng rã 49 năm như thế, hạt giống từ bi được Ngài tinh tấn gieo khắp các xứ ở Ấn Độ. Từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, từ rừng núi đến đồng bằng, không nơi nào là Ngài không đặt chân đến, hay truyền đệ tử đến thay Ngài để hóa độ chúng sanh. Và ở đâu Ngài và các đệ tử cũng được nhân dân, từ vua đến dân, từ giàu đến nghèo, từ già đến trẻ, từ phái nam đến phái nữ, đổ xô ra đón tiếp Ngài, vui thú được tắm gội trong ánh sáng Trí Tuệ và nước Từ Bi do Ngài tưới xuống. Ở đâu có ánh Đạo vàng đến, thì tà giáo và ngoại giáo lui xa dần, tan biến như những làn mây, như những bóng tối, tan biến trước bình minh đang lên. Giọng thuyết pháp của Ngài có cái oai lực như tiếng sư tử rống, làm cho cầm thú phải khiếp phục, như tiếng hải triều lên, lấn át tất cả bao nhiêu tiếng tỉ tê của côn trùng, chim chóc.

Đạo Bồ Đề từ đấy đã ăn sâu gốc rễ trên bán đảo Ấn Độ bao la, và trở thành một tôn giáo chính của các nước lớn nhỏ thời bấy giờ tại Ấn Độ. Đức Phật sau khi tự giác, đã giác tha và đến đây giác hạnh của Ngài đã viên mãn.

2. Trước khi nhập Niết bàn

1 - Phật báo tin sắp lìa đời. Khi giác hạnh của Ngài đã viên mãn thì Phật đã 80 tuổi. Đến đây, sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu già. Năm ấy Ngài vào hạ ở rừng Sa La trong xứ Câu Ly, cách thành Ba La Nại chừng 129 dặm.

Một hôm, Ngài gọi ông A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Ngài đến và phán bảo: – “A Nan ! Đạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay ta đã có đủ 4 hạng đệ tử: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe Pháp, và Đạo cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các người mà ra đi. Thân hình ta, theo luật vô thường, bây giờ như một cỗ xe đã mòn rã. Ta đã mượn nó để chở Pháp cũng đã lan khắp nơi, vậy ta còn mến tiếc làm gì trong cái thân tiều tụy này nữa? A Nan ! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết Bàn”.

Tin đức Phật sắp vào Niết Bàn, lan ra như một tiếng sét. Các đệ tử Ngài đi truyền giáo ở các nơi xa, lục tục trở về để cùng đấng Giác Ngộ chia ly lần cuối.

Trong thời gian ba tháng cuối cùng của Ngài, đức Phật vẫn không nghỉ ngơi, mà vẫn tiếp tục đi truyền đạo.

Một hôm, Ngài đi thuyết pháp ngang qua một khu rừng, gặp một người làm nghề đốt than, ông Thuần Đà, thỉnh Ngài về nhà để thọ trai. Ngài im lặng cùng các đệ tử đi theo ông. Đến nhà, ông Thuần Đà dọn ra cúng dường Ngài một bát cháo nấm, thường gọi là nấm heo rừng, vì thứ nấm này rất được giống heo rừng ưa thích.

Thụ trai xong, Phật cùng các đệ tử lại từ giã ông Thuần Đà ra đi. Được một khoảng đường, Ngài giao bình bát cho ông A Nan và truyền treo võng lên trong rừng cây Sa La để Ngài nằm nghỉ. Ngài nằm xuống võng giữa hai cây Sa La, đầu trở về hướng Bắc, mình nghiêng về phía tay phải, mặt xây về phía mặt trời lặn, hai chân tréo vào nhau.

Nghe tin Ngài sắp nhập Niết Bàn, dân chúng quanh vùng đến kính viếng rất đông, trong số ấy có một ông già ngoài tám mươi tuổi, tên Tu Bạt Đà La đến xin xuất gia thọ giới Sa Di với Ngài. Ngài hoan hỷ nhận lời. Đó là người đệ tử chót trong đời Ngài.

2- Phật nói Kinh Di Giáo và những lời phú chúc Lúc bấy giờ các đệ tử Ngài đều có mặt đông dủ, chỉ trừ ông Ca Diếp vì đi thuyết pháp xa, chưa kịp về. Ngài hội tất cả đệ tử và tín đồ đến quanh Ngài và dặn dò một lần cuối. Ngài phú chúc như sau:

(a) Y, bát của Ngài sẽ truyền cho ông Ma Ha Ca Diếp.

(b) Các đệ tử phải lấy giới luật làm thầy.

(c) Ở đầu các Kinh, phải nêu lên 5 chữ: “Như thị ngã văn”.

(d) Xá lợi của Ngài sẽ chia làm 3 phần:

- Một phần cho thiên cung,

- Một phần cho long cung,

- Một phần chia cho tám vị Quốc vương ở Ấn Độ.

Sau đây là lời phú chúc của Ngài đã để lại trong giờ phút cuối cùng:

“Này ! Các người phải tự thắp đuốc lên mà đi ! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát ! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người !”

“Này ! Các người đừng dục vọng mà quên lời ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có đạo ta là quý báu. Chỉ có Chân lý của đạo ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của ta !”.

Sau khi đã dặn dò cặn kẽ xong, Ngài nhập định rồi vào Niết Bàn. Lúc bấy giờ nhằm ngày Rằm tháng Hai âm lịch.

Rừng cây Sa La tuôn hoa xuống phủ lên thân Ngài, trời đất u ám, cây cỏ héo úa, chim chóc im bặt tiếng hót, vạn vật như chìm lặng trong những giây phút nặng nề của sự chia ly.

Các đệ tử tẩn liệm xác Ngài vào kim quan và bảy ngày sau, đưa kim quan Ngài vào thành Câu Thi để tại chùa Thiện Quang và làm lễ trà tỳ (hỏa thiêu).

Tám vị Quốc Vương lớn ở Ấn Độ kéo binh hùng tướng dũng đến toan tranh giành Xá Lợi. Nhưng ông Hương Tích y theo di chúc của Phật, đứng ra điều đình, và nhờ thể sự phân chia xá lợi đều được ổn thỏa.

C - Kết Luận Đức Phật đã nhập Niết Bàn, nhưng gương sáng của đời Ngài vẫn còn chiếu sáng rực trước mắt chúng ta. Suốt một đời, trong 80 năm trời, không một lúc nào Ngài xao lãng mục đích tối thượng là hóa độ chúng sanh đang trầm luân trong bể khổ. Khi còn tại gia, Ngài là người ở trong địa vị có diễm phúc nhất, cao nhất của người đời, thế mà Ngài vẫn không màng tưởng đến; khi vào trong đạo, Ngài là người ở trong địa vị cao chót vót của Đạo, thế mà Ngài vẫn không chịu ở yên trong địa vị ấy, lại vất vả duỗi rong trên mọi nẻo đường bụi bặm, gai góc để đưa dắt chúng sanh lên con đường hạnh phúc an vui và giải thoát hoàn toàn. Lòng thương của Phật thật là vô lượng, ân đức của Phật thật vô biên.

Sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, trí tuệ sáng suốt, ý chí dũng mãnh của Ngài không những là bao nhiêu gương sáng cho riêng hàng Phật tử, mà còn cho tất cả mọi người.

Ngày 15 tháng 2 âm lịch là ngày gì của Phật giáo?

Cho nên, hằng năm, đến ngày 15 tháng 2 âm lịch, tín đồ Phật tử Việt Nam chúng ta đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật Thích Ca nhập Niết bàn. Việc tổ chức lễ kỷ niệm này là nhằm nhắc lại, tán thán công đức cũng như hạnh nguyện tu hành của Phật.nullKỶ NIỆM NGÀY ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI NHẬP NIẾT BÀNdieutuongam.com › y-nghia-ngay-duc-phat-thich-ca-mau-ni-nhap-niet-bannull

Đức Phật sau khi nhập Niết

Gần 50 năm thuyết pháp độ sanh, đức Phật đã tuyên bố với Anan cùng đại chúng Tỳ kheo ba tháng sau sẽ nhập niết bàn tại rừng cây Ta La thuộc thành Kushinagar. Sau khi đức Phật nhập niết bàn, kim thân của Ngài được hỏa táng theo nghi thức tang lễ của một vị chuyển luân Thánh vương.nullViếng thăm nơi Đức Phật nhập niết bàn | Báo Dân trídantri.com.vn › du-lich › vieng-tham-noi-duc-phat-nhap-niet-ban-201604...null

Đức Phật bao nhiêu tuổi thì nhập Niết

Vào năm thứ 544 TCN, chính xác hơn là vào ngày rằm tháng 2 âm lịch, Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na. Đức Phật Thích Ca trải qua quãng thời gian thành đạo, thuyết pháp và sao đó nhập niết bàn vào năm Ngài 80 tuổi.nullÝ Nghĩa của Niết Bàn Trong Phật Phápcds.binhphuoc.gov.vn › Page › Trang nhấtnull

Đức Phật đản sanh vào ngày nào?

Và ngày 8 tháng 4 theo lịch Ấn Độ cổ cũng chính là ngày rằm tháng tư theo lịch mặt trăng. Lễ Phật đản, hay còn gọi là Vesak, kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngày này thường được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 âm lịch hoặc ngày 15 tháng 4 âm lịch tùy theo truyền thống của từng quốc gia.nullPhật đản sinh ngày nào? Lễ Phật đản 2024 ngày nào? Người lao động ...thuvienphapluat.vn › lao-dong-tien-luong › phat-dan-sinh-ngay-nao-le-ph...null