Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Kỷ niệm 50 năm Ðồng Khởi (17-1-1960 - 17-1-2010) Nghị quyết 15 của Ðảng soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

Chủ nhật, 17/1/2010 | 10:13:20 Sáng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang, đất nước độc lập, non sông thu về một mối. Ðể làm nên thắng lợi cuối cùng, sự lãnh đạo của Ðảng là nhân tố quyết định.

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng lần thứ 15 là một minh chứng điển hình thành công trong lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng đối với cuộc đấu tranh cách mạng ở Miền Nam nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung. Nhân kỷ niệm 50 năm Ðồng khởi (17-1-1960 - 17-1-2010), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết của Ðại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà, Phó Viện trưởng Lịch sử Quân sự Việt Nam.


Sự cần thiết của Nghị quyết 15


Sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ về lập lại hòa bình ở Ðông Dương (20-7-1954), quân và dân ta nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của Hiệp định. Trái lại, cả Mỹ và chính quyền Ngô Ðình Diệm tìm mọi cách phá bỏ Hiệp định, cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử, đàn áp đẫm máu những người cộng sản, cán bộ kháng chiến và người dân yêu nước sử dụng đấu tranh chính trị, đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình. Tình hình này diễn ra trong một thời gian dài làm cho phong trào đấu tranh cách mạng bị tổn thất nặng nề.


Trong hai năm 1957-1958, Ðảng đã có những cuộc họp bàn về cách mạng Miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi, phong trào cách mạng tiếp tục bị đàn áp và tổn thất nặng nề.


Thực tế là từ tháng 6-1956, Bộ Chính trị đã ra nghị quyết khẳng định "đấu tranh chính trị không có nghĩa là tuyệt đối không dùng hình thức vũ trang tự vệ trong hoàn cảnh nhất định"; và sau đó, tháng 8-1956, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, đã viết "Ðề cương cách mạng Miền Nam", cũng đề cập đến vấn đề bạo lực cách mạng và đấu tranh vũ trang, song chúng ta chưa sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang một cách mạnh mẽ, thích hợp để đối phó với sự đàn áp, khủng bố tàn bạo của kẻ thù, nên cách mạng Miền Nam vẫn tiếp tục bị tổn thất.


Mặc dù bị chính quyền Ngô Ðình Diệm thẳng tay khủng bố, song cán bộ, đảng viên, quần chúng yêu nước ở Miền Nam cơ bản vẫn nghiêm túc chấp hành chủ trương đấu tranh và sự chỉ đạo của Ðảng, không manh động. Ðiều đó chứng tỏ đảng viên và quần chúng vẫn tin tưởng và chờ đợi một sự thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ về chủ trương, phương pháp đấu tranh của Ðảng đối với kẻ thù.


Nhận được những kiến nghị khẩn thiết của các tổ chức Ðảng và của cán bộ, đồng bào, chiến sĩ Miền Nam yêu cầu phải nhanh chóng thay đổi hình thức đấu tranh, trên cơ sở xem xét thực tế tình hình, Bộ Chính trị đã cử ra một tổ tập trung nghiên cứu, đề xuất chủ trương, hình thức và phương pháp đấu tranh mới cho cách mạng Miền Nam để đưa phong trào cách mạng thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, phát triển đi lên.


Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam


Tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng họp Hội nghị (mở rộng) lần thứ 15, đã xác định con đường phát triển của cách mạng Miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng ở Miền Nam; xác định mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở Miền Nam và Miền Bắc, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, nhằm giải phóng Miền Nam, bảo vệ Miền Bắc, thống nhất nước nhà.


Nghị quyết 15 được thông qua và phổ biến sau cuộc họp đợt 2 (7-1959) khẳng định: nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Miền Nam là giải phóng Miền Nam; nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Ðình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang; dự kiến xu hướng phát triển từ khởi nghĩa của nhân dân tiến lên cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ.


Nghị quyết 15 ra đời đã đáp ứng đúng đòi hỏi của tình hình và nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển đi lên của cách mạng Miền Nam là phải dùng bạo lực cách mạng, phải chuyển hướng sang đấu tranh vũ trang, để đưa phong trào vượt thoát khỏi tình thế hiểm nghèo. Ðây là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu sự chuyển biến về tư tưởng chỉ đạo đấu tranh cách mạng ở cấp lãnh đạo cao nhất, sự chuyển hướng mạnh mẽ về hình thức và phương pháp đấu tranh.


Nghị quyết 15 của Trung ương Ðảng chính là ngọn lửa châm ngòi cho cao trào Ðồng khởi trên quy mô lớn tại các địa phương ở Nam Bộ và Khu 5. Trước năm 1959, trước khi có Nghị quyết 15, các cuộc đấu tranh có tính chất vũ trang tự vệ của quần chúng cách mạng, yêu nước chỉ diễn ra lẻ tẻ, tự phát ở một vài địa phương. Sau khi Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ 15 (đợt 1, từ ngày 12 đến 22-1-1959; đợt 2, từ ngày 10 đến 15-7-1959) và ra Nghị quyết, thì dù chưa có Nghị quyết chính thức (trong nửa đầu năm 1959) nhưng tinh thần cơ bản của Nghị quyết đã được các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy Nam Bộ, ra Hà Nội dự Hội nghị, đem về truyền đạt ngay sau khi kết thúc đợt 1. Vì thế, thực tế diễn biến cho thấy, từ giữa năm 1959 trở đi đã có hàng loạt cuộc đấu tranh mang tính bạo lực của quần chúng nổ ra ở các địa phương, như Minh Thạnh (Tây Ninh); Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một); Gò Quản Cung, Gò Măng Ða (Ðồng Tháp); Tà Lốc, Tà Léc (Bình Ðịnh); Tam Ngân (Bình Thuận); Nóc Ông Tía, Trà Bồng (Quảng Ngãi)... Ðiều đó báo hiệu một giai đoạn đấu tranh mới đang hình thành. Quá trình khởi nghĩa từng phần ở Miền Nam đã bắt đầu. Như thế, ý nghĩa, tác động của Nghị quyết 15 là trực tiếp, nhanh chóng và rõ rệt, mở ra hướng đi mới cho phong trào đấu tranh ở Miền Nam.


Ngay sau khi có văn bản Nghị quyết 15, Xứ ủy Nam Bộ họp (11-1959), nhận định: tuy địch có gây cho ta nhiều khó khăn nhưng xét về căn bản và toàn cục thì ta đã giành được thế chủ động; cơ sở Ðảng vẫn được giữ vững, phong trào quần chúng phát triển cao hơn so với năm 1958; hoạt động vũ trang tuyên truyền phát huy tác động hỗ trợ cho đấu tranh chính trị.


Tháng 12-1959, Liên tỉnh ủy miền Trung Nam Bộ họp, có sự tham dự của đại biểu các tỉnh Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Kiến Tường, An Giang, Kiến Phong, trên cơ sở đánh giá tình hình, khả năng của các lực lượng cách mạng, đã quyết định phát động nhân dân khởi nghĩa ở xã, ấp. Phương châm đấu tranh là: nổi dậy đều khắp không để nổi cộm từng điểm khiến địch có thể tập trung lực lượng đàn áp; phải vận động cho được quần chúng nhân dân vùng lên đấu tranh với địch nhưng phải giữ cho được thế hợp pháp. Hoạt động vũ trang phải khôn khéo, tránh nặng về đấu tranh vũ trang đơn thuần.


Ban quân sự Liên tỉnh miền Ðông Nam Bộ cũng tổ chức họp bàn việc thực hiện chủ trương của Xứ ủy. Căn cứ địch ở Tua Hai (Tây Ninh) được chọn làm trận tiến công mở đầu cho các tỉnh miền Ðông Nam Bộ.


Ðến đầu tháng 1-1960, thời cơ cho một cuộc tiến công, nổi dậy rộng khắp các địa phương Miền Nam đã tới. Mở đầu cho phong trào Ðồng khởi là cuộc đấu tranh chính trị, vũ trang của quần chúng nhân dân huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, ngày 17-1-1960, giành được thắng lợi. Phối hợp với Bến Tre, dưới sự lãnh đạo của các cấp bộ Ðảng, nhân dân các địa phương ở Trung Nam Bộ, Ðông Nam Bộ đã đồng loạt đứng lên phá rã hệ thống kìm kẹp và chính quyền cơ sở của chế độ Sài Gòn, giành quyền làm chủ, đẩy chính quyền Ngô Ðình Diệm vào tình thế bị động đối phó.


Ngày 26-1-1960, trận tiến công địch ở căn cứ Tua Hai (Tây Ninh) của lực lượng vũ trang giành thắng lợi, trở thành phát súng mở đầu cho cuộc nổi dậy của quần chúng cách mạng ở địa bàn trọng yếu miền Ðông Nam Bộ.


Trong quá trình diễn ra cao trào Ðồng khởi, bên cạnh quyền làm chủ một số thôn, xã của nhân dân được xác lập, lực lượng vũ trang và bán vũ trang cũng từng bước được xây dựng và trưởng thành... dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam. Mặt trận đã trở thành ngọn cờ tập hợp các lực lượng yêu nước tán thành độc lập, dân chủ và hòa bình, đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền tay sai.


Như vậy, có thể thấy rằng Nghị quyết 15 ra đời là vô cùng cần thiết, đáp ứng đúng đòi hỏi của tình thế cách mạng, giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng Việt Nam ở Miền Nam, khi tình thế đã đầy đủ và chín muồi, giải tỏa nỗi bức xúc bị kìm nén và nguyện vọng tha thiết của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào Miền Nam. Nghị quyết 15 như ngọn đuốc soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam ở Miền Nam, là cơ sở trực tiếp cho phong trào Ðồng khởi nổ ra và giành thắng lợi. Kết quả to lớn và dễ nhận thấy của phong trào Ðồng khởi là sự khôi phục hoạt động của Ðảng bộ Miền Nam. Ðội quân đấu tranh chính trị, đặc biệt là "đội quân tóc dài", một lực lượng đấu tranh độc đáo và hiệu quả của phụ nữ Nam Bộ ra đời. Cũng từ phong trào Ðồng khởi, lực lượng vũ trang ba thứ quân từng bước củng cố, phát triển về số lượng và chất lượng. Phong trào Ðồng khởi thực sự là một mốc son lịch sử đánh dấu bước chuyển giai đoạn cách mạng quan trọng, đẩy Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn vào thế bị động chống đỡ và thất bại.


Nghị quyết 15 và tiếp đó là Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng toàn quốc lần thứ 3 (9-1960), đã hoàn chỉnh đường lối cách mạng Việt Nam ở Miền Nam. Với đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, Ðảng ta đã chỉ đạo nhân dân Miền Nam đứng lên tiến hành cuộc Ðồng khởi vĩ đại, đánh một đòn chí tử vào hình thức thống trị thực dân mới của đế quốc Mỹ, tạo ra một bước ngoặt đi lên cho cách mạng Miền Nam, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược chiến tranh, chuyển sang tiến hành "chiến tranh đặc biệt" với sự dính líu và sa lầy ngày càng tăng ở Việt Nam.


Nghị quyết 15 đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ đấu tranh cách mạng giải phóng Miền Nam, đánh đổ sự thống trị của Mỹ-Diệm, với nhiệm vụ xây dựng, củng cố bảo vệ Miền Bắc, hậu phương lớn và trực tiếp của cách mạng Miền Nam. Ðồng thời, Nghị quyết 15 cũng góp phần xác định và giải quyết tốt mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng, đấu tranh bảo vệ hòa bình, giải phóng dân tộc trên thế giới.
Theo Báo Nhandan


Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Ngành ngân hàng phải góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi nhanh, phát triển bền vững

Chiều 8/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và chúc Tết đội ngũ cán bộ, người lao động Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và ngành ngân hàng. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đơn vị hành chính cấp thị xã

(HBĐT) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU) ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 31/12/2021 về việc tập trung huy động nguồn lực xây dựng huyện Lương Sơn đạt tiêu chí đô thị loại IV, phấn đấu đến năm 2025 đạt tiêu chí đơn vị hành chính cấp thị xã.

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Thành phố Hòa Bình: Quan tâm xây dựng tổ chức Đảng và các đoàn thể trong doanh nghiệp

(HBĐT) - Xác định việc xây dựng, củng cố tổ chức Đảng (TCĐ) và các đoàn thể trong doanh nghiệp (DN) ngoài khu vực Nhà nước (NKVNN) là nhiệm vụ thường xuyên, là trách nhiệm của các cấp ủy, TCĐ và cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở. Những năm qua, Ban Thường vụ Thành ủy Hòa Bình đã coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ này nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các đoàn thể, thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH và sự phát triển của DN, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ).

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Phong trào thi đua yêu nước trên quê hương Mường Động

(HBĐT) - Phong trào thi đua yêu nước (TĐYN) được triển khai nghiêm túc, hướng tới hiệu quả, thực chất đang tạo động lực quan trọng để các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Kim Bôi thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

70 năm truyền thống thanh niên Quân đội: Vươn tới những đỉnh cao quyết thắng

Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, thanh niên là lực lượng đông đảo, có tiềm năng lớn, lực lượng dự bị hùng hậu của Đảng, bổ sung và kế tục đội ngũ cán bộ cho Quân đội.

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Thường trực Tỉnh ủy dự lễ phát động “Tết trồng cây” Xuân Nhâm Dần 2022 tại huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Sáng 7/2, tức ngày mùng 7 tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022, tại khu di tích Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa tại xóm Dốc Phấn, xã Lâm Sơn, Huyện uỷ, UBND huyện Lương Sơn đã tổ chức lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Nhâm Dần năm 2022. Dự lễ phát động có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục
Chọn 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 Chọn Tháng Một Tháng HaiTháng BaTháng TưTháng NămTháng SáuTháng BảyTháng TámTháng ChínTháng MườiTháng Mười MộtTháng Mười Hai

Theo dòng sự kiện

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Bình thường mới, nỗ lực mới vì mục tiêu mới

31/12/2021 3681

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Đổi mới, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại

13/12/2021 2570

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Văn hóa và khát vọng non sông

25/11/2021 3070

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Kỳ vọng từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021

24/11/2021 1360

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Đầu tư cho nhân lực và thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở

24/11/2021 724

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Hướng tới Hội nghị văn hóa toàn quốc: Xây dựng và phát triển...

23/11/2021 1646

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Hướng tới Hội nghị Văn hóa toàn quốc: Văn hóa vùng dân tộc t...

22/11/2021 1163

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Xây dựng văn hóa Đảng theo Nghị quyết Đại hội XIII

21/11/2021 1060

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

07/11/2021 3241

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Cần chuẩn bị quy trình tiêm vaccine Covid-19 an toàn cho trẻ...

21/10/2021 22658

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Khôi phục hoạt động văn hóa

15/10/2021 1338

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Luật Điện ảnh: Sửa đổi để phát triển

02/10/2021 3000

Tìm kiếm
Không có kết quả
Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam
ZONE_DETAIL_L1

Xem nhiều trong tháng

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

09/02/2022 21124

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Doanh nghiệp áp dụng nhiều chính sách thu hút lao động

08/02/2022 12279

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Sửa đổi Luật Đất đai

05/02/2022 10914

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

"Cởi trói" cho cây sắn Sơn Hòa

03/02/2022 9842

Nghị quyết 15 với Cách mạng miền Nam năm 1959

20/01/2016 Công bố tài liệu, Giới thiệu tài liệu

Sau khi ký Hiệp định Genève năm 1954, quân và dân ta nghiêm chỉnh thi hành các điều khoản của Hiệp định. Trái lại, cả Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm thẳng thừng tuyên bố không bị ràng buộc bởi những điều khoản của Hiệp định, cự tuyệt hiệp thương tổng tuyển cử, đàn áp đẫm máu những người cộng sản, cán bộ kháng chiến và người dân yêu nước sử dụng đấu tranh chính trị, đòi dân sinh, dân chủ, hoà bình. Tình hình này diễn ra trong một thời gian dài làm cho phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề.

Mặc dù năm 1956, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ đã viết “Đề cương cách mạng miền Nam” đề cập đến vấn đề bạo lực cách mạng và đấu tranh vũ trang, song chúng ta vẫn chưa sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang một cách mạng mẽ, thích hợp để đối phó với sự đàn áp, khủng bố tàn bạo của kẻ thù, nên cách mạng miền Nam vẫn tiếp tục bị tổn thất.

Trong hai năm 1957-1958, Đảng có tổ chức những cuộc họp bàn về vấn đề cách mạng miền Nam nhưng chủ trương, biện pháp đấu tranh vẫn chưa thay đổi. Tình hình cách mạng miền Nam trầm lắng, nhân dân miền Nam vẫn nghiêm túc chấp hành chủ trương đấu tranh của Đảng, không manh động. Vì thế, chỉ thị của Xứ uỷ Nam Bộ về tổ chức các lực lượng vũ trang theo hướng tinh giảm, và các tổ chức vũ trang chính quy hay địa phương quân đều phải nằm ở con số tối thiểu từ tiểu đoàn đến trung đoàn và vũ khí trang bị đều hạng nhẹ. Tin tức tình báo của chính quyền Sài Gòn thời kỳ này cho biết rằng “tại các phân khu thuộc Nam phần, Việt cộng có ra kế hoạch tổ chức và võ trang các đơn vị Việt cộng như sau:

Tổ chức: địa phương quân: chỉ được phép tổ chức đến trung đội; chủ lực quân: chỉ được phép tổ chức đến tiểu đoàn;

Phân chia lực lượng: mỗi phân khu chỉ được thành lập một trung đội chủ lực; mỗi thị trấn chỉ được tổ chức đặc công quân, quân số từ 1 bán đội đến 2 tiểu đội, các đội xung kích đã tổ chức từ trước phải giải tán để gia nhập vào địa phương quân; mỗi tỉnh chỉ được thành lập nhiều trung đội địa phương, nhưng tổng số không quá một tiểu đoàn; mỗi xã chỉ được thành lập từ 1 bán đội đến 1 trung đội, tuỳ theo sự cần dùng của xã.

Võ trang: địa phương quân: trang bị vũ khí hạng nhẹ; chủ lực quân: trang bị vũ khí hạng nhẹ đến hạng trung; đặc công quân (hoạt động trên các thị trấn) trang bị các loại vũ khí bộc phá”[i].

Nhận được những kiến nghị khẩn thiết của các tổ chức Đảng và của cán bộ, đồng bào, chiến sĩ miền Nam yêu cầu phải nhanh chóng thay đổi hình thức đấu tranh, trên cơ sở xem xét thực tế tình hình, Bộ Chính trị đã cử ra một tổ tập trung nghiên cứu, đề xuất chủ trương, hình thức và phương pháp đấu tranh mới cho cách mạng miền Nam để đưa phong trào cách mạng thoát khỏi tình thế hiểm nghèo, phát triển đi lên.

Tháng 1-1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15, đã xác “định con đường phát triển của cách mạng miền Nam, vạch rõ mục tiêu và phương pháp cách mạng ở miền Nam; xác định mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở miền Nam và miền Bắc, giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà”[ii].

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 kết thúc đợt 1 (họp từ 12 đến 22-1-1959) chưa ra Nghị quyết chính thức. Nhưng tinh thần cơ bản của Nghị quyết đã được Ban lãnh đạo Xứ uỷ Nam Bộ đem về truyền đạt ở miền Nam. Vì thế, thực tế diễn biễn cho thấy, từ giữa năm 1959 trở đi đã có hàng loạt cuộc đấu tranh mang tính bạo lực của quần chúng nổ ra ở các địa phương như Minh Thạnh (Tây Ninh), Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một), Gò Quản Cung, Gò Măng Đa (Đồng Tháp), Tà Lốc, Tà Léc (Bình Định), Tam Ngân (Bình Thuận), Nóc Ông Tía, Trà Bồng (Quảng Ngãi).

Về phía chính quyền Sài Gòn dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, năm 1958 được xem là năm thịnh nhất của nền Đệ nhất. Nhưng thời gian “ổn định” ấy không kéo dài được lâu. Từ giữa năm 1959, các cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam ngày càng có dấu hiệu mạnh mẽ và rõ rệt. Để đối phó với “sự phá rối của Việt công”, loại hết “Việt cộng” ra khỏi miền Nam, tháng 4 năm 1959, chính quyền Sài Gòn thông qua luật số 91. Luật ấy được ban hành ngày 6-5 -1959 mang tên luật 10/59 về việc thành lập các “toà án quân sự đặc biệt”. Theo luật 10/59, tội xử chỉ có hai mức là tử hình và khổ sai chung thân. Xét xử chỉ được phép kéo dài tối đa 3 ngày, không có giảm khinh, không có kháng cáo, bản án thi hành ngay. Luật này áp dụng cho tất cả mọi người được coi là phạm tội ác chiến tranh chống lại cái gọi là “nhà nước Việt Nam Cộng hoà”. Chính quyền miền Nam tổ chức những đội vũ trang có nhiệm vụ chống cộng đưa về các địa phương. Các đội này hoạt động rất tích cực và dùng nhiều biện pháp giết người bị lên án.

Sự khủng bố dã man mà chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm áp dụng ở miền Nam đặc biệt là miền Tây đe doạ sự sống còn của cách mạng miền Nam. Hàng loạt cán bộ, chiến sĩ bị bắt và bị giết, ở nhiều địa phương lực lượng cách mạng bị thiệt hại tới 80% hoặc là gần như 100%.

Chỉ sau hơn một tháng áp dụng luật 10/59, phía chính quyền Sài Gòn đã đạt được những “thành quả” vô cùng to lớn, họ “vui mừng” tổng kết tin tức tháng 6 năm 1959, rằng: “nhờ ở đường lối khôn khéo của chính quyền cùng sự tích cực hoạt động của quân đội, bảo an và dân vệ và toàn thể các cơ quan an ninh ta, nên một số lớn cán bộ Việt cộng đã lần lượt sa lưới, và mọi hành động quân sự của chúng hầu bị tê liệt.

Thêm vào đó, phong trào dân chúng biểu tình ủng hộ đạo luật 10/59 khiến tinh thần bọn cán bộ Việt cộng nằm vùng bị giao động hoặc nằm lì để dò dẫm sự biến chuyển của tình hình. Đồng bào địa phương nhiều nơi rất có cảm tình với chính phủ, đã không ngần ngại gián tiếp giúp tay với quân đội và chính quyền hương thôn vạch mặt, chỉ tên bọn cán bộ nằm vùng kể trên.

Riêng về phía địch, ta chưa thấy một phản ứng rõ rệt nào trước các kế hoạch bình định của ta. Các hoạt động quân sự, phá hoại và bắt cóc so với các tháng trước đã giảm tới 2/3. Sự kiện này chứng tỏ Việt cộng miền Nam đang sống những phút hồi hộp, tinh thần bị giao động, đang chờ quyết định của thượng cấp của chúng.

Tóm lại, so với mấy tháng trước, tinh thần địch, sức hoạt động của cán bộ Việt cộng nằm vùng tỏ ra kém sút hoàn toàn”[iii].

Qua tháng 7 cùng năm hoạt động nằm vùng của lực lượng cách mạng miền Nam tiếp tục đi xuống:

“Kể từ khi đạo luật 10/59 của chính phủ ban hành trong toàn quốc và nhất là các tỉnh miền Tây Nam phần, tình hình tương đối khả quan, năng suất hoạt động của địch bị kém sút hẳn trên mọi phương diện.

Các đơn vị võ trang cũng như các cán bộ nằm vùng hầu như rút vào tư thế trường kỳ mai phục, không dám ngang nhiên xuất đầu lộ diện như mấy tháng trước.

Sự kiện này chứng minh tinh thần số đông cán bộ Việt cộng bị hoang mang giao động, mặt khác có thể các cơ quan đầu não của chúng đã thay đổi chiến lược bằng cách cho cán bộ nằm im để nghe ngóng tình hình, hòng chờ thời cơ tiếp tục hoạt động trở lại.

Về phía nhân dân, trừ một thiểu số bị Việt cộng mê hoặc còn thì đã ý thức được chủ trương và đường lối của chính phủ cộng hoà nhân vị, nhờ đó, sau các đợt biểu tình ủng hộ đạo luật 10/59, họ đã không ngần ngại trực tiếp hoặc gián tiếp vạch mặt chỉ tên bọn cán bộ nằm vùng đã sống công khai hoặc bán hợp pháp tại mỗi địa phương, khiến cho con số cán bộ Việt cộng cốt cán bị bắt đã tăng lên gấp ba, bốn lần so với những tháng trước, như tại An Xuyên, Kiên Giang, Kiến Hoà, Định Tường, Vĩnh Bình và Bình Dương”[iv].

Đến tháng 8 năm 1959, cách mạng miền Nam vẫn đang bị bao phủ bởi một bầu không khí u ám, mù mịt khi mà “nhiều cán bộ Việt cộng bị bắt hoặc bị giết, một số khác ra đầu thú, nhiều cơ sở của chúng bị phá huỷ, một số lớn võ khí bị ta tịch thâu” [v].

Đến lúc này, không thể chần chừ, không thể kéo dài thêm thời gian, Đảng ta liền triệu tập đợt 2 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (từ ngày 10 đến 15-7-1959), lúc này Nghị quyết 15 được chính thức thông qua và phổ biến ngay sau khi kết thúc cuộc họp đợt 2. Nghị quyết 15 khẳng định: nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam; nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ; phương pháp cách mạng và phương thức đấu tranh là dùng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang; dự kiến xu hướng phát triển từ đồng khởi của nhân dân tiến lên cuộc đấu tranh vũ trang trường kỳ. Ở miền Nam, từ tháng 8-1959, chính quyền Sài Gòn cũng “cảm nhận” thấy sự thay đổi khi nhận định rằng “các cán bộ cao cấp của chúng, vẫn tận dụng hết mọi khả năng để hướng dẫn và lãnh đạo đảng viên tích cực thi hành chính sách phá hoại hầu gây rối chính quyền ta” [vi].

Có Nghị quyết 15 soi đường, Xứ uỷ Nam Bộ mạnh dạn lãnh đạo nhân dân đấu tranh theo chủ trương và đường lối mới của Đảng. Trước hết là đấu tranh chính trị, trong tháng 8-1959, lực lượng cách mạng miền Nam nhắm mục tiêu phá hoại cuộc bầu cử Quốc hội khoá II của chính quyền Sài Gòn. Kế hoạch này được chia làm hai giai đoạn: “giai đoạn 1: phát động một cách rầm rộ và sâu rộng trong quần chúng chiến dịch tuyên truyền xuyên tạc, giáo dục đồng bào không hưởng ứng việc bầu cử; giai đoạn 2: võ trang bạo động, tấn công các đồn lẻ của Bảo an và Dân vệ, chận đánh các toán tuần tiễu của ta, khủng bố đồng bào không cho đi bỏ phiếu, cướp đoạt thẻ cử tri và kiểm tra” [vii]. Cuộc đấu tranh chống lại cuộc bầu cử Quốc hội khoá II của chính quyền Sài Gòn “đã được phần nào kết quả trên phương diện rải truyền đơn, căng biểu ngữ …”[viii]. Ngoài vận động nhân dân chống lại cuộc bầu cử quốc hội Sài Gòn, phía cách mạng còn sử dụng nhiều biện pháp khác để gây dựng lại cơ sở như “Việt cộng còn lợi dụng đoàn thể thanh niên cộng hoà để lồng càn bộ nòng cốt vào để hướng dẫn, gây cơ sở và làm nội tuyến; chúng còn cho cán bộ ra quy thuận, sống công khai hợp pháp để sau này ngấm ngầm hoạt động cho cộng sản”[ix].

Phối hợp với cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà không ngừng lên tiếng tố cáo và phản đối quyết liệt việc nhà cầm quyền miền Nam áp dụng đạo luật tàn bạo dã man. Sự kiện nổi bật là Phái đoàn liên lạc của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cạnh Uỷ hội quốc tế đã gửi một bức thư đến Uỷ hội quốc tế yêu cầu Uỷ hội mở cuộc điều tra ở miền Nam và thủ tiêu đạo luật 10/59 mà chế độ miền Nam vừa ban hành. Nội dung bức thư bao gồm những điểm chính yếu như “báo cáo của Diệm còn doạ rằng, trong kỳ lưu động ở miền Tây, lần này của Toà án quân sự đặc biệt Saigon, sẽ còn nhiều đầu rơi nữa.

Theo các tin tức miền Nam, toà án tử hình Vĩnh Long đã chuyển các ông Phạm Văn Thoại, Nguyễn Văn Cương, Lữu Văn Năm và Phạm văn Thanh sang Toàn án quân sự đặc biệt.

Nhiệt độ dồn dập của những sự việc liên quan tới việc thành lập toàn án quân sự đặc biệt chứng tỏ chính quyền miền Nam công khai hoá việc dùng máy chém giết người.

Yêu cầu Uỷ hội quốc tế xét và can thiệp với chính quyền Ngô Đình Diệm thủ tiêu đạo luật này”[x].

Từ đấu tranh chính trị, tiến lên đấu tranh vũ trang là nội dung Nghị quyết 15 đã thông qua, trở thành ngọn đuốc rọi sáng cho nhân dân miền Nam thực hiện bạo lực cách mạng. Bước sang tháng 9-1959, hoạt động của cách mạng miền Nam được phục hồi rõ rệt. Phòng Tình báo chính quyền Sài Gòn phải thừa nhận rằng:

“Sau một tháng bị quân đội ta dồn ép vào thế bị động, bọn Việt cộng đã bắt đầu hoạt động trở lại.

Chúng tăng cường công tác ám sát, đột kích công sở và cướp thẻ cử tri. Nhiều nơi tại Long An, Kiến Hoà và An Xuyên, Việt cộng võ trang thành từng trung đội, nghi trang quân đội cộng hoà, đột nhập vào các làng mạc, kiểm soát và tịch thâu thẻ cử tri của đồng bào rồi khua chiêng, gõ trống để làm náo động trong cả địa vùng. Đồng bào bị cướp đoạt thẻ cử tri không dám khai báo, mà chỉ khai mất vì sơ ý.

Tại Kiến Giang và An Xuyên, Việt cộng còn đột nhập vào công sở, giết hai nhân viên hành chính, dân vệ, đốt giấy tờ, cướp đoạt súng….

Tại vùng Kiến Phong, hơn bao giờ hết, Việt cộng đã bố trí những cuộc phục kích quy mô, làm thiệt hại cho ta không ít.

Trong những ngày qua, bọn chúng đã di chuyển liên tục, xuất hiện bất thường, không trú ẩn một nơi nào nhất định, khiến cho cuộc truy kích của ta thêm phần khó khăn và vất vả.

Tại Trung nguyên trung phần, vùng Quảng Ngãi, đối phương cũng đã nhiều lần xuất hiện và tổ chức phục kích các đội tuần thám của Bảo an.

Tại Cao nguyên trung phần, tương đối yên tĩnh hơn, trừ một vài vụ quấy rối một vài đồn biên giới của ta, nhưng không gây thiệt hại gì cho ta.

Chủ trương hiện tại của Việt cộng là: luôn luôn di động, để tránh truy kích, tổ chức nội tuyến, tuyên truyền đả đảo luật 10/59, cướp thẻ cư tri để cấp cho cán bộ ra sống công khai hợp pháp”[xi].

Phía chính quyền Sài Gòn cũng nhận thấy “Việt cộng đã bắt đầu thay đổi chiến lược hoạt động… Có thể rồi đây, bọn chúng còn tiếp tục đưa ra mưu lược khác để quấy rối ta, ngõ hầu phục hồi sinh lực cho bọn cán bộ của chúng sau khi bị đạo luật số 10/59 đe doạ”[xii].

Như vậy, Nghị quyết 15 năm 1959 của Đảng là ngọn đuốc soi sáng con đường cách mạng miền Nam nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung. Từ khi có Nghị quyết 15, chuyển biển của cách mạng miền Nam ngày càng rõ rệt. Đạo luật 10/59 của chính quyền độc tài Ngô Đình Diệm không còn là nỗi khiếp sợ của lực lượng cách mạng miền Nam. Mà ngược lại, chính quyền Sài Gòn và Hoa Kỳ liên tục bị “bất ngờ” và khốn đốn trước những cuộc nổi dậy khắp nơi của nhân dân miền Nam, bắt đầu bằng Đồng khởi năm 1960.

Trần Thị Vui – Trung tâm Lưu trữ quốc gia II

Ghi chú:

[i] Phiếu tin tức hoạt động cộng sản – Việt Minh số 1534/ĐPG/CQ/31/1/8/765/B ngày 16-9-1958, hồ sơ 5152, phông ĐICH, TTLTII.

[ii] http://www.baomoi.com/Nghi-quyet-15-cua-Dang-soi-sang-con-duong-cach-mang-Viet-Nam.

[iii] Bản tổng kết tin tức tháng 6-1959 của Nha tổng giám đốc bảo an, hồ sơ 5795, phông ĐICH, TTLTII.

[iv] Bản tổng kết tin tức tháng 7 năm 1959, hồ sơ 5795, phông ĐICH, TTLTII.

[v] Bản tổng kết tin tức tháng 8 năm 1959, hồ sơ 5795, phông ĐICH, TTLTII.

[vi] Bản tổng kết tin tức tháng 8 năm 1959, hồ sơ 5795, phông ĐICH, TTLTII.

[vii] Bản tổng kết tin tức tháng 8 năm 1959, hồ sơ 5795, phông ĐICH, TTLTII.

[viii] Bản tổng kết tin tức tháng 8 năm 1959, hồ sơ 5795, phông ĐICH, TTLTII.

[ix] Bản tổng kết tin tức tháng 8 năm 1959, hồ sơ 5795, phông ĐICH, TTLTII.

[x] Tin tức chính trị Việt cộng năm 1959 qua đài Hà Nội, hồ sơ 5735, phông ĐICH, TTLTII.

[xi] Bản tổng kết tin tức tháng 9 năm 1959, hồ sơ 5795, phông ĐICH, TTLTII.

[xii] Bản tổng kết tin tức tháng 9 năm 1959, hồ sơ 5795, phông ĐICH, TTLTII.

2016-01-20
Share
  • Facebook
  • Twitter
  • Google +

Sự hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng thời kỳ 1930-1945 ​

Ngày phát hành: 29/08/2021 Lượt xem 17083

Nghị quyết 15 soi sáng con đường phát triển của cách mạng Việt Nam

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thắng lợi vĩ đại, là mốc son chói lọi của lịch sử cách mạng Việt Nam, gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta.

Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám. Quá trình hình thành đường lối chiến lược giải phóng dân tộc là quá trình vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, để nhận thức đúng mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội, xác định đúng kẻ thù, quyết định nhiệm vụ chiến lược, các chủ trương chính sách để tập hợp lực lượng và phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn. Do đó, quá trình hình thành đường lối cách mạng giải phóng dân tộc giai đoạn 1930 – 1945, Đảng ta đã trải qua quá trình đấu tranh cách mạng kiên cường. Vừa trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh chống đế quốc thực dân, chống sưu cao thuế nặng, chống khủng bố dã man; đấu tranh về nhận thức, quan điểm khi vận dụng lý luận cách mạng vào điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội Việt Nam; phát triển lực lượng, bổ sung, tăng cường lãnh đạo các cấp của Đảng kể cả Ban chấp hành Trung ương.

Sự lãnh đạo của Đảng ta đối với xã hội trước hết là bằng cương lĩnh, đường lối chính trị, mà theo nguyên tắc hoạt động của đảng cộng sản thì cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng phải do Đại hội – cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng quyết định. Tuy nhiên, trong thời kỳ 1930 – 1945 - do hoàn cảnh phải hoạt động bí mật, liên tục bị chính quyền thực dân đàn áp, khủng bố, Đảng ta chỉ tiến hành duy nhất Đại hội lần thứ I vào tháng 3-1935. Trong hoàn cảnh đó Ban chấp hành Trung ương có trọng trách vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng vào thực tiễn để hình thành, phát triển hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc.

Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt) do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị thành lập Đảng 3-2-1930 thông qua, trên cơ sở phân tích, đánh giá chính xác tính chất xã hội Việt Nam thuộc địa cùng những đặc điểm quan trọng nhất về nền công nghiệp, nông nghiệp của đất nước, đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu là giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc thực dân xâm lược; đã xác định: Đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đây là quá trình phát triển lâu dài trải qua những thời kỳ, giai đoạn chiến lược khác nhau trong tiến trình cách mạng dân tộc, dân chủ và xã hội chủ nghĩa mà trước tiên là đấu tranh giành độc lập dân tộc. Do đó trong chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt xác định nhiệm vụ chiến lược là “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập; dựng ra chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; thu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp vận tải, ngân hàng…) của tư bản chủ nghĩa đế quốc Pháp để giao cho chính phủ công nông quản lý; giao hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo…; bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ; dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo công nông hóa.

Sách lược vắn tắt của Đảng khẳng định:“Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”[1]. Chủ trương của Đảng là: “thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cày nghèo làm thổ địa c.m đánh trúc bọn đại địa chủ và phong kiến”[2].

Đảng chủ trương xây dựng khối đoàn kết rộng rãi các giai cấp, các tầng lớp nhân dân yêu nước và các tổ chức cách mạng, chỉ đánh đổ những lực lượng và đảng phái phản cách mạng: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v.) để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản c.m thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản c.m (Đảng Lập hiến,v.v.) thì phải đánh đổ”[3]. Cương lĩnh chính trị của Đảng chỉ rõ giai cấp lãnh đạo và lực lượng chính, động lực chủ yếu của sự nghiệp cách mạng Việt Nam là: “Trong cuộc cách mạng tư sản dân quyền, vô sản giai cấp và nông dân là hai động lực chánh, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi được”[4].

Về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để đánh đổ đế quốc, phong kiến. Việc nêu lên phương pháp cách mạng bạo lực thể hiện sự thấm nhuần và tiếp thu tư tưởng cách mạng bạo lực và khởi nghĩa vũ trang của chủ nghĩa Mác - Lênin. Con đường phát triển chỉ có thể là cách mạng chứ không thể là cải lương, thỏa hiệp.

Về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Cương lĩnh nêu rõ: “...trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp”[5]. Đồng thời, Cương lĩnh cũng xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam gắn liền với cách mạng thế giới, đề cao vấn đề đoàn kết quốc tế là sự kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, lợi ích dân tộc và lợi ích toàn nhân loại tiến bộ đang đấu tranh để giải phóng khỏi ách áp bức, bất công trên thế giới.

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xử lý đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp trong chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc, đáp ứng đúng yêu cầu khách quan của lịch sử, đáp ứng khát vọng độc lập tự do của toàn đân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới mở ra sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917.

Bẩy tháng sau (tháng 10-1930), tại Hội nghị lần thứ nhất của Ban chấp hành Trung ương – thay cho Ban chấp hành Trung ương lâm thời, Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (Dự án để thảo luận trong Đảng) được thay thế cho Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, lại nhấn mạnh mâu thuẫn giai cấp ngày càng diễn ra gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên: “một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ, một bên thì địa chủ phong kiến, tư bản và đế quốc chủ nghĩa”[6]. Luận cương xác định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc “cách mạng tư sản dân quyền” cho đây là: “thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng”. Luận cương cho rằng: Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải: “Tranh đấu để đánh đổ các di tích phong kiến, đánh đổ các cách bóc lột theo lối tư bản và để thực hành thổ địa cách mạng cho triệt để” và “Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập”. Luận cương còn xác định hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong phải được đặt ngang hàng nhau: “Có đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa mới phá được các giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi, mà có phá tan được chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”[7]…

Luận cương chính trị tháng 10năm 1930 đã có những đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận của cách mạng Việt Nam, vạch ra con đường đi lên của cách mạng nước ta. Song, Luận cương còn một số mặt hạn chế, không nêu ra được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp, từ đó không nêu được nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. Do vậy, chưa phát huy đầy đủ vị trí của yếu tố dân tộc, chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của Mặt trận dân tộc thống nhất trong việc đoàn kết các lực lượng yêu nước. Luận cương chưa đánh giá đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tinh thần yêu nước của tư bản dân tộc và một bộ phận địa chủ nhỏ.

Nhận thức không phù hợp với thực tiễn của xã hội thuộc địa Việt Nam và không phù hợp với chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc này kéo dài gần năm năm, cho đến Đại hội đại biểu toàn Đảng lần thứ nhất (3.1935). Từ đây cùng với sự phát triển của thực tiễn đấu tranh cách mạng, thông qua thực hành nghiêm túc nguyên tắc “tự chỉ trích” (phê bình và tự phê) với tinh thần “tự chỉ trích Bônsêvích phải có nguyên tắc có kỷ luật, theo dân chủ tập trung và phải luôn luôn đặt quyền lợi uy tín Đảng lên trên hết. Không được lợi dụng tự chỉ trích mà gây mầm bè phái chống Đảng và làm rối loạn hàng ngũ Đảng” phải thông qua tự chỉ trích để tẩy trừ: “các khuynh hướng hữu khuynh tả khuynh, lối hành động cô độc biệt phái, quan liêu hủ bại… để Đảng luôn “xứng đáng đội quân tiên phong cách mệnh, lãnh tụ chính trị của giai cấp”[8]. Ban chấp hành Trung ương có bước tiến mạnh mẽ trong tư duy lý luận cách mạng giải phóng dân tộc. Trong thư gửi các tổ chức Đảng ngày 26/7/1936, Ban Trung ương đã công khai phê phán những biểu hiện giáo điều trong phân tích đặc điểm giai cấp trong xã hội thuộc địa và cho rằng: “Ở một xứ thuộc địa như Đông Dương, trong hoàn cảnh hiện tại, nếu chỉ quan tâm đến cuộc đấu tranh giai cấp có thể sẽ nẩy sinh những khó khăn để mở rộng phong trào giải phóng dân tộc”[9]. Tháng 10.1936, Ban chỉ huy hải ngoại của Đảng ban hành văn bản: chung quanh vấn đề chính sách mới đã chỉ rõ: “cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết chặt với cuộc cách mạng điền địa, nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc cần phải phát triển cách mạng điền địa; muốn giải quyết vấn đề điền địa cần phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng… Nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc tranh đấu phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn địch nhân (kẻ thù) chính, nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của một dân tộc mà đánh cho được toàn thắng”. Từ nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn cơ bản chủ yếu trong xã hội thuộc địa, về nhiệm vụ của cách mạng thuộc địa, về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc, thực dân và chống phong kiến, mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược, về mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp… nên khi chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ, Ban Trung ương Đảng, trong Hội nghị từ ngày 6, 7, 8 tháng 11 năm 1939 đã xác định: Toàn Đảng phải “đứng trên lập trường cách mệnh giải phóng dân tộc, sự điều hòa những cuộc đấu tranh của những giai cấp người bổn xứ đưa nó vào phong trào đấu tranh chung của dân tộc ta là nhiệm vụ cốt lõi.”. Hội nghị Trung ương tháng 11.1939 đã quyết định: “cuộc cách mệnh tư sản dân quyền do Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thực hiện giải quyết: 1.Đánh đổ đế quốc Pháp, vua chúa bổn xứ và tất cả bọn phản động tay sai cho đế quốc và phản bội dân tộc. 2.Đông Dương hoàn toàn độc lập (thi hành quyền dân tộc tự quyết). 3.Lập chính phủ cộng hòa dân chủ. 4. Lập quốc dân cách mệnh quân. 5.Quốc hữu hóa những nhà băng, các cơ quan vận tải, giao thông các binh xưởng, các sản vật trên rừng, dưới biển và dưới đất. 6.Tịch ký và quốc hữu hóa tất cả các xí nghiệp của tư bản ngoại quốc và bọn đế quốc thực dân và tài sản của bọn phản bội dân tộc, nhà máy giao thợ thuyền quản lý. 7.Tịch ký và quốc hữu hóa đất ruộng của đế quốc thực dân và bọn phản bội dân tộc. Lấy đất của bọn phản bội, đất công điền, đất bỏ hoang chia cho quần chúng nông dân cày cấy. 8.Thi hành luật lao động ngày 8 giờ, 7 giờ cho các hầm mỏ. 9.Bỏ hết các thứ sưu thuế. 10.Thủ tiêu tất cả các khế ước cho vay đặt nợ. 11.Ban hành các quyền tự do dân chủ, cả quyền nghiệp đoàn phổ thông đầu phiếu, những người công dân từ 18 tuổi trở lên, bất cứ đàn ông đàn bà nòi giống nào đều được quyền bầu cử, ứng cử. 12.Phổ thông giáo dục cường bách. 13.Nam nữ bình quyền về mọi phương diện xã hội, kinh tế và chính trị. 14.Mở rộng các cuộc xã hội, y tế, cứu tế, thể thao.v.v[10].

Một điểm rất đặc sắc của quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc thời kỳ 1930-1945 là Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Trung ương Đảng ta đã sáng tạo một hình thức tổ chức độc đáo phù hợp với điều kiện lịch sử của Việt Nam đó là lập mặt trận dân tộc thống nhất để hiện thực hóa tư tưởng của V.Lênin vĩ đại: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng – Cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân Việt Nam được Đảng tuyên truyền giác ngộ và được tập hợp tổ chức trong mặt trận dân tộc thống nhất nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Chín tháng sau ngày thành lập, ngày 18.11.1930, Ban thường vụ Trung ương đã ban hành chỉ thị về vấn đề thành lập Hội “Phản đế đồng minh”. Trên cơ sở phân tích sâu sắc tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc, bản chỉ thị đã nhận định: “Cuộc cách mệnh tư sản dân quyền ở Đông Dương mà không tổ chưc được toàn dân lại thành một lực lượng thật rộng, thật kín thì cuộc cách mạng cũng khó thành công (Rộng là toàn dân cùng đứng trong một mặt trận chống đế quốc và tụi phong kiến tay sai phản động, hèn hạ; Kín là đặt để công nông trong bức tranh dân tộc phản đế bao la)[11]. Bản chỉ thị cũng phê phán những biểu hiện của quan điểm hẹp hòi, “tả” khuynh trong xây dựng, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất nên “Tổ chức cách mạng vẫn đơn thuần công nông” , “Do thiếu một tổ chức thật quảng đại quần chúng hấp thụ các tầng lớp trí thức dân tộc, tư sản dân tộc, họ là tầng lớp trên hay ở vào tầng lớp giữa và cho tới cả những người địa chủ có đầu óc oán ghét đế quốc Pháp, mong muốn độc lập quốc gia để đưa tất cả những tầng lớp và cá nhân đó vào trong hàng ngũ chống đế quốc Pháp, để cần kíp động viên toàn dân nhất tề hành động.”[12]. Vào năm 1936, trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội VII, quốc tế cộng sản chủ trương tập hợp mọi lực lượng dân chủ hòa bình chống chế độ phản động, chống chủ nghĩa phát xít. Nhiều nước trên thế giới đã hình thành mặt trận dân tộc rộng rãi. Ở Pháp, năm 1935, mặt trận bình dân Pháp được thành lập và giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử và đứng ra thành lập chính phủ (5.1936). Thực hiện nghị quyết của quốc tế cộng sản, lợi dụng mặt trận bình dân Pháp giành thắng lợi ở Pháp, Đảng ta đã chủ trương mở rộng Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương nhằm tập hợp các giai cấp, Đảng phái, dân tộc, tổ chức chính trị, xã hội và tôn giáo khác nhau thực hiện nhiệm vụ chung là: “Mặt trận dân chúng thống nhất phản đế phải dùng đủ phương pháp mà đánh tan ách thống trị của đế quốc Pháp, chống đế quốc chiến tranh, chống chủ nghĩa phát xít, bênh vực Xô Viết liên bang”[13]. Đến Hội nghị Trung ương tháng 11.1939, tư duy lý luận về tổ chức lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng đã hoàn toàn thống nhất với tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: Nhiệm vụ đánh Pháp đuổi Nhật không phải chỉ của riêng giai cấp công nhân và nông dân mà là nhiệm vụ chung của toàn dân Việt Nam, khi Trung ương Đảng xác định: “Thống nhất lực lượng dân tộc là điều kiện cốt yếu để đánh đổ đế quốc Pháp”[14]. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương tháng 11.1940 đã đưa ra quan niệm về “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế là sự liên minh giữa các lực lượng cách mệnh phản đế không phân biệt giai cấp, đảng phái, dân tộc, tôn giáo, mục đích là thực hiện thống nhất hành động giữa các lực lượng ấy đặng tranh đấu tiến lên vũ trang bạo động đánh đổ đế quốc Pháp, Nhật và các lực lượng phản động ngoại xâm và các lực lượng phản bội quyền lợi dân tộc làm cho Đông Dương được hoàn toàn giải phóng”[15].

Tại Hội nghị này dù Trung ương đã khẳng định: “khẩu hiệu cách mệnh phản đế; cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn” nhưng lại cho rằng: “cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa phải đồng thời tiến, không thể cái làm trước cái làm sau”[16].

Ngày 28.1.1941, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước. Sau một thời gian chuẩn bị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương 8 từ ngày 10 đến 19/5/1941. Hội nghị đã phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, dự báo phe phát xít nhất định thất bại, phe Đồng minh chống phát xít chắc chắn sẽ giành thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc sẽ suy yếu và phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ. Hội nghị dự đoán rằng: “Nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”[17]. Hội nghị nhận định: “Đế quốc Pháp – Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày mà chúng còn áp bức bóc lột cả các dân tộc, không chừa một hạng nào…Quyền lợi tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mệnh cách mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng. Pháp – Nhật ngày nay không chỉ là kẻ thù của công nông mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương”… Do đó: “Cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mệnh tư sản dân quyền, cuộc cách mệnh phải giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp dân tộc giải phóng”[18]. Hội nghị khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi lại được độc lập, tự do cho toàn dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được.”.

Từ quan điểm chỉ đạo này, Đảng ta đã xác định tính chất của cách mạng Việt Nam giai đoạn này là cách mạng giải phóng dân tộc, đây là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Vì thế Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”, thay bằng khẩu hiệu: “Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất cho công bằng, giảm địa tô, giảm tức”.

Hội nghị đi tới một quyết định cực kỳ quan trọng: giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, cốt làm sao để thức tỉnh được tinh thần dân tộc của mỗi nước trên bán đảo Đông Dương. Hội nghị chủ trương thành lập ở mỗi nước một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Ở Việt Nam mặt trận này được lấy tên là: “Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt minh). Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc được thành lập trước đây đều thống nhất lấy tên là: Hội cứu quốc”, như Hội nông dân cứu quốc, Hội công nhân cứu quốc, Hội phụ nữ cứu quốc, Hội thanh niên cứu quốc, Hội phụ lão cứu quốc, Hội nhi đồng cứu quốc… và tất cả các Hội cứu quốc đều tham gia là thành viên của Việt minh. Đối với Lào, Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh, và đối với Campuchia thì lập Mặt trận Cao Miên độc lập đồng minh. Trên cơ sở ra đời mặt trận ở mỗi nước sẽ thành lập mặt trận chung của ba nước là Đông Dương độc lập đồng minh.

Các dân tộc trên bán đảo Đông Dương đều chịu ách thống trị của đế quốc Pháp, phát xít Nhật cho nên phải đoàn kết thống nhất lực lượng để đánh đuổi kẻ thù chung. Vấn đề dân tộc ở bán đảo Đông Dương lúc này là vấn đề tự do độc lập của mỗi dân tộc. Do đó Hội nghị Trung ương 8 khẳng định hết sức tôn trọng và thi hành đúng quyền dân tộc tự quyết đối với các dân tộc ở Đông Dương. Sau khi đánh đuổi được Pháp, Nhật thì: “các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn tổ chức thành Liên Bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành dân tộc quốc gia tùy ý”. “Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”[19]. Sau Hội nghị Trung ương 8, ngày 19-5-1941 một Đại hội gồm đại diện các Đảng phái, các tổ chức quần chúng… tuyên bố thành lập Việt Nam độc lập Đồng minh với tuyên ngôn: “Liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không phân biệt tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị nào, giai cấp nào; đoàn kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp, Nhật, giành quyền độc lập cho xứ sở. Việt Nam độc lập đồng minh lại còn hết sức giúp đỡ Ai Lao độc lập đồng minh và Cao Miên độc lập đồng minh để cùng thành lập Đông Dương độc lập đồng minh hay là mặt trận thống nhất dân tộc phản đế toàn Đông Dương để đánh được kẻ thù chung giành quyền độc lập cho nước nhà. Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một Chính phủ nhân dân của Việt Nam dân chủ cộng hòa lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc. Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra”[20].

Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, và coi đây là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và của nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại. Hội nghị đã xác định bốn điều kiện cho khởi nghĩa vũ trang thắng lợi và xác định sáu nhiệm vụ phải thực hiện để củng cố, tăng cường, phát triển mở rộng lực lượng cách mạng trong cả nước đủ sức để thực hiện và củng cố thắng lợi của cuộc khởi nghĩa vũ trang[21].

Hội nghị Trung ương 8 đã phát triển sáng tạo phương thức khởi nghĩa vũ trang cách mạng khi đề ra chủ trương tiến hành khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng địa phương mở đường tiến lên tổng khởi nghĩa.

Hội nghị Trung ương 8 đã đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Đảng là người lãnh đạo người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đến Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5.1941) Đảng ta đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng được nêu ra từ Hội nghị Trung ương 6 tháng 11.1939. Đó là sự chuyển hướng chiến lược tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược phản đế và phản phong sang thực hiện chiến lược giải phóng dân tộc, chỉ tập trung lực lượng toàn dân tộc giải quyết cho được một vấn đề cấp bách và quan trọng hàng đầu là đánh đổ ách thống trị của đế quốc Pháp-Nhật, giành độc lập hoàn toàn cho Tổ quốc. Từ xác định đúng mâu thuẫn cơ bản chủ yếu, đến chỉ rõ kẻ thù chủ yếu là đế quốc Pháp – Nhật, Hội nghị đã xác định rõ tính chất của cuộc cách mạng là cách mạng giải phóng dân tộc, lực lượng tiến hành cuộc cách mạng này là toàn dân Việt Nam bao gồm mọi tầng lớp, mọi tổ chức chính trị, mọi giai cấp, mọi tôn giáo, dân tộc, mọi lứa tuổi được tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất phản đế với tên gọi Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh. Đảng cộng sản Đông Dương là thành viên của Việt Minh và là hạt nhân chính trị lãnh đạo Việt Minh. Hội nghị Trung ương 8 đã quyết định phương pháp cách mạng giải phóng dân tộc là khởi nghĩa vũ trang, từ khởi nghĩa vũ trang từng phần. Giành chính quyền ở từng địa phương chuẩn bị lực lượng đón thời cơ tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5.1941) là sự khẳng định kế thừa, tiếp thu và phát triển sáng tạo tư tưởng cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vạch ra trong tác phẩm “Đường Cách Mệnh” (1927) và cương lĩnh cách mạng đầu tiên (chánh cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, chương trình vắn tắt) của Đảng do chính Người dự thảo và được Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 thông qua.

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Hội nghị Trung ương 8 là sự khẳng định bước trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong lãnh đạo chính trị, trong đổi mới tư duy về xây dựng đường lối cứu nước, trong việc mài sắc vũ khí tự chỉ trích Bônsêvích để vượt qua bệnh ấu trĩ “tả” khuynh, bệnh giáo điều dập khuôn máy móc…

Đường lối chiến lược cách mạng giải phóng dân tộc của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5-1941) là ngọn đèn pha soi sáng, là ngọn cờ dẫn đường chỉ lối cho toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

PGS.TS Đào Duy Quát

Nguyên Phó Trưởng ban thường trực

Ban Tư tưởng – Văn hóa TW



[1] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 3

[2] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 4

[3] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 4

[4] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 4

[5] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 4

[6] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 90

[7] Đảng cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 2002. Tập2. Trang 90

[8] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 567

[9] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 74

[10] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 544-545

[11] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 231

[12] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 6. Trang 232

[13] Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000. Tập 6. Trang 21

[14] Văn kiện Đảng toàn tập. NXB chính trị quốc gia Hà Nội năm 2000. Tập 6. Trang 544

[15] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 77

[16] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 68

[17] Lịch sử cách mạng tháng 8 -1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội.1995. Trang 38-40

[18] Lịch sử cách mạng tháng 8 -1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội.1995. Trang 38-40

[19] Lịch sử Cách mạng Tháng 8.1945. NXB chính trị quốc gia. Hà Nội 1995. Trang 41, 42

[20] Văn kiện Đảng toàn tập. Sđd. Tập 7. Trang 466-467

[21] Cách mạng tháng 8.1945. NXB chính trị quốc gia.Hà Nội 1995. Trang 42-43