Nghiên cứu thành phần hóa học của cây mã đề năm 2024

Cây mã đề có tác dụng gì là thắc mắc chung của nhiều người. Đây là một loại thảo dược quen thuộc trong Đông y. Cây mã đề có chứa vitamin C, K dùng để sắc lấy nước uống có thể giúp lợi tiểu, lợi mật, chống ho...

1. Cây mã đề là gì?

Trong Đông y, cây mã đề còn được gọi là “mã tiền xá”, tên khoa học là Plantago asiatica. Mã đề thuộc nhóm cây thân thảo, sinh sản bằng cách chia nhánh hoặc bằng hạt. Cây mã đề cao tầm 10 – 15 cm, lá có hình thìa và gân hình cung.

2. Thành phần dược lý có trong cây mã đề

Người ta đã so sánh 100g lá mã đề thì có chứa một lượng vitamin A tương đương với một củ cà rốt. Ở phần lá của cây rất giàu Canxi và các chất khoáng có ích đối với cơ thể.

Glucozit có nhiều trong thân cây mã đề. Lá cây mã đề có vị đắng, chứa chất nhầy và vitamin C, K.

“Cây mã đề có tác dụng gì” được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số tác dụng điển hình của cây mã đề:

  • Lợi tiểu
  • Lợi mật
  • Chống viêm loét
  • Trừ đờm
  • Chống ho
  • Chống lỵ...

Cây mã đề được áp dụng vào nhiều bài thuốc Y Học Cổ Truyền để điều trị ho, nhiều đờm, viêm phế quản, viêm thận, viêm bàng quang, sỏi đường tiết niệu, tiểu rắt, tiểu nước vàng, đi tiểu ra máu, viêm gan, viêm mật, viêm loét dạ dày - tá tràng,....

Nghiên cứu thành phần hóa học của cây mã đề năm 2024

Cây mã đề có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người

4. Các bài thuốc từ cây mã đề giúp hỗ trợ điều trị các chứng bệnh

Viêm cầu thận cấp tính:

  • Cây mã đề giúp cải thiện nhanh tình trạng bệnh. Người ta dùng mã đề, ma hoàng, thạch cao làm thuốc, đại táo, quế chi và cam thảo 6g trộn đều với nhau. Mỗi ngày sắc 1 thang uống đều đặn.

Viêm cầu thận mạn tính:

  • Mã đề 16g
  • Phục linh 12g
  • Hoàng bá 12g
  • Rễ cỏ tranh 12g
  • Hoàng liên cần 12g
  • Mộc thông cần 8g
  • Trư linh 8g

Trộn đều với nhau, mỗi ngày sắc 1 tháng uống đều đặn.

Viêm bàng quang cấp tính:

  • Mã đề 16g
  • Hoàng liên 12g
  • Phục linh cần 12g
  • Hoàng bá đo một lượng 12g
  • Trư linh sẽ có 8g
  • Rễ cỏ tranh, mộc thông cần 8g
  • Bán hạ chế và hoạt thạch

Trộn đều với nhau, mỗi ngày sắc 1 tháng uống đều đặn.

Viêm đường tiết niệu cấp:

  • 20g mã đề
  • 15g bồ công anh
  • 15g hoàng cầm
  • 15g lá chi tử
  • Các loại thảo dược khác như: Kim tiền, cây nhọ nồi, ích mẫu, rễ cỏ tranh và cam thảo

Trộn đều với nhau, mỗi ngày sắc 1 thang uống đều đặn trong vòng 10 ngày.

Viêm bể thận cấp tính:

  • 50g mã đề tươi
  • 50g loại rễ cỏ tranh tươi
  • Nửa kí cỏ bấc đèn tươi

Sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 tháng (chia làm 2 lần uống), sử dụng trong 5 – 7 ngày.

Chứng phổi nóng và ho dai dẳng:

  • Mã đề tươi 20g-50g rửa sạch sắc kĩ mỗi ngày chia làm 3 lần uống, tốt nhất nên uống nóng mỗi lần cách nhau 3 giờ.

Viêm gan siêu vi trùng:

  • 20g mã đề
  • 40g nhân trần
  • 20g lá mơ
  • 20g chi tử

Thái nhỏ phơi khô, sắc lấy nước uống.

Nghiên cứu thành phần hóa học của cây mã đề năm 2024

Cây mã đề có tác dụng chữa bệnh viêm bàng quang

5. Những điều lưu ý khi sử dụng cây mã đề

Không sử dụng cây mã đề quá thường xuyên hay sử dụng với mục đích giải khát, do mã đề có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Vì vậy, nên hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối để tránh đi tiểu nhiều lần vào ban đêm.

Phụ nữ đang trong thời thời kỳ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu được các chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng nước mã đề, nguyên nhân là do chúng có thể dẫn đến sảy thai. Tuyệt đối không sử dụng nước mã đề với các đối tượng thận yếu hay suy thận mạn tính.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Các loại cây thuốc nam chữa bệnh tiểu đường
  • Bông mã đề có tác dụng gì?
  • Các loại sỏi tiết niệu thường gặp và cách ứng phó

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Cây bông mã đề từ lâu được biết đến là vị thuốc Đông y quen thuộc, có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Dưới đây là cách sử dụng cây bông mã đề tốt cho sức khỏe có sự tham vấn của Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội.

Tổng quan về cây bông mã đề

Mã đề là cây thân thảo, sống lâu năm, tái sinh bằng nhánh và hạt, thân cao khoảng 10-15cm. Lá có cuống dài, hình trứng (ảnh) dài 5 - 12cm, rộng 3,5 - 8cm, đầu tù, hơi có mũi nhọn.

Mã đề rất dễ nhận ra bởi phiến lá hình thìa, đôi khi hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá và đồng quy ở ngọn và gốc lá. Hoa mã đề mọc thành bông, có cán dài 10–15cm, xuất phát từ kẽ lá, hoa dài lưỡng tính, đài 4, xếp cheo, hơi dính ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm sen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Mùa hoa nở trong tháng 7-8.

Hoa thụ phấn nhờ gió và phát tán bằng hạt. Quả hộp trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Hạt rất nhỏ nhưng có thể thu hoạch và nghiền nát để trích lấy dung dịch keo bột. Một cây có thể sản sinh hàng ngàn hạt, hạt khuếch tán nhờ gió. Cây mã đề được tìm thấy trong nhiều môi trường sống khác nhau, từ những vùng ẩm ướt ở đồng bằng, vùng ven biển cho đến các khu vực bán sơn địa và vùng núi cao. Loài cây này trở thành loài cỏ dại có tính quốc tế, trở thành loài cây xâm nhập nguy hiểm ở một số nước.

Mã đề là chi chứa khoảng 200 loài thực vật có kích thước nhỏ, được gọi chung là mã đề. Phần lớn các loài là cây thân thảo, mặc dù có một số ít loài là dạng cây bụi nhỏ, cao tới 60cm. Lá của chúng không có cuống, nhưng có một phần hẹp gần thân cây, là dạng cuống lá giả.

Chúng có 3 hay 5 gân lá song song và tỏa ra ở các phần rộng hơn của phiến lá. Các lá hoặc là rộng hoặc là hẹp bản, phụ thuộc vào từng loài. Các cụm hoa sinh ra ở các cuống thông thường cao 5-40 cm, và có thể là một nón ngắn hay một cành hoa dài, với nhiều hoa nhỏ, được thụ phấn nhờ gió.

Nghiên cứu thành phần hóa học của cây mã đề năm 2024

Cây mã đề là vị thuốc Đông y quen thuộc

Các loài mã đề mọc ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm châu Mỹ, châu Á, Australia, New Zealand, châu Phi và châu Âu. Nhiều loài trong chi phân bổ rộng khắp thế giới như là một dạng cỏ dại.

Riêng loài Mã đề Plantago asiatica (tên đồng nghĩa: Plantago major subsp. major hay Plantago major) có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt đới ở Nam Á, được dùng làm thuốc từ lâu đời ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Ở Việt Nam cây mã đề lá lớn được trồng phổ biến để làm rau và cây mã đề lá nhỏ mọc hoang dại trên khắp cả nước chủ yếu được dùng làm thuốc.

Công dụng của cây mã đề

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, trong lá cây mã đề giàu canxi và các khoáng chất khác, với 100 g lá chứa một lượng vitamin A tương đương với củ cà rốt. Toàn thân chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K yếu tố T. Trong hạt chứa chất nhầy, axit plantenolic, adnin và cholin.

Cây mã đề rất giàu chất đạm cùng các chất dinh dưỡng, bao gồm beta carotene, canxi, vitamin C và K, các dưỡng chất thực vật như allantoin, apigenin, aucubin, baicalein, axit oleanolic, sorbitol và tanin. Trong đó beta carotene giúp tăng cường thị lực và chống lại ung thư, canxi giúp xương chắc khỏe và là một yếu tố cần thiết cho hệ thần kinh khỏe mạnh, vitamin C giúp chống lại ung thư và giảm căng thẳng, vitamin K cần thiết cho máu và sức khoẻ của mạch máu.

Lá cây mã đề được dùng làm rau. Ở Việt Nam lá cây mã đề non được dùng làm rau như các loại rau cải khác. Lá rau mã đề non được dùng để ăn sống cùng các loại rau ghém khác, nhất là ăn chung với các loại rau rừng khác. Lá rau mã đề non cũng được dùng để xào, nấu các món canh rau mặn và chay. Canh mã đề nấu với tôm, thịt ăn rất ngon và có tác dụng giải nhiệt, tiểu tiện dễ dàng. Chú ý, khi ăn uống vị mã đề cần kiêng kị những chất kích thích đưa vào cơ thể gây nóng như: rượu, cà phê, gia vị...

Nhiều nước ở châu Á và vùng Đông Nam Á khác đều dùng lá cây Mã đề non để làm rau. Ở Nhật Bản rau Mã đề được dùng để ăn sống và nấu các món súp hải sản truyền thống. Ở Nam Mỹ và người bản địa Bắc Mỹ dùng lá Mã đề non để ăn như món salad xanh và lá già dùng để hầm, nấu với thịt.

Theo quan điểm của Đông y, cây Mã đề được dùng làm thuốc là cây mọc hoang dại trong tự nhiên, giống cây Mã đề được trồng là giống Mã đề lá lớn có giá trị dược liệu kém hơn các giống Mã đề hoang dại (lá nhỏ) mọc trong môi trường tự nhiên.

Theo Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu... Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam...

Tại Ấn Độ, chất nhầy được chiết xuất bằng cách nghiền vỏ hạt của một loài mã đề có tên Plantago ovata để bào chế loại thuốc nhuận tràng được bán như là Isabgol, một loại thuốc nhuận tràng để điều trị chứng đường ruột bất thường và táo bón.

Nó cũng được sử dụng trong một số ngũ cốc để điều trị chứng cao cholesterol mức độ nhẹ tới vừa phải cũng như để làm giảm lượng đường trong máu. Nó từng được sử dụng trong y học Ayurveda và Unani của người dân bản xứ cho một loạt các vấn đề về ruột, bao gồm táo bón kinh niên, lỵ amip và bệnh tiêu chảy. Tại Bulgaria, lá của Plantago major được sử dụng làm thuốc để chống nhiễm trùng ở các vết đứt hay vết xước nhờ các tính chất kháng trùng của nó. Các vị thuốc sau từ cây mã đề:

* Xa tiền tử (Semen plantaginis) là hạt phơi khô hay sấy khô của mã đề.

* Mã đề thảo (xa tiền thảo, Herba plantaginis) là toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô.

* Lá mã đề (Folium plantaginis) là lá tươi hoặc sấy khô.

Theo Đông y, cây mã đề có tính lạnh, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, mát máu, phát hãn, làm sáng mắt…và còn nhiều công dụng khác. Điều này không có nghĩa mọi người đều có thể sử dụng loại cây này.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây mã đề

Theo Lương y Bùi Đắc Sáng, khi sử dụng cây mã đề bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

1. Lá:

Phụ nữ mang thai khi dùng phải thận trọng.

Người già đái đêm nhiều, thận kém không nên dùng.

2. Hạt:

Không phải thấp nhiệt không nên nên dùng.

Những người đi tiểu nhiều, táo bón, không có thấp nhiệt, thận hư, dương khí hạ giáng thì không nên dùng.