Ngộ độc khí than chính là ngộ độc khí nào sau đây

Nhiều nguy cơ từ thói quen đốt than tổ ong, đốt than củi để sưởi ấm

(ĐCSVN) – Khoảng 1 tháng qua, đã có không ít người phải nhập viện trong tình trạng ngộ độc khí CO, hôn mê sâu, thậm chí tử vong do đốt than tổ ong, đốt than củi trong phòng kín để sưởi ấm. Các chuyên gia cảnh báo, người dân cần đặc biệt lưu ý khi đốt các loại vật liệu này vào mùa đông...

Thói quen nguy hại…

Từ lâu, việc đốt than củi, than hoa hay than tổ ong để sưởi ấm đã trở thành một thói quen phổ biến ở vùng nông thôn. Nhiều gia đình có phụ nữ sau sinh, người cao tuổi hoặc trẻ nhỏ thường đốt than trong phòng ngủ, phòng tắm để sưởi ấm vào mùa lạnh. Theo nhiều người, ngoài việc làm ấm cơ thể, sưởi bằng than còn giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, đây là thói quen nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người.

Đốt than củi, than tổ ong sưởi ấm là thói quen của nhiều người trong mùa đông. (Ảnh: PV).

Ngộ độc khí than hay còn gọi là khí CO (carbon monoxide) thường xảy ra vào mùa đông. Nguyên nhân là do người dân đốt than để sưởi ấm trong không gian chật hẹp, kín gió. Bởi, than khi cháy trong điều kiện thiếu oxy sẽ sinh ra loại khí cực độc là CO. Chính vì thế, than đốt trong phòng kín, thiếu oxy, càng làm tăng khả năng gây ngộ độc khí CO cho người sưởi. Người ngộ độc thường hôn mê, bất tỉnh, để lại di chứng về trí tuệ, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.

Sử dụng than củi, than tổ ong để đốt nhằm sưởi ấm là thói quen xuất phát từ nhận thức, điều kiện kinh tế của nhiều người ở các vùng nông thôn, miền núi. Chị Nguyễn Thị Hậu, ở Hà Giang, nơi thường xuyên phải hứng chịu tác động mạnh mẽ của không khí lạnh, chia sẻ: “Nhiều hộ dân trong bản, nhất là nhà có trẻ em, người già, có hoàn cảnh khó khăn, thường dùng than hoặc củi sưởi để xua đi cái lạnh khắc nghiệt của màu đông. Mặc dù biết rõ sự nguy hiểm nhưng đây là cách vừa có thể sưởi ấm vừa giúp các hộ gia đình khó khăn tiết kiệm chi phí…”.

Nguy hiểm rình rập…

Thực tế cho thấy, khoảng 1 tháng qua, nhiều người đã phải nhập viện do ngộ độc khí than. Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), từ khi miền Bắc bước vào đợt rét đỉnh điểm, Trung tâm Chống độc thường xuyên tiếp nhận trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc khí CO. Cụ thể, mới đây, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một bệnh nhân trong tình trạng hôn mê sâu, phải thở máy và tổn thương thần kinh. Nguyên nhân được xác định là do ngộ độc khí CO, khí đốt than trong phòng kín. Tương tự, tại tỉnh Quảng Bình, ghi nhận 2 trường hợp đã tử vong liên quan đến việc đốt than, đốt củi trong phòng kín để sưởi ấm…

Bệnh nhân ngộ độc khí CO được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Minh Ánh).

Tiếp cận dưới góc độ y tế, ngộ độc khí CO là tác nhân gây nên các bệnh lý liên quan đến hô hấp, tim mạch; làm tổn thương đến các tế bào vận động mạnh như: Não, tim, phổi… một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở người.

Chia sẻ với báo chí, TS, Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Thời tiết mùa đông, người dân tuyệt đối không được đốt các nhiên liệu than, củi trong phòng kín, không gian chật hẹp để sưởi ấm. Đối với trường hợp cấp thiết, bắt buộc phải đốt than, củi để sưởi, cần phải đảm bảo môi trường thông thoáng để tạo điều kiện lưu thông không khí. Khi phát hiện người có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, khó thở… thì cần mở tất cả các cửa phòng để cung cấp oxy và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất”.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe người dân, các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo một số biện pháp an toàn để làm ấm cơ thể trong mùa lạnh như: Thường xuyên tập luyện thể thao; thêm gia vị vào các món ăn như gừng, tiêu, tỏi; sử dụng trà quế, trà gừng, vừa giữ ấm cơ thể, vừa làm tăng sức đề kháng hiệu quả.

Có thể thấy, mặc dù đã được cơ quan chuyên môn và các phương tiện truyền thông cảnh báo, song vẫn xuất hiện không ít trường hợp người dân bị ngộ độc, thậm chí tử vong do việc đốt than tổ ong, than củi sưởi ấm vào mùa đông lạnh. Chính vì vậy, thay vì dùng than, người dân nên sử dụng các thiết bị sưởi ấm an toàn hơn để phòng, chống nguy cơ cháy nổ và bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng ở địa phương, nhất là vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân, sử dụng than đốt sưởi ấm đúng cách, để bảo vệ an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình; tránh xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản./.

Ngọc Mai

Ngộ độc khí than là do não bị thiếu oxy. Các tế bào chất xám có nhiệm vụ về các hoạt động tinh thần, tình cảm và lý trí lại và rất nhạy cảm với tình trạng thiếu oxy. Do đó, khi hít nhiều khí CO các tế bào này sẽ bị tổn thương. Nhiễm độc quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong, những người sống sót sẽ bị ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tâm lý về sau.

Biểu hiện khi ngộ độc khí than

Nạn nhân ngộ độc khí CO có các biểu hiện sau: Lúc đầu, các triệu chứng rải rác, không rõ ràng. Với những trường hợp ngộ độc nhẹ, thường chỉ có biểu hiện nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi nên rất dễ lầm tưởng bị mắc các bệnh nhiễm virus. Một số người bị đỏ da, nhưng đây là một triệu chứng không phổ biến. 

Ngộ độc mức độ trung bình: Nạn nhân cảm thấy đau tức ngực, khó vận động, mờ mắt, khó thở, mạch đập nhanh thở nhanh, hoại tử cơ.

Khi nhiễm độc nặng người bị sẽ cảm thấy đau ngực, đánh trống ngực, mất phương hướng, co giật, hôn mê, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, nhồi máu cơ tim do thiếu hụt oxy. Bệnh nhân có thể bị ngất, môi và các đầu ngón tay, ngón chân tím tái, tay chân co cứng hoặc cử động bất thường. 

Di chứng thần kinh và tâm thần thường gặp trong nhiều trường hợp ngộ độc khí CO. Sau khi hồi phục bệnh nhân thay đổi tính tình, giảm trí nhớ, mất tập trung, liệt nửa người, cử động bất thường, đi lại khó khăn, vận động chậm chạp, chân tay cứng và run, liệt các cơ mặt. Những biểu hiện này được gọi là hội chứng thần kinh muộn và chiếm tới 40 % nạn nhân bị ngộ độc khí CO.

Ngộ độc khí than nặng khiến cơ thể rơi vào hôn mê, bất tỉnh nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong

Nên làm thế nào khi có người nhiễm độc khí CO

Người bị ngộ độc khí CO thường ở trong phòng đóng kín cửa và đốt than. Nếu bệnh nhân ngất xỉu nên khẩn trương mở các cửa để thoát khí ra ngoài và đưa nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm độc sau đó nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời. Vì nếu mức độ nhiễm độc CO trên 60% thì tỷ lệ hôn mê và tử vong cao.

Người đi sơ cứu nạn nhân cũng cần lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân, đồng thời nhanh chóng gọi người khác đến giúp đỡ, gọi cấp cứu. Nếu bệnh nhân thở yếu hoặc ngừng thở, thì lập tức thực hiện phương pháp hồi sức miệng, hà hơi thổi ngạt. Nếu nạn nhân bất tỉnh, đặt người bệnh nằm nghiêng, vừa hô hấp nhân tạo vừa đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Đốt than trong phòng kín để sưởi ấm là việc làm nguy hiểm và không nên thực hiện

Cách phòng tránh bị ngộ độc CO

Để tránh ngộ độc khí than, cần sử dụng than củi đúng cách, không đốt than, hoặc đốt củi trong nhà đóng kín cửa. Hoặc không nấu nướng trong không gian nhỏ kể cả khi dùng khí gas vì oxy trong không khí sẽ bị hao dần. Khí CO và CO2 sẽ ngày càng tăng. Điều này khiến người trong phòng kín nhanh chóng thiếu oxy, ngất xỉu và tử vong, vô cùng nguy hiểm. 

Cán bộ y tế cần tăng cường tuyên truyền cho người dân cách chống rét trong nhà an toàn như nhà cửa phải được che chắn cẩn thận, mặc quần áo ấm, chăn đệm ấm áp. 

Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của bếp ga, lò sưởi, hệ thống thông hơi. Không đặt máy phát điện ở những nơi kín như tầng hầm hoặc gần phòng ngủ. Ở những nơi làm việc tiếp xúc nhiều với khí CO như lò gạch, xưởng may, lò luyện kim,... phải được đo nồng độ CO liên tục để đảm bảo lượng CO không vượt quá quy định cho phép.

Sử dụng thiết bị sưởi sao cho an toàn

Thời tiết chuyển lạnh là thời điểm bệnh viêm da cơ địa rất dễ bùng phát. Nhiều người cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu với làn da khô ráp, có người nứt nẻ chảy máu rất đau đớn. Nếu bạn sử dụng máy sưởi để làm ấm, bạn nên có một chậu chứa nước nhỏ đặt ở một góc phòng và sử dụng kem dưỡng ẩm da thường xuyên. Lò sưởi không được để nhiệt độ quá cao so với nhiệt độ bên ngoài. Mức chênh lệch này chỉ nên trong khoảng 10 độ C, tránh trường hợp nóng lạnh đột ngột dễ gây cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp.

Đặc biệt đối với trẻ nhỏ và người già, cần duy trì thân nhiệt ổn định, hạn chế tiếp xúc với môi trường quá nóng hoặc quá lạnh vì nguy cơ xảy ra tai biến là rất cao. Không nên đóng cửa phòng khi đang bật máy sưởi, vì nếu kín quá sẽ không có không khí lưu thông khiến không khí bị khô và nóng, dễ dẫn đến khó thở và nguy cơ ngạt thở.

Khi trời trở lạnh nên tìm các biện pháp giữ ấm an toàn thay vì đốt than sưởi ấm

Trên đây là những thông tin về sự nguy hiểm của ngộ độc khí than. Sưởi ấm bằng than tuy tiết kiệm chi phí nhưng đây là cách rất nguy hiểm, nhất là khi bạn đang trong phòng kín. Nếu không kịp thời nhận ra hoặc đang trong lúc ngủ có thể dẫn đến tử vong. Do đó các bạn cần lưu ý tìm những cách giữ ấm khác an toàn hơn để không gây hại cho bản thân và gia đình. Hy vọng bài viết đã mang đến lời khuyên hữu ích cho bạn đọc.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Video liên quan

Chủ đề