Người đang yếu có nên uống nước dừa

Hải Minh   -   Thứ sáu, 04/03/2022 07:30 (GMT+7)

Người đang yếu có nên uống nước dừa
Nước dừa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng nên uống nước dừa. Ảnh đồ họa: Minh Anh

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... tốt cho sức khỏe. Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo

Theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, thể chất bình thường, ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.

Người nhiễm COVID-19 cần uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày). Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát. Như vậy, chế độ dinh dưỡng và nước là vô cùng quan trọng với người mắc COVID-19. Người bệnh cần uống nước ấm nhiều lần trong ngày, ngày uống tối thiểu 2 lít nước. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê…

Đặc biệt, trong trường hợp có sốt nên uống oresol để bù nước và điện giải. Và uống nước dừa cũng là thức uống tốt để bù nước và điện giải.

Mặc dù nước dừa tốt cho sức khỏe mọi người và F0 như vậy, nhưng lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể.

Người mắc COVID-19 có triệu chứng lạnh nhiều, đờm nhiều, đầy bụng, chậm tiêu, chân tay lạnh, hạ huyết áp, đường huyết cao… không nên sử dụng nước dừa.

Nước dừa được các bác sĩ chia sẻ rất tốt với các bệnh nhân Covid-19. Khi dùng đúng cách, nước dừa sẽ mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời.

Thời gian qua, trên các diễn đàn xã hội, nhiều người truyền tai nhau rằng uống nước dừa có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân Covid-19. Vậy, thực hư câu chuyện này thế nào?

Tác dụng tuyệt vời của nước dừa đối với sức khỏe

PGS.TS Phạm Duệ - Nguyên Trưởng khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai từng đề xuất tới các bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 cung cấp nước dừa xiêm (hoặc dừa các loại) để bổ sung năng lượng và điện giải cho người bệnh.

PGS.TS Phạm Duệ cho rằng, lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể.

Người đang yếu có nên uống nước dừa
Nước từ dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột (Ảnh minh họa)

Nước dừa được các chuyên gia y tế khuyên tiêu thụ như một loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường hệ miễn dịch nói chung. Trong các trường hợp cần bổ sung nước khi sốt, bệnh do vi khuẩn, virus thì việc bổ sung nước dừa là một giải pháp đem lại nhiều lợi ích.

Tuy nhiên, nên sử dụng lượng nước dừa vừa phải, bên cạnh đó vẫn cần chế độ ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung đầy đủ và cân bằng tất cả những loại vitamin, khoáng chất sẽ giúp cơ thể nhanh hồi phục. Với những trường hợp đặc biệt khi có các bệnh lý đi kèm thì chế độ ăn uống nên được tham khảo từ các bác sỹ chuyên khoa.

Theo Tiến sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thành Triết - Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, dừa ở dạng tự nhiên là một loại đồ uống giải khát và rất bổ dưỡng. Nước dừa chứa nhiều cytokinin là một nhóm thuộc về hormone thực vật, bao gồm kinetin, trans-zeatin, dihydrozeatin, các gibberellins... Những chất này có tác dụng chống lão hóa, hỗ trợ ngăn ngừa các yếu tố gây ung thư và chống đông máu.

"Các vi chất dinh dưỡng khác trong nước dừa như kali, natri, canxi, magne, selen, đồng, kẽm,... cho thấy đây là một thức uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải của cơ thể bị mất đi khi bài tiết qua mồ hôi cũng như duy trì một số chức năng khác", dược sĩ Triết chia sẻ.

Nước dừa còn chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... Đây là các chất đóng vai trò quan trọng vào quá trình xúc tác một số phản ứng hóa sinh, góp phần duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.

Người đang yếu có nên uống nước dừa
Nước dừa có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không nên lạm dụng (Ảnh minh họa)

Không nên lạm dụng việc uống nước dừa

Mặc dù nước dừa tốt cho sức khỏe mọi người và F0 như vậy, nhưng lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ hoạt động, tình trạng sức khỏe và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể.

Dựa vào giá trị dinh dưỡng, các chuyên gia khuyên có thể uống 1-2 cốc nước dừa (khoảng 240 ml) mỗi ngày đối với một người trưởng thành khỏe mạnh.

Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, tiểu đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải cần thận trọng và cần hỏi ý kiến của chuyên gia.

Đáng lưu ý, nước dừa là thức uống rất giàu kali nên những người tiểu đường hay suy thận, đang uống các thuốc giữ kali tránh uống quá nhiều vì có thể gây tình trạng tăng kali huyết.

Một đối tượng là các bệnh nhân bị xơ nang cũng cân nhắc nếu sử dụng quá nhiều nước dừa, vì xơ nang dẫn tới giảm nồng độ muối trong cơ thể.

Nước dừa có thể chứa rất ít natri và quá nhiều kali vì vậy nước dừa không phải là một biện pháp để tăng lượng muối đối với người bị xơ nang.

BNEWS Nước dừa rất giàu dưỡng chất, muối khoáng và vitamin... có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể. Vậy người mắc COVID-19 có nên uống nước dừa không?

Nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, ăn đa dạng thực phẩm và uống nhiều nước (tối thiểu hai lít nước mỗi ngày).

Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả, không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê... Đặc biệt, trong trường hợp có sốt nên uống oresol để bù nước và điện giải.

Nước dừa cũng là thức uống tốt để bù nước và điện giải. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải, làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Trong y học cổ truyền, nước dừa vị ngọt tính lạnh, không độc, đi vào kinh vị, tỳ, đại trường, tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, thường dùng chữa say nắng, sốt khát nước, nôn mất nước, tiêu chảy, suy nhược...

Bên cạnh đó, nước dừa rất giàu dưỡng chất, muối khoáng và vitamin... có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, vitamin tốt cho sức khỏe.

Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo. Một cốc nước dừa 240ml chứa 60 calo, cũng như:

Carb: 15g

Đường: 8g

Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)

Magiê: 4% DV

Phốt pho: 2% DV

Kali: 15% DV

Các khoáng chất trong nước dừa như kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Vì vậy, nước dừa thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy…

Tuy nước dừa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể. Với người bình thường có thể uống 1-2 cốc mỗi ngày.

Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, suy thận hoặc có rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Không dùng nước dừa cho các trường hợp sau:

Người bị F0 điều trị tại nhà biểu hiện lạnh nhiều, ho thở, mệt mỏi, đờm nhiều, đờm loãng, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu…

Người bị COVID-19 biểu hiện đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh, hạ huyết áp…

Người béo phì bị COVID-19 tiêu hóa kém, hay đầy bụng, sau khi ăn hay mệt mỏi…

Người có đường huyết cao, người hư nhược, già yếu…

>>>F0 nên tắm gội thời gian nào?

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... tốt cho sức khỏe.

Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo. Một cốc nước dừa 240 ml chứa 60 calo, cũng như:

  • Carb: 15 gram
  • Đường: 8 gam
  • Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)
  • Magiê: 4% DV
  • Phốt pho: 2% DV
  • Kali: 15% DV

Các khoáng chất trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Vì vậy, nước dừa thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy…

Người đang yếu có nên uống nước dừa

Nước dừa bổ dưỡng, giúp bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể.

Trong y học cổ truyền, nước dừa là vị thuốc có vị ngọt mát, tính bình, tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Thường dùng chữa say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, tiêu chảy, suy nhược…

Do vậy, nước dừa vừa có tác dụng giải khát, giải nhiệt, lại là nước uống bổ dưỡng giàu vitamin và khoáng chất có thể bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể trong các trường hợp mất nước do suy nhược, sốt, tiêu chảy…

TS. Nguyễn Đức Quang

Theo Đông y, nước dừa vị ngọt mát, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Cùi dừa vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Trị say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc...

https://suckhoedoisong.vn/qua-dua-gia...

Theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, thể chất bình thường, ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.

Người nhiễm COVID-19 cần uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày). Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát.

Người đang yếu có nên uống nước dừa

Người mắc COVID-19 cần uống nhiều nước.

Như vậy, chế độ dinh dưỡng và nước là vô cùng quan trọng với người mắc COVID-19. Người bệnh cần uống nước ấm nhiều lần trong ngày, ngày uống tối thiểu 2 lít nước. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê…

Đặc biệt, trong trường hợp có sốt nên uống oresol để bù nước và điện giải. Và uống nước dừa cũng là thức uống tốt để bù nước và điện giải.

3. Nên uống nước dừa như thế nào là phù hợp?

Tuy nước dừa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể. Với người bình thường có thể uống 1-2 cốc mỗi ngày. Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, đái tháo đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Người đang yếu có nên uống nước dừa

Không nên uống quá nhiều nước dừa.

Theo ý kiến của chuyên gia y học cổ truyền, nước dừa bổ mát có tính âm cao không nên lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 - 2 quả. Đặc biệt là người hàn lạnh âm thịnh dương suy, miệng không khát kiêng nước dừa, nếu uống cho thêm vài lát gừng, 2 - 3g muối tăng dương tính, khử bớt tính hàn.

Ngoài ra, không dùng nước dừa cho các trường hợp sau:

- Người bị COVID-19 biểu hiện lạnh nhiều, ho thở, mệt mỏi, đờm nhiều, đờm loãng, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu…

- Người bị COVID-19 biểu hiện đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh, hạ huyết áp…

- Người béo phì bị COVID-19 biểu hiện tiêu hóa kém, hay đầy bụng, sau khi ăn hay mệt mỏi…

- Người có đường huyết cao, người hư nhược, già yếu…

Xem thêm video đang được quan tâm

10 điều F0 "Không" cần nhớ với điều trị F0 tại nhà


Thu Vân

(tổng hợp)