Người luôn mệt mỏi là bệnh gì năm 2024

SKĐS - Mệt mỏi là điều hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra ít nhất một lần trong ngày, tuy nhiên khi bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên...

Mệt mỏi là điều hoàn toàn bình thường và có thể xảy ra ít nhất một lần trong ngày, tuy nhiên khi bạn cảm thấy mệt mỏi thường xuyên ngay cả khi mới thức dậy, hay sau một giấc ngủ dài thì đó là cả một vấn đề nghiêm trọng. Trong số 20 - 30% trường hợp mệt mỏi thì có nguyên nhân là từ một bệnh dưới đây.

Huyết áp cao hay thấp đều gây mệt mỏi.

Bệnh thiếu máu

Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu: Hầu hết phụ nữ và nam giới bị thiếu máu đều mệt mỏi. Thiếu sắt dẫn đến việc hình thành các tế bào hồng cầu suy giảm dẫn đến lượng ôxy tới các tế bào giảm và nếu não, cơ bắp và một số bộ phận khác không đủ ôxy sẽ khiến bạn mệt mỏi, đặc biệt là khi bạn đi bộ hay làm việc gì cần tới thể lực. Ngoài ra, lượng vitamin B12 thấp: Vitamin B12 là cần thiết cho cơ thể để tổng hợp các tế bào hồng cầu và duy trì hoạt động chính xác của các tế bào thần kinh. Thiếu vitamin này sẽ làm giảm lượng ôxy được cung cấp và làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi.

Stress

Stress là một yếu tố gây mệt mỏi. Có một loại hormon căng thẳng hay còn gọi là hormon cortisol thường tăng nhanh vào ban ngày và suy giảm vào ban đêm. Tuy nhiên, khi bạn quá căng thẳng, hormon này thậm chí không giảm xuống mà còn khiến bạn mất ngủ từ đó dẫn tới mệt mỏi.

Bệnh tim

Mệt mỏi có thể là dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề nào đó ở tim, loạn nhịp tim, bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim. Theo các nhà nghiên cứu ĐH Harvard (Mỹ), 71% phụ nữ mệt mỏi trong 1 tháng trước khi bị nhồi máu cơ tim và 43% trong khi có một cơn nhồi máu cơ tim nhẹ. Dấu hiệu quan trọng của chứng nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân đái tháo đường là hơi thở ngắn, mệt mỏi và không đau đớn. Nghiên cứu cho thấy, đa số phụ nữ bị đau tim đều cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ trước khi phát hiện mình mắc bệnh. Do vậy, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và khó thở khi tập thể dục hay khi leo cầu thang... thì bạn nên kiểm tra sức khỏe tim mạch.

Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp sản xuất ra các hormon quyết định tốc độ chuyển dưỡng của cơ thể. Nếu hormon tuyến giáp quá ít thì sẽ làm quá trình chuyển dưỡng chậm lại. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, da và tóc trở nên khô, xỉn và bạn có thể tăng cân do cơ thể chậm “đốt cháy” calo. Chân có cảm giác bị sưng và nhịp tim chậm lại. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi đến mức mà cơ thể bị suy nhược.

Bệnh đái tháo đường

Nếu bạn bị tiểu đường typ 1 hay typ 2 thì các tế bào trong cơ thể sẽ không có đủ năng lượng để thực hiện chức năng cơ bản. Chỉ một sự cố gắng nhỏ cũng đủ để làm bạn thấy mỏi mệt vô cùng.

Bệnh huyết áp

Huyết áp cao hay thấp đều gây mệt mỏi. Một số loại thuốc huyết áp cũng có thể gây mệt mỏi. Mệt mỏi cũng là một triệu chứng quan trọng cho thấy thận có vấn đề nào đó như chức năng lọc thải trục trặc khiến huyết áp tăng cao và gây ra bệnh thiếu máu, làm bạn thấy mệt mỏi. Huyết áp thấp thường khiến người mang bệnh bị hoa mắt, chóng mặt và luôn mệt mỏi.

Những bệnh liên quan tới sốt và viêm nhiễm

Hầu hết các viêm nhiễm đều làm bạn cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi, đặc biệt là khi chúng có kèm theo sốt. Nếu bệnh ở nội tạng như phổi, tủy xương... tình trạng mệt mỏi sẽ rất trầm trọng. Ví như các bệnh viêm phổi không triệu chứng (thường gặp ở người già), lao và viêm gan; và nếu bạn thường xuyên bị các bệnh về tai mũi họng như viêm mũi dị ứng, viêm amidan, họng hạt... sẽ khiến bạn luôn ốm vặt và mệt mỏi. Ngoài ra, nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì mệt mỏi cũng luôn là một triệu chứng rất phổ biến, nhất là khi bạn đang trong quá trình điều trị. Bạn nên nghỉ ngơi, uống thật nhiều nước và có một chế độ ăn uống lành mạnh để khắc phục chúng nhé!

Bệnh về khớp

Đặc điểm của các bệnh này kháng thể chống lại chính cơ thể. Sự tấn công của hệ miễn dịch gây suy kiệt năng lượng cơ thể. Bệnh về khớp gồm viêm khớp, thấp khớp, luput, sừng hóa da.

Những triệu chứng mệt mỏi không thể không đi khám

Nếu bạn mệt mỏi kèm theo các dấu hiệu sau đây thì cần gặp bác sĩ ngay vì những đợt mệt mỏi đột ngột có thể là dấu hiệu báo trước một bệnh nghiêm trọng nào đó:

Khi đau ngực, thở gấp, các cơ bắp trở nên yếu ớt. Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay trầm cảm nặng.

Hơi thở gấp, đặc biệt là khi bạn nằm xuống hay tập luyện, có thể là dấu hiệu của bệnh mạch vành hay các bệnh liên quan tới phổi.

Sụt cân đột ngột có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, tiểu đường, bệnh liên quan tới tuyến giáp, viêm nhiễm mạn tính.

Sốt và đổ mồ hôi đêm có thể là dấu hiệu của một viêm nhiễm nghiêm trọng; Da vàng hay xám hoặc mắt vàng có thể biểu hiện của thiếu máu hay viêm gan.

Nhìn 1 hóa 2, mắt mờ, nổi gân ở cổ, da mất cảm giác, đau ở vùng dạ dày, yếu cơ, lõm ở tay/nách/háng, xuất huyết... cũng cần đi khám ngay.

Mệt mỏi là khó khăn khi bắt đầu và duy trì hoạt động do thiếu năng lượng và kèm theo mong muốn nghỉ ngơi. Mệt mỏi thường gặp sau khi gắng sức, căng thẳng kéo dài, và thiếu ngủ.

Mệt mỏi xảy ra hầu hết là một phần của phức hợp triệu chứng, nhưng đôi khi nó xuất hiện đơn độc hoặc là một triệu chứng chính, mệt mỏi là một trong những triệu chứng phổ biến nhất.

Bệnh nhân có thể đề cập những triệu chứng quan trọng khác giống với mệt mỏi; và thường cần phải phân biệt chúng với triệu chứng mệt mỏi,bằng cách đặt câu hỏi chi tiết.

  • Buồn ngủ, một triệu chứng của các rối loạn gây mất ngủ (ví dụ: viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc ngứa kéo dài, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, và đôi khi viêm kết mạc, do phơi nhiễm với phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng khác. Chẩn đoán nhờ khai thác... đọc thêm , trào ngược thực quản Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) Cơ thắt thực quản dưới hoạt động kém hiệu quả khiến cho các phần bên trong dạ dày trào ngược vào thực quản gây đau bỏng rát. Trào ngược kéo dài có thể dẫn đến viêm thực quản, chít hẹp và trong... đọc thêm
    Người luôn mệt mỏi là bệnh gì năm 2024
    , rối loạn cơ xương gây đau, ngưng thở khi ngủ Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) bao gồm nhiều giai đoạn đóng một phần hoặc hoàn toàn đường hô hấp trên xảy ra trong khi ngủ và dẫn đến ngừng thở (được định nghĩa là khoảng thời gian ngưng... đọc thêm , bệnh mạn tính nặng), là cảm giác thèm ngủ mạnh bất thường. Thường gặp hiện tượng ngáp và ngủ gật vài giờ vào ban ngày. Bệnh nhân thường có thể nói sự khác biệt giữa ngủ gà và mệt mỏi. Tuy nhiên, sự thiếu ngủ do khó đi vào giấc ngủ có thể gây đau cơ và mệt mỏi, và nhiều bệnh nhân bị mệt mỏi có rối loạn giấc ngủ, do đó sự khác biệt giữa mệt mỏi và buồn ngủ có thể là khó khăn.

Mệt mỏi có thể được phân loại theo thời gian, chẳng hạn như sau:

  • Mệt mỏi gần đây: < 1 tháng
  • Mệt mỏi kéo dài: 1-6 tháng
  • Mệt mỏi mạn tính: > 6 tháng
  • 1. Wong TL, Weitzer DJ. Long COVID and Myalgic Encephalomyelitis/Chronic Fatigue Syndrome (ME/CFS)-A Systemic Review and Comparison of Clinical Presentation and Symptomatology. Medicina (Kaunas). 2021;57(5):418. Đã xuất bản ngày 26 tháng 4 năm 2021 doi:10.3390/medicina57050418

Hầu hết các bệnh cấp tính (và nhiều bệnh nhẹ) và mạn tính nghiêm trọng gây ra sự mệt mỏi. Tuy nhiên,một vài trong số này có các biểu hiện khác nổi bật hơn (ví dụ như đau, ho, sốt, vàng da) được bệnh nhân kể. Thảo luận này tập trung vào các rối loạn có thể biểu hiện chủ yếu là mệt mỏi.

Các rối loạn phổ biến nhất biểu hiện chủ yếu là mệt mỏi gần đây (kéo dài < 1 tháng) là

Nguyên nhân phổ biến nhất biểu hiện chủ yếu là mệt mỏi kéo dài (kéo dài 1-6 tháng) là

Nguyên nhân phổ biến nhất biểu hiện chủ yếu là mệt mỏi mạn tính (kéo dài > 6 tháng) là

  • Hội chứng mệt mỏi sau nhiễm vi rút
  • Thuốc

Một số yếu tố thường gây ra hoặc góp phần gây ra tình trạng mệt mỏi chính, thường là mệt mỏi kéo dài hoặc mạn tính (xem bảng ).

Người luôn mệt mỏi là bệnh gì năm 2024

Mệt mỏi có thể là cảm nhận rất chủ quan. Rất khác nhau giữa những bệnh nhân phụ thuộc vào những gì họ cho là mệt mỏi và cách mà họ mô tả. Cũng có vài cách để xác nhận một cách khách quan triệu chứng mệt mỏi hoặc cho biết mức độ nghiêm trọng của nó. Hỏi tiền sử và khám bệnh cần tập trung vào việc xác định các biểu hiện tinh tế của các căn bệnh tiềm ẩn (đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng, rối loạn nội tiết và thấp khớp, thiếu máu và trầm cảm) có thể được sử dụng để hướng dẫn kiểm tra.

Tiền sử bệnh hiện mắc bao gồm các câu hỏi mở về "mệt mỏi" là gì, lắng nghe những mô tả có thể nghĩ đến khó thở khi gắng sức, ngủ gà, hoặc yếu cơ. Nên cố gắng tìm ra được những mối quan hệ giữa mệt mỏi với hoạt động,nghỉ ngơi, như là hoàn cảnh khởi phát, thời gian diễn biến và cách diễn biến, và các yếu tố làm tăng hoặc giảm mệt mỏi.

Xem xét một cách hệ thống nên được kỹ lưỡng bởi vì các nguyên nhân tiềm ẩn của sự mệt mỏi là rất nhiều và đa dạng. Trong số các triệu chứng không đặc hiệu quan trọng là sốt, giảm cân và ra mồ hôi trộm về đêm (có thể nghĩ đến ung thư, rối loạn về thấp khớp hoặc nhiễm trùng). Cần khai thác tiền sử kinh nguyệt với đối tượng là phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ. Trừ khi có nguyên nhân rõ ràng, bệnh nhân nên được hỏi các câu hỏi từ bảng câu hỏi sàng lọc các rối loạn tâm lý (ví dụ: trầm cảm, lo lắng, rối loạn sử dụng ma túy, rối loạn dạng cơ thể, bạo lực gia đình).

Tiền sử bệnh trước đây nên giải quyết các rối loạn đã biết. Tiền sử lạm dụng chất bao gồm lạm dụng thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và các chất sử dụng trong giải trí.

Tiền sử xã hội cần phải gợi ra các mô tả về chế độ ăn uống, sử dụng ma túy và ảnh hưởng của sự mệt mỏi đến chất lượng cuộc sống, việc làm và các mối quan hệ xã hội và gia đình.

Các dấu hiệu sinh tồn cần được kiểm tra như sốt, nhịp tim nhanh, thở nhanh, và hạ huyết áp.

Khám tổng quát cần đặc biệt toàn diện, bao gồm khám toàn thân và khám bộ phận như tim, phổi, bụng, đầu và cổ, vú, trực tràng (bao gồm khám tuyến tiền liệt và xét nghiệm tìm hồng cầu trong phân), bộ phận sinh dục, gan, lá lách, hạch bạch huyết, khớp và da.

Kiểm tra hệ thống thần kinh cần kiểm tra tối thiểu các yếu tố sau: tình trạng tinh thần, thần kinh sọ, khí sắc, ảnh hưởng, sức mạnh,khối lượng và trương lực cơ, phản xạ gân xương và dáng đi.

Thông thường nếu mệt mỏi là của khởi phát gần đây,việc khám xét chi tiết hơn sẽ giúp tìm được nguyên nhân. Nếu mệt mỏi là mãn tính, khám xét thường không chắc tìm ra nguyên nhân; tuy nhiên, khám sức khoẻ toàn diện là một cách quan trọng để xây dựng mối quan hệ với bệnh nhân và thỉnh thoảng có ích cho chẩn đoán.

  • Giảm cân mãn tính
  • Sốt mãn tính hoặc ra mồ hôi trộm về đêm
  • Bệnh hạch bạch huyết toàn thể
  • Đau cơ hoặc đau
  • Các triệu chứng không phải mệt mỏi nghiêm trọng (ví dụ như ho ra máu,nôn máu, khó thở nặng, cổ trướng, lẫn, ý tưởng tự sát)
  • Sự tham gia của > 1 hệ thống cơ quan (ví dụ, phát ban kèm viêm khớp)
  • Đau đầu mới xuất hiện hoặc các loại đau đầu khác hoặc mất thị lực, đặc biệt là đau cơ, ở người lớn tuổi lớn hơn

Thông thường, mệt mỏi thường là một trong nhiều triệu chứng phức hợp hơn là mệt mỏi là triệu chứng duy nhất. Mệt mỏi tăng lên khi hoạt động và giảm đi khi nghỉ gợi ý một rối loạn thực tổn. Mệt mỏi xảy ra liên tục và không giảm bớt khi nghỉ ngơi, đặc biệt là thi thoảng cảm giác mất hết năng lượng, có thể chỉ ra rối loạn tâm lý.

Trong trường hợp không có dấu hiệu cờ đỏ, hỏi kỹ tiền sử, khám lâm sàng và xét nghiệm thường quy (cộng với các xét nghiệm định hướng chẩn đoán -xem ) nên làm đủ cho một đánh giá ban đầu. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính,nên theo dõi cẩn thận và khám lại khi cần thiết ; nếu mệt mỏi trầm trọng hoặc các triệu chứng và dấu hiệu khác phát triển, bệnh nhân cần được đánh giá lại.

Một số nguyên nhân có thể được xem xét đối với bệnh nhân bị mệt mỏi kéo dài hoặc mạn tính và được lựa chọn các dấu hiệu lâm sàng thông thường hoặc cụ thể khác.

Người luôn mệt mỏi là bệnh gì năm 2024

Xét nghiệm tập trung vào nguyên nhân nghi ngờ dựa trên kết quả khám xét lâm sàng. Nếu không có nguyên nhân rõ ràng hoặc nghi ngờ dựa trên kết quả khám xét lâm sàng, xét nghiệm thường không thể chẩn đoán được nguyên nhân. Tuy nhiên, nhiều bác sĩ lâm sàng khuyến cáo nên xét nghiệm những thông số dưới đây:

  • Công thức máu toàn phần
  • Ferritin
  • Tốc độ máu lắng (ESR)
  • Hormone kích thích tuyến giáp (TSH)
  • Hóa sinh máu, bao gồm xét nghiệm điện giải, glucose, canxi, và các xét nghiệm về thận và gan

Điều trị để giảm bớt mệt mỏi là hướng vào nguyên nhân.

Các phương pháp điều trị tiềm năng bao gồm vật lý trị liệu (ví dụ, liệu pháp tập thể dục theo mục tiêu) và hỗ trợ tâm lý (ví dụ, liệu pháp hành vi nhận thức). Tập trung vào việc cải thiện giấc ngủ và giảm đau cũng tỏ ra có lợi ích. Mục tiêu bao gồm trở lại làm việc và duy trì mức độ hoạt động bình thường.

  • Mệt mỏi là một triệu chứng thường gặp.
  • Mệt mỏi chủ yếu do rối loạn cơ thể gây ra thường tăng lên khi hoạt động và giảm đi khi nghỉ ngơi.
  • Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm ít có giá trị chẩn đoán nếu không có dấu hiệu lâm sàng gợi ý.

Điều trị sẽ thành công hơn nếu người thực hành điều trị chính là bệnh nhân và bệnh nhân là đối tượng hiểu biết.

Người mệt mỏi là triệu chứng của bệnh gì?

Đó có thể là triệu chứng của các bệnh suy tim, viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn. Bên cạnh đó, các bệnh về gan, thiếu máu, thiếu vitamin B12, béo phì hay suy dinh dưỡng cũng là những nguyên nhân gây ra mệt mỏi trong người.

Người mệt mỏi uể oải buồn ngủ nên uống gì?

Khi mệt trong người nên uống gì?.

Nước lọc. Phần lớn cơ thể là nước và nước có vai trò rất quan trọng, nước giúp cơ thể thanh lọc, giải độc và loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể. ... .

Uống nước trà xanh. ... .

Uống nước trái cây. ... .

Uống nước dừa. ... .

Sữa. ... .

Sử dụng thêm các thực phẩm chức năng..

Người mệt mỏi hay buồn ngủ là bệnh gì?

Mệt mỏi buồn ngủ là dấu hiệu thường gặp nhất của suy nhược thần kinh. Mặc dù bệnh nhân đã thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng tình trạng thể lực vẫn không hề cải thiện, thậm chí suy yếu hơn.

Người mệt mỏi nên ăn uống gì?

Những loại thực phẩm nên ăn khi mệt mỏi.

Bột yến mạch. Ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm đầy năng lượng. ... .

Các loại hạt. Các loại hạt được chứng minh là món ăn nhẹ tuyệt vời giúp giảm mệt mỏi. ... .

Các loại rau lá xanh. ... .

Trứng. ... .

Bột cà ri chứa nghệ ... .

Cá hồi. ... .

Các loại quả mọng. ... .

Chuối..