Người mất sau bao lâu thì được ra mộ

Người mất sau bao lâu thì được ra mộ

Sinh lão bệnh tử là quy luật tất yếu của cuộc sống. Đối mặt với cái chết là điều mà ai cũng sẽ phải trải qua. Dù biết là vậy, nhưng không ai là không tránh khỏi đau lòng khi vừa mất đi người thân. Vậy nên, nhiều người thường xuyên viếng thăm mộ phần của người thân khi người thân vừa với qua đời. Vậy có nên ta thăm mộ người mới mất, mới qua đời hay không? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Có nên ra thăm mộ người mới mất (mới qua đời) hay không

Nhiều người cảm thấy thương tiếc, nhớ nhung người thân vừa mới mất. Nên thường xuyên ra thăm mộ. Tôi nghĩ điều này là có thể. Bởi làm như vậy để nguôi ngoai bớt phần nào nỗi nhớ trong lòng người còn sống.

Tuy nhiên, khi đi thăm mộ nên đi vào ban ngày. Tránh đi ban đêm, bởi ban đêm thường khá lạnh lẽo. Nơi đặt mộ người mới mất thường có khá nhiều âm khí. Do vậy, nên đi vào ban ngày tránh bị nhiễm lạnh.

Ngoài ra, những người ốm yếu không nên thường xuyên thăm mộ người mới mất. Bởi có thể mộ phần của người mới mất, khi phân hủy thường có những luồng khí không tốt bốc lên. Có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người đến thăm.

Theo quan niệm truyền thống, ngoài các ngày lễ tết. Thì ngày thường nếu muốn đi thăm viếng mộ người thân vẫn có thể thăm viếng bình thường. Chỉ cần có thời gian, muốn đi thăm viếng mộ người thân thì có thể đi bất cứ lúc nào. Trước khi đi có thể chuẩn bị một ít đồ, hoa quả, bánh kẹo để viếng mộ, tưởng nhớ người thân đã mất.

>> Nhà có người mất nên kiêng không ăn uống gì

Những điều cần lưu ý khi đi thăm mộ, viếng mộ người đã mất

(1), Tránh đi viếng mộ vào thời gian âm khí nặng

Một ngày có 12 tiếng, buổi sáng giờ dần (từ 3 giờ đến 5 giờ sáng) mặt trời mới mọc. Buổi chiều giờ thân (từ 15 giờ đến 17 giờ), mặt trời xuống nùi. Từ giờ dần (3h – 5h) đến giờ mùi (13h – 15h) thuộc dương. Từ giờ thân (15h – 17h) đến giờ sửu (1h – 3h) thuộc âm.

Do vậy, thời gian đi thăm mộ người thân đã mất tốt nhất là từ 9h sáng cho đến 3 giờ chiều. Nếu không, đi thăm mộ vào những thời gian thuộc âm, âm khí nặng thường dễ bị trúng tà khí.

(2), Phụ nữ mang thai, trẻ em, người mắc bệnh, người yếu không nên đi thăm mộ người đã mất

Đối với phụ nữ mang thai, thai nhi vẫn còn ở trong bụng mẹ. Không nên đi thăm viếng mộ người mất. Bởi dễ ảnh hưởng tới thai nhi, khiến thai nhi chết yểu. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên đi thăm viếng mộ người mất. Bởi trẻ nhỏ dễ nhìn thấy những thứ không tốt mà người lớn không thấy. Dễ gây sợ hãi cho trẻ. Đối với những người bệnh tật ốm yếu, bản thân nguyên khí đã không đủ. Đi thăm mộ không những ảnh hưởng tới việc phục hồi nguyên khí. Mà còn dễ bị nhiễm tà khí. Do vậy, nên cố gắng ít lui tới những nơi như vậy.

(3), Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt

Phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt tốt nhất không nên đi thăm mộ người thân. Nhất là sau ba giờ chiều. Những người có thể chất yếu, cũng không nên đi cùng.

Theo quan niệm dân gian xưa thì nếu trong gia đình có người mất. Thì khoảng 49 ngày này sẽ có nhiều sự kiện tâm linh, bí ẩn có thể xảy ra. Do đó mà lời khuyên của nhiều người đó là trong thời gian này thì nên hạn chế ra mộ. Vậy cụ thể tại sao trong vòng 49 ngày không được ra mộ? Những điều gì cần lưu ý để tránh những điều không hay xảy ra thì cùng Dankocity tìm hiểu thêm nhé!

Xem thêm:  Bài cúng cơm trong 49 ngày, văn khấn cũng cơm 49 ngày

Xem thêm: Nhà có người mang bầu có nên bốc mộ hay không?

Trong thời gian 49 ngày có nên ra mộ không?

Người mất sau bao lâu thì được ra mộ

Trong thời gian 49 ngày có nên ra mộ không?

Theo quan niệm của ông bà ta từ ngày xưa thì một tục lệ truyền thống đã có từ bao đời. Nhằm cầu cho linh hồn của người đã mất sớm được đầu thai đó là mở cửa mả. Tục lệ mở cửa mả thường diễn ra sau khi người thân của gia chủ đã được hạ huyệt được 3 ngày kể từ ngày chôn cất. Với những công việc thờ cúng như: cúng ra mộ, cúng mở cửa mả… là điều mà người nhà nên làm đối với những người đã khuất.

Tuy nhiên, cũng có nhiều điều thắc mắc rằng sau ngày mở cửa mả. Những người trong gia đình có nên ra mộ thân nhân đã mất của mình hay không? Câu trả lời chính là không! Các chuyên gia tâm linh cũng như phong thủy cho rằng. Các gia đình có người mất thì nên hạn chế lại gần ngôi mộ chôn cất. Của người cõi âm mới ra đi trong khoảng 49 ngày để có thể tránh những điều không may. Việc hạn chế ra mộ trong khoảng thời gian 49 ngày là vô cùng quan trọng. Cho dù gia đạo có đau buồn để tang người đã khuất đến đâu thì cũng không nên đi ra mộ trong thời gian này.

Khi người thân trong gia đình ra đi, phần lớn mọi người sẽ thắc mắc ” Tại sao trong vòng 49 ngày không được ra mộ “. Bởi vì đây là khoảng thời gian cúng cửa mả nên sẽ có rất nhiều điềm báo và vấn đề tâm linh có thể diễn ra.

Theo những thầy tâm linh và phong thủy thì trong vòng 49 ngày kể từ ngày hạ huyệt. Vong hồn của những người đã khuất vẫn luôn ở xung quanh mộ phần của họ. Họ không nghĩ rằng mình đã chết nên còn vương vấn và muốn ở lại nhân gian. Nếu người thân trong gia đình liên tục ra mộ, khóc lóc vô tình sẽ gây nên sự luyến tiếc. Níu kéo giữa người âm và người dương. Điều này sẽ khiến linh hồn của họ luyến tiếc. Chấp niệm và không chịu đầu thai. Họ muốn được ở lại cùng người thân trong gia đình.

Những trường hợp linh hồn không chịu siêu thoát và muốn ở lại nhân gian. Người đã mất sẽ trở thành một linh hồn long dong, không nơi trú ngụ. Việc này sẽ còn ảnh hưởng đến tâm lý. Tinh thần cũng như sức khỏe của người thân trong gia đình.

Do đó, cho dù có tiếc thương người đã mất độ nào đi chăng nữa. Trong vòng 49 ngày mọi người không nên ra thăm mộ ngay. Trừ những trường hợp bắt buộc. Điều quan trọng mà mọi người cần làm đó là niệm phật, hương khói, thờ cúng. Để giúp linh hồn của người đã khuất sẽ an vị, siêu thoát sớm đầu thai. Đồng thời tâm hồn của người thân trong gia đình cũng trở nên nhẹ nhõm bình an hơn rất nhiều.

Những điều kiêng kỵ trong vòng 49 ngày

Người mất sau bao lâu thì được ra mộ

Những điều kiêng kỵ trong vòng 49 ngày

Không nên la khóc to tiếng

Cần chú ý rằng người thân có thể khóc lúc đưa tiễn khi chưa được khâm niệm. Tuy nhiên, sau đó khi về nhà thì không nên la khóc to tiếng, điều này làm ảnh hưởng đến việc người đã khuất không siêu thoát được.

Trong vòng 49 ngày thì người đã khuất họ không nghĩ rằng mình đã chết. Linh hồn vẫn ở trong nhà, lạnh lẽo và muốn trở lại với nhân gian. Do vậy gia đình cần niệm phật, người thân cùng nhau trợ niệm. Bên cạnh bàn thờ cần phải có đèn nhang đầy đủ. Điều này sẽ giúp cho người đã khuất mau siêu thoát để sớm được đầu thai.

Ăn chay – cách gia đình tích đức, cầu siêu cho người đã khuất

Từ trước tới nay, việc ăn chay 49 ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người đã mất và người sống. Đặc biệt, đối với những người đã mất, thời gian đầu thai sang kiếp khác sẽ phụ thuộc vào nghiệp khi sinh thời. Cho nên khi họ ra đi, việc ăn chay của gia đình sẽ giúp giải bớt nghiệp họ đã tụ trong đời. Thêm nữa việc làm này còn giúp hồi hướng công đức cho người quá cố để họ có thể nương tựa nơi cửa Phật, sớm được đầu thai.

Ăn chay còn là cách để người thân trong gia đình bạn thành tâm cầu nguyện và thể hiện được tấm lòng tôn kính, tưởng nhớ đến người đã khuất của mình. Như vậy cũng giúp cho vong linh của người đã khuất họ sẽ cảm thấy được nhớ đến, được tin tưởng và ra đi thanh thản hơn.

Không mặc quần áo, nằm và sử dụng đồ của người đã khuất

Quần áo, giường chiếu, dụng cụ nấu ăn là những vật dụng gần gũi nhất với người đã chết khi còn sống. Do vậy mà dù ở thế giới bên kia thì họ cũng sẽ luôn ghi nhớ những món đồ này. Khi thấy có người sử dụng những đồ đó, vong linh người chết có thể sẽ quay lại đòi, hành cho ốm đau hoặc là bắt đi.

Chính vì vậy các bạn cần ghi nhớ rằng không nên sử dụng đồ đạc của người đã khuất. Ở một vài nơi, họ còn đốt hết quần áo, giường chiếu và những thứ quen thuộc của người chết với hy vọng người đã mất sẽ có thể nhận được nó ở thế giới bên kia.

Nên kiêng việc trùng bảy trong ngày đốt bảy

Kể từ ngày người thân mất đi, thì trong khoảng thời gian tang gia 7 ngày, gia đình sẽ hóa vàng mã tế điện một lần, tổng cộng là bảy bảy bốn chín ngày. Thông thường sẽ là: Đầu bảy, hai bảy, tam bảy…

Vì con người thường quan niệm có 3 hồn bảy vía, mỗi năm đi một hồn, bảy ngày đi một phách, ba năm hồn tẫn và bốn chín ngày phách tan. Nhưng nếu những ngày đốt bảy mà lại trùng với 7,17,27 âm lịch thì được coi là trùng bảy. Do vậy người thân phải để ý và kiêng kỵ.

Hạn chế đến các đám, hội

Đối với quan niệm của dân gian xưa, gia đình có đại tang thì tất cả những thành viên đều phải kiêng kỵ đến nơi có đình đám hay hội hè. Điều này sẽ mang đến sự lạnh lẽo, không may mắn cho các bữa tiệc.

Kiêng sát sinh trong vòng 49 ngày

Một điều cấm kỵ khác trong thời gian 49 ngày đó là gia đình người chết không được giết, mổ động vật. Điều này có thể tạo thêm nghiệp cho người đã mất, đồng thời khiến họ không thể siêu thoát được và bị oan ức.

Không lấy vợ, chồng khi để tang cha mẹ

Quan niệm từ xưa khi gia đình mà ba mẹ mất thì con cái thường phải để tang ba năm. Trong thời gian này, mọi người không kết hôn. Bởi nếu không, bạn sẽ phạm phải tội bất hiếu với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Việc kiêng kỵ này lúc tưởng nhớ không còn cảm giác nặng nề như xưa nhưng nhiều gia đình thường sẽ không cho cưới hỏi, cưới xin cho con cái trước ngày giỗ đầu của người đã khuất.

Những lưu ý khi có người thân lâm chung

Nên để đèn sáng liên tục

Người mất sau bao lâu thì được ra mộ

Nên để đèn sáng liên tục

Hãy bật đèn sáng liên tục để họ có thể thấy một con đường sáng trong bóng tối. Điều này hy vọng sẽ giúp họ trên con đường sắp đi sẽ có một chút ánh sáng.

Tư thế nằm đúng

Đầu tiên gia đình phải để họ nằm ở tư thế cát tường, với tư thế này sẽ có thể giúp họ bớt nghiệp duyên và không bị đọa xuống địa ngục.

Không được di chuyển thân thể

Tuyệt đối không nên di chuyển thân thể của người vừa tắt thở. Lúc này thần thức của người mất vẫn chưa rời khỏi cơ thể, các khí mạch nhỏ bên trong cơ quan nội tạng vẫn đang tiếp tục tiếp diễn. Có thể là chưa hoàn toàn mất. Do đó nếu cố tình di chuyển sẽ khiến họ cảm thấy đau khổ.

Giữ yên tĩnh trong tang gia

Sau khi người thân của bạn đã tắt thở, bạn không nên động vào thân thể của họ. Hãy làm mọi việc hết sức nhẹ nhàng, bình tĩnh, yên lặng. Tiếng đọc kinh niệm phật cũng nên nhỏ nhẹ, không nên quá lớn.

Việc thiện cuối cùng

Khi người mất, bạn hãy mang theo ba thứ mà người đã khuất yêu quý và thường dùng khi còn sống. Đồng thời, nói rõ cho người đã khuất hiểu rằng bạn đã làm điều này là vì điều gì. Việc làm này rất tốt, đem lại sự an ủi cho linh hồn người chết. Ý thức của họ sẽ tốt hơn, những việc làm tốt cuối cùng sẽ có thể dẫn dắt người đã khuất đi theo con đường tốt sau khi đầu thai.

Đừng bao giờ nói cho người đã khuất biết là họ đã để lại bao nhiêu tài sản. Khiến họ tiếc số của cải và lưu luyến những người thân trong gia đình. Như vậy, chỉ khiến họ tăng thêm nghiệp chướng. Và đi vào con đường ác cũng như khó lòng mà siêu thoát được.

Tổng kết

Những thông tin ở trên đã giúp các bạn có thể lý giải được rằng: Tại sao trong vòng 49 ngày không được ra mộ? Cũng như biết được những lưu ý cho người thân trong thời gian 49 ngày. Có người mất để giúp tâm hồn được thanh thản và có ích hơn cho những người đã khuất.