Nguồn tai nguyên hóa thạch hiện tại còn bao nhiêu năm 2024

Năng lượng tái tạo là những nguồn năng lượng hay phương pháp khai thác năng lượng mà nếu theo các tiêu chuẩn đo lường là vô hạn. Vô hạn có nghĩa là nguồn cung cấp không hạn chế do năng lượng tồn tại nhiều đến mức không thể cạn kiệt do sử dụng của con người (như năng lượng gió, năng lượng mặt trời) hoặc năng lượng có khả năng tự tái tạo trong thời gian ngắn và liên tục như năng lượng sinh khối.

Năng lượng tái tạo là năng lượng tự nhiên mà nguồn cung cấp không hạn chế. Năng lượng tái tạo khác với các nguồn năng lượng hữu hạn, bị giảm dần và cạn kiệt cùng với quá trình khai thác và sử dụng của con người, cần phải có những điều kiện tự nhiên và khoảng thời gian vô cùng dài để tọa ra. Các nguồn năng lượng không tái tạo như than đá hay dầu mỏ. Các nguồn năng lượng hạt nhân do con người tổng hợp và tạo ra không thuộc loại năng lượng tái tạo.

Tại Việt Nam, các nguồn năng lượng tái tạo phát điện được sản xuất từ các nguồn như thủy điện nhỏ, gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, sinh khối, khí chôn lấp rác thải, khí của nhà máy xử lý rác thải và khí sinh học.

Các nguồn năng lượng tái tạo chủ yếu bao gồm:

- Năng lượng mặt trời được tạo ra do dòng bức xạ điện xuất phát từ mặt trời đến trái đất. Con người có thể trực tiếp thu lấy năng lượng này thông qua hiệu ứng quang điện, chuyển năng lượng các photon của mặt trời thành điện năng, như trong pin mặt trời. Hoặc gián tiếp tiếp nhận các nguồn năng lượng mặt trời thông qua quá trình sinh học tự nhiên.

- Năng lượng thủy điện được tạo ra từ các dòng chảy tự nhiên của sông suối cũng có thể được khai thác để tạo ra các chuyển động cơ học hoặc chuyển hóa thành năng lượng điện nhờ máy phát điện. Năng lượng thủy điện được tạo ra khi dòng nước chảy qua tua bin của đập thủy điện để tạo ra điện năng.

- Năng lượng địa nhiệt là năng lượng nằm dưới vỏ trái đất. Năng lượng địa nhiệt thường gặp nhất là dung nham núi lửa. Năng lượng địa nhiệt có nguồn gốc từ sự hình thành trái đất, từ hoạt động phân hủy phóng xạ của các khoáng vật và từ năng lượng mặt trời được hấp thụ tại bề mặt trái đất. Năng lượng địa nhiệt được sử dụng bằng cách sử dụng hơi nước nóng từ dưới bề mặt trái đất để cung cấp năng lượng nhiệt, được dùng để phát điện. Các giếng địa nhiệt có khuynh hướng giải phóng khí thải nhà kính, nhưng sự phát thải này thấp hơn nhiều so với phát thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch thông thường và bị giữ dưới sâu trong lòng đất nên giảm thiểu tác động đến sự tăng nhiệt độ trên trái đất.

- Năng lượng biển là năng lượng từ đại dương gồm có năng lượng sóng, năng lượng dòng biển, năng lượng thủy triều. Năng lượng thủy triều được tạo ra do trường lực hấp dẫn của mặt trăng cộng với trường lực quán tính ly tâm không đều của trái đất dẫn đến mực nước biển dâng lên, hạ xuống trong ngày tạo ra hiện tượng thủy triểu. Sự dâng lên, hạ xuống của nước biển làm chuyển động các máy phát điện. Năng lượng cơ học đại dương sử dụng hệ thống tua bin kết hợp dòng chảy của thủy triều để tạo ra năng lượng.

- Năng lượng gió tạo ra từ động năng của không khí di chuyển trong bầu khí quyển của trái đất. Năng lượng gió là một hình thức gián tiếp của năng lượng mặt trời. Năng lượng gió được con người khai thác để tạo ra các chuyển động cơ học hoặc chuyển hóa thành năng lượng điện nhờ máy phát điện.

- Năng lượng hydro có thể được sử dụng làm nhiên liệu hoặc để sản xuất điện. Tuy nhiên cần được kết hợp với các nguyên tố khác vì không thể tự nhiên xuất hiện dưới dạng khí. Đây là nhiên liệu đốt sạch, ít gây ô nhiễm môi trường hơn các loại nhiên liệu hóa thạch khác để đốt như dầu mỏ, than đá. Hiện nay năng lượng hydro được ứng dụng trong pin nhiên liệu và là nguồn năng lượng cho một số loại động cơ điện.

- Năng lượng sinh khối là năng lượng tái tạo có nguồn gốc từ một chất hữu cơ có trong thực vật hay được tạo ra từ vi sinh vật sống. Đa số là từ các cây trồng hay vật liệu có nguồn gốc từ thực vật được xem là nguồn năng lượng tái tạo. Năng lượng sinh khối có thể dùng trực tiếp, gián tiếp, một lần hay chuyển thành dạng năng lượng khác như nhiên liệu sinh học. Sinh khối có thể chuyển thành năng lượng theo cách chuyển đổi nhiệt, chuyển đổi hóa học và chuyển đổi sinh hóa.

1.2. Đặc điểm, vai trò của năng lượng tái tạo

* Năng lượng tái tạo có thế được phân loại như sau:

- Năng lượng điện: bao gồm năng lượng điện gió, năng lượng điện mặt trời, năng lượng điện khí sinh học, năng lượng điện thủy điện, năng lượng điện địa nhiệt.

- Năng lượng nhiên liệu sinh học bao gồm năng lượng nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ động vật, năng lượng nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ thực vật.

- Năng lượng khí sinh học gồm năng lượng khí hydrocacbon, hydro, methanol.

* Đặc điểm của năng lượng tái tạo:

- Là nguồn năng lượng có thể tái tạo được.

- Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường, thiên nhiên và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường.

- Năng lượng tái tạo phong phú và đa dạng như gió, mặt trời, thủy triều…

- Năng lượng tái tạo có độ bền cao, sử dụng miễn phí, chi phí bảo dưỡng thấp.

- Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo sẽ tiết kiệm điện năng cho hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà máy.

* Chính sách của nhà nước đối với phát triển năng lượng tái tạo:

- Chính sách trợ cấp của nhà nước đối với nhiên liệu hóa thạch sẽ làm cho năng lượng tái tạo khó cạnh tranh với các sản phẩm năng lượng truyền thống trên thị trường.

- Khung pháp lý và các chính sách khuyến khích phát triển, đầu tư cho năng lượng tái tạo còn hạn chế.

- Thị trường vốn cho đầu tư phát triển năng lượng tái tạo chưa được chú ý, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để phát triển các dự án năng lượng tái tạo.

- Các cơ quan hoạch định chính sách, cũng như các doanh nghiệp, người tiêu dùng chưa thực sự nhận thức được đầy đủ về lợi ích, chi phí và ứng dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất và đời sống.

- Thông tin về sản phẩm, thị trường, tài nguyên năng lượng tái tạo không đầy đủ nên ảnh hưởng tới quyết định đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp.

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực năng lượng tái tạo chưa được mở rộng và gắn kết trong việc chuyển giao công nghệ và đầu tư vốn trong sản xuất năng lượng tái tạo.

* Vai trò của năng lượng tái tạo:

- Giảm thiểu tiêu thụ nguồn tài nguyên hóa thạch: phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên hóa thạch như dầu, than và khí tự nhiên. Nguồn tài nguyên không tái tạo có sự hữu hạn nên sẽ bị cạn kiệt nếu sử dụng quá nhiều. Phát triển năng lượng tái tạo có thể tận dụng ánh nắng mặt trời, sức gió, nước và nguồn năng lượng sinh khối. Từ đó giúp bảo vệ môi trường và đảm bảo nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt và vẫn duy trì đến tương lai.

- Bảo vệ môi trường, giảm phát thải các bon: Năng lượng tái tạo không tạo ra khí thải carbon dioxide (CO2) và các chất gây ra hiện tượng hiệu ứng khí nhà kính. Khi chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió… sẽ giảm lượng khí thải có hại cho môi trường, giảm ô nhiễm môi trường và bảo vệ thiên nhiên, nguồn không khí, nguồn nước, bảo vệ môi trường sống của con người

- Phát triển kinh tế, xã hội: Phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo sẽ tạo ra nhiều việc làm thúc đẩy phát triển kinh tế. Đầu tư cho phát triển năng lượng tái tạo sẽ mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh, phát triển các lĩnh vực liên quan đến phát triển kinh tế xanh, công nghệ xanh. Từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững.

- Góp phần vào an ninh năng lượng: Sử dụng nhiều loại năng lượng tái tạo khác nhau như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối giúp tạo ra sự đa dạng trong nguồn cung cấp năng lượng. Từ đó giúp giảm rủi ro trong vấn đề an ninh năng lượng, kiểm soát được nguồn năng lượng cung cấp trong sản xuất, đời sống.

- Thúc đẩy đổi mới công nghệ: năng lượng tái tạo không ngừng phát triển và yêu cầu sự đổi mới công nghệ. Để nâng cao hiệu suất và ứng dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo cần đầu tư vào phát triển công nghệ trong sản xuất năng lượng tái tạo. Từ đó tận dụng được tối đa các nguồn năng lượng tái tạo và giúp thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Nhìn chung năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững. Giảm tiêu thụ nguồn tài nguyên hóa thạch sẽ giảm khí thải các bon, giảm ô nhiễm và đóng góp vào an ninh năng lượng, tạo việc làm cho xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế và đổi mới công nghệ. Phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, phát triển theo hướng bền vững trong tương lai.

2. Sự cần thiết giảm phát thải các bon và mục tiêu phát thải ròng bằng không (Net Zero) vào năm 2050

Biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên của trái đất trở thành một trong những mối nguy hại lớn nhất đối với con người trong thế kỷ 21. Nguồn gốc của biến đổi khí hậu toàn cầu chủ yếu do đốt cháy nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí tự nhiên dẫn đến quá trình phát thải khí CO2 và tăng hiệu ứng khí nhà kính, làm ô nhiễm và nóng lên bầu khí quyển. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu không thực hiện các giải pháp giảm mức độ sử dụng nhiên liệu hóa thạch thì nồng độ CO2 trong khí quyển sẽ đạt mức 700-900 ppm vào năm 2100, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu từ 3 đến 5oC vào năm 2100.

Biến đổi khí hậu sẽ gây nên hậu quả rất lớn, đe dọa sự sống của con người trên trái đất như tình trạng hạn hán, lũ lụt, suy giảm nguồn tài nguyên, dịch bệnh, ô nhiễm không khí, cạn kiệt năng lượng tự nhiên. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã không ngừng nỗ lực giảm thiểu nồng độ các bon, khí nhà kính. Có nhiều thỏa thuận, chương trình hành động trên quy mô toàn cầu được cam kết thực hiện như Nghị định thư Kyoto (1997), cơ chế phát triển sạch (CDM), thỏa thuận Paris (2015)…Đặc biệt là cam kết về cắt giảm khí CO2 trong Hội nghị lần thứ 26 Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Các nước khi tham gia hội nghị COP26 đã cam kết giảm phát thải ròng bằng không vào năm 2050 (Net Zero), mục tiêu đặt ra đến năm 2050 mức phát thải sẽ bằng mức hấp thụ khí nhà kính nhằm đảm bảo mức gia tăng nhiệt độ trái đất vào năm 2100 sẽ không quá 1,5oC.

Cam kết đáp ứng yêu cầu giảm phát thải các bon về không vào năm 2050 sẽ giúp cho việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, giảm chi phí tái chế chất thải, bảo vệ môi trường. Hiện nay, việc chuyển đổi nền kinh tế sử dụng năng lượng hóa thạch, phát thải CO2 sang nền kinh tế sử dụng năng lượng tái tạo, phát thải các bon thấp trở thành xu hướng toàn cầu và được nhiều quốc gia quan tâm thực hiện.

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu với mục tiêu phát triển nền kinh tế các bon thấp, tăng trưởng xanh, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh năm 2012 đề ra mục tiêu tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các bon thấp, giảm phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành tiêu chí bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam cam kết chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, không xây dựng nhà máy điện than mới sau năm 2030 và loại bỏ năng lượng điện than vào năm 2040. Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 của Chính phủ về giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-zôn. Ngày 27/7/2022, Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050” với mục tiêu tổng quát là chủ động thích ứng hiệu quả, giảm nhẹ mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự nóng lên của trái đất là sự phát thải các bon từ sản xuất điện và nhiệt, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch tạo ra lượng khí thải rất lớn trên toàn cầu. Điện chủ yếu được tạo ra bằng cách đốt than, dầu hoặc khí đốt, tạo ra carbon dioxit và nito oxit, những loại khí nhà kính mạnh đang bao trùm trái đất và giữ lại nhiệt của mặt trời. Một phần tư lượng điện trên toàn cầu được sản xuất từ năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Năng lượng tái tạo khác với nhiên liệu hóa thạch, sẽ thải ra rất ít và không thải ra khí các bon và các chất gây ô nhiễm không khí.

3. Xu hướng chuyển đổi sang năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải khí các bon

Phát triển nguồn năng lượng tái tạo chiếm vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Việc tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên như năng lượng mặt trời, nước, gió… góp phần làm giảm tác động của hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch sẽ góp phần vào phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí các bon:

- Giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là việc làm mang tính cấp thiết hiện nay. Những năm trước đây, tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch chiếm tới 67% tổng tiêu dùng năng lượng, trong đó tiêu dùng các sản phẩm dầu chiếm 41%, than chiếm 10,5% và khí tự nhiên 15,5%. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu. Trong đó than là nhiên liệu chứa hàm lượng các bon nhiều nhất nên ảnh hưởng nặng nề tới môi trường khi sử dụng than trong sản xuất và đời sống.

- Năng lượng tái tạo như thủy điện, gió, mặt trời, nhiên liệu sinh học được sử dụng chiếm khoảng 15% trước đây. Đến nay việc sử dụng năng lượng tái tạo đã tăng rất nhiều lên nhờ cải tiến công nghệ, từ đó làm giảm chi phí năng lượng tái tạo. Việc sử dụng năng lượng tái tạo ngày càng tăng có tác động lớn đối với lượng phát thải CO2, trong đó phần lớn do chuyển đổi sang năng lượng tái tạo trong ngành điện.

- Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các biện pháp để kiểm soát và hạn chế phát thải khí nhà kính như (1) Loại bỏ trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch sẽ làm giảm phát thải khí nhà kính xuống khoảng 10-15%; (2) Trợ cấp cho năng lượng tái tạo và chủ yếu tập trung vào ngành điện, giao thông; (3) Đánh thuế các bon đối với nhiên liệu hóa thạch đang được áp dụng nhiều ở một số nước Châu Âu và một số quốc gia, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia vào thị trường này nhằm giảm phát thải khí các bon với mục tiêu đạt Net zero vào năm 2050 như cam kêt trong COP26; (4) Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và người dân hướng tới việc giảm phát thải các bon từ 3,5 đến 5 tỷ tấn vào năm 2030 giảm 8% so với hiện nay.

4. Một số giải pháp chuyển đổi năng lượng trong bối cảnh hiện nay

- Phát triển các nhà máy thủy điện đạt tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, phát huy tối đa hiệu quả sử dụng năng lượng nước. Tập trung đầu tư phát triển các nhà máy điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà, điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, điện sinh khối, phát triển công nghệ nhiên liệu hydro, amoniac, công nghệ năng lượng thủy triều, sóng biển. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ các ngồn năng lượng tái tạo chiếm khoảng 33% tổng sản lượng điện phát ra và năm 2050 tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo chiếm 55% tổng sản lượng điện.

- Giảm tỉ trọng sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch, giảm các dự án nhiệt điện than, áp dụng công nghệ chuyển đổi sang nhiên liệu sạch, không phát thải đối với các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch, giảm tối đa lượng nhiên liệu hóa thạch trong phát điện. Có thể phát triển điện hạt nhân với công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn trong tương lai.

- Phát triển lưới điện thông minh, bảo đảm độ ổn định và tích hợp năng lượng tái tạo trong hệ thống điện với tỷ lệ cao. Nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối năng lượng để tăng hiệu quả, giảm tổn thất và hỗ trợ tích hợp hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo. Ứng dụng công nghệ thu giữ, lưu trữ các bon cho các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và các cơ sở sản xuất.

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, các giải pháp về công nghệ đột phá. Thúc đẩy chuyển đổi sang năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, thương mại và dân dụng. Tăng sử dụng năng lượng hiệu quả, hiệu suất cao, từng bước sử dụng hydro thay thế than trong công nghiệp luyện kim, trong các ngành dịch vụ, thương mại. Điện khí hóa nông nghiệp và sử dụng hiệu quả năng lượng trong các thiết bị sử dụng trong sản xuất nông nghiệp.

- Sử dụng những vật liệu ít phát thải khí nhà kính trong xây dựng, các giải pháp làm mát, làm xanh, sử dụng vật liệu tái chế. Ngoài ra áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng hiệu quả năng lượng, phát triển các mô hình sáng tạo trong sản xuất thiết bị làm mát, điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng. Nâng cao hiệu suất năng lượng của thiết bị, sử dụng năng lượng tái tạo cho hệ thống cung ứng, bảo quản lạnh, các kho lạnh…

- Đa dạng hóa sản phẩm thiết bị chuyển đổi năng lượng tái tạo. Các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư mạnh vào công nghệ để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, tăng tỷ trọng các loại hình điện năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió, thủy điện, năng lượng thủy triều…, tận dụng các nguồn phát điện sạch như điện sinh khối, điện rác, nhiên liệu sinh học bổ sung vào hệ thống lưới điện quốc gia. Ngoài ra, cần lưu trữ năng lượng như thủy điện tích năng, pin tích năng quy mô lớn, pin nhiên liệu phương tiện giao thông vận tải nhằm thay thế các phương tiện truyền thống như sử dụng dầu mỏ, khí đốt.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường năng lượng. Cần bố trí, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và lao động, phân công lao động phù hợp với công việc, đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật về năng lượng tái tạo và thị trường năng lượng tái tạo. Tăng cường năng lực tự chủ dho doanh nghiệp về quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược. Cần chú trọng đến chiến lược cạnh tranh và những kỹ năng quản trị rủi ro, phân tích kinh doanh, dự báo và định hướng phát triển.

- Nâng cao vai trò của Hiệp hội năng lượng Việt Nam làm cầu nối tích cực và hữu hiệu giữa Nhà nước và các doanh nghiệp trong các hoạt động phát triển năng lượng tái tạo. Đầu tiên cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên trách trong các hoạt động cung cấp thông tin thị trường, phổ biến các quy định, chính sách của nhà nước trong việc phát triển năng lượng tái tạo, góp ý đối với các dự thảo văn bản pháp luật của Chính phủ về các vấn đề liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo. Hiệp hội cần nghiên cứu đề xuất Chính phủ sớm ban hành cơ chế về phí, giá khuyến khích phát triển các nguồn làm dự phòng cho điện gió, điện mặt trời như pin lưu trữ năng lượng, các nguồn dự phòng linh hoạt, thủy điện tích năng, cơ chế giá riêng với các lưới truyền tải năng lượng tái tạo./.

Nhiên liệu hóa thạch có nguồn gốc từ đâu?

Nhiên liệu hóa thạch được hình thành từ quá trình phân hủy kỵ khí của xác các sinh vật, bao gồm thực vật phù du và động vật phù du lắng đọng xuống đáy biển (hồ) với số lượng lớn trong các điều kiện thiếu oxy, cách đây hàng triệu năm.

Tại sao hiện nay các nguyên liệu hóa thạch được khuyến cáo hạn chế sử dụng trên toàn thế giới?

Gây ô nhiễm đất và nước: Nhiên liệu hóa thạch thường chứa nhiều loại tạp chất mà chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn. Do vậy, khi đốt nhiên liệu hóa thạch có thể tạo ra axit sunfuric, nitric và cacbonic gây nên mưa axit hủy hoại môi trường đất.

Năng lượng hóa thạch được hình thành như thế nào?

Năng lượng hóa thạch là năng lượng được sinh ra từ các tài nguyên hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên được hình thành nhờ sự phân hủy xác động thực vật qua hàng triệu năm.

Năng lượng từ than đá là gì?

Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu đen hoặc đen và thường xuất hiện ở các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc mạch mỏ. Nó được đốt để lấy nhiệt và đây là nguồn năng lượng lớn nhất để sản xuất điện. Thành phần chính của than đá là cacbon và có một số nguyên tố khác như hydro, oxy, nito, lưu huỳnh.