Nguyên nhân gian lận báo cáo tài chính

Sai sót và gian lận trong báo cáo tài chính là điều chắc chắn bạn sẽ gặp trong quá trình kiểm toán các doanh nghiệp. Đã có không ít doanh nghiệp phá sản dù trước đó họ công bố báo cáo tài chính với các chỉ tiêu rất tốt. Nguyên nhân dẫn tới sự phá sản này chủ yếu do sự gian lận trong hoạt động tài chính của các công ty. Vậy làm sao để phân biệt giữa gian lận và sai sót trong báo cáo tài chính và các ví dụ điển hình của sai sót là gì? Cùng SAPP tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Làm Sao Để Phân Biệt Giữa Gian Lận Và Sai Sót

Khi bạn phát hiện ra một lỗi sai trên báo cáo tài chính trong một cuộc kiểm toán, bạn chắc chắn phải chịu trách nhiệm cho việc đánh giá lỗi sai đó để điều chỉnh báo cáo tài chính. Việc quan trọng luôn bao gồm xem xét lỗi sai này có bản chất là gian lận hay sai sót đế đánh giá trọng yếu. Gian lận là khi kiểm toán viên tìm thấy bằng chứng chứng minh tính “cố ý” của hành động trong lỗi sai. Sai sót là khi kiểm toán viên tìm thấy bằng chứng mang tính “vô ý” của tác nhân. Tuy nhiên, ranh giới giữa sai sót và gian lận đôi khi vô cùng mong manh. SAPP hy vọng qua bài viết có thể cung cấp cho các bạn cách phân biệt gian lận và sai sót rõ ràng nhất.

Một Vài Ví Dụ Điển Hình Của Sai Sót

Phân loại nhầm chi phí: Chi phí quảng cáo lại được ghi nhận vào chi phí khấu hao vì 02 tài khoản này có số hiệu gần giống nhau nên kế toán đã ghi nhận nhầm.

Ước tính kế toán và ghi nhận chưa hợp lý cho chi phí nợ xấu: Người chịu trách nhiệm ước tính đơn giản là chưa theo sát với thực tế. Theo nguyên tắc thận trọng, mỗi kỳ kế toán đều cần lập dự phòng cho những khoản doanh thu mà có khả năng không đòi được. Nếu người lập báo cáo tài chính không hiểu hết được tình hình, chuyện sai sót là điều dễ hiểu.

Áp dụng sai các nguyên tắc kế toán: Ghi nhận giá trị của tài sản theo giá gốc thay vì giá trị thị trường. Chưa cập nhật các chuẩn mực và thông tư kế toán mới dẫn đến áp dụng sai phương pháp tính giá của hàng tồn kho từ nhập trước xuất trước sang nhập sau xuất trước.

Gian lận xảy ra khi ai đó cố tình đưa ra các dữ liệu nhằm lừa người sử dụng thông tin. Gian lận trong doanh nghiệp thường bao gồm 02 loại chính:

Làm giả báo cáo tài chính: Người làm quản lý thường lạm quyền để sửa các thông tin về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận cho mục đích cá nhân. Các thủ thuật chính cho loại hình gian lận này thường bao gồm:

  • Che dấu công nợ và chi phí: bằng cách không ghi nhận công nợ và chi phí lên báo cáo tài chính, vốn hóa chi phí không đủ điều kiện vốn hóa.
  • Ghi nhận doanh thu không có thật hay khai khống doanh thu: bằng cách ghi nhận thêm các nghiệp vụ bán hàng không có thật hoặc tự tạo ra các khách hàng và chứng từ giả mạo.
  • Định giá sai tài sản: bằng cách không ghi giảm, lập dự phòng giá trị hàng tồn kho bị hỏng, mất mát. Che giấu và không lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.
  • Ghi nhận sai niên độ: doanh thu hay chi phí được ghi nhận không đúng với thời kỳ mà nó phát sinh. Doanh thu hoặc chi phí của kỳ này có thể chuyển sang kỳ kế tiếp hay ngược lại để làm tăng hoặc giảm thu nhập theo mong muốn.
  • Không khai báo đầy đủ thông tin: nhằm hạn chế khả năng phân tích của người dùng báo cáo tài chính.

Sử dụng sai mục đích tài sản của doanh nghiệp:

Thường do hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp yếu kém. Các nhân viên trong doanh nghiệp lợi dụng sơ hở để biển thủ tài sản như tiền, hàng tồn kho hoặc sử dụng tài sản công vào việc cá nhân.

Như vậy, có rất nhiều cách để gian lận trong một doanh nghiệp nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp không hiệu quả. Kiểm toán viên cần nâng cao nhận thức và hiểu biết để trang bị cho mình đủ kỹ năng phân biệt và phát hiện ra những gian lận thường núp bóng dưới cái tên “sai sót”.

Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về động cơ cũng như một số ví dụ thực tiễn của việc gian lận báo cáo tài chính nhé.

I. Động cơ gian lận báo cáo tài chính

Nhìn chung, các hoạt động của “kế toán sáng tạo” có thể chia thành những động cơ chính sau:

Đây là hoạt động có chủ ý nhằm tạo ra lợi nhuận theo kế hoạch đã đặt ra của cấp quản lý. Một số nhà quản lý mới với trách nhiệm thúc đẩy hoạt động kinh doanh tăng trưởng đã có chủ ý làm giảm lợi nhuận năm tài chính xuống thấp để lợi nhuận các năm sau tăng trưởng, cắt đứt đà giảm.

Hành động này để tránh những lên xuống bất thường của lợi nhuận, làm giảm những năm có thu nhập quá cao nhằm tạo ra bức tranh kinh doanh ổn định hơn.

Một số doanh nghiệp cần vốn đầu tư nhưng lại không tạo ra được lợi nhuận tốt nên đã có động cơ gian lận báo cáo, tức có sai sót trọng yếu nhằm gian lận, đánh lừa người sử dụng báo cáo tài chính.

Nhân viên kế toán được hoàn cảnh tác động gây nên động cơ làm gian lận. Ví dụ, áp lực từ việc bị sa thải do doanh thu năm nay không tốt, người kế toán trưởng sẽ có thể tạo ra doanh thu ảo để không bị sa thải. Hoặc là hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp lỏng lẻo, khiến một kế toán viên có thể đảm nhận cả khâu kiểm soát tiền lương, dẫn tới anh ta có thể nâng cao doanh thu để tăng lợi ích cá nhân của mình.

II. Một số thủ thuật gian lận tài chính nổi tiếng

Công ty tạo ra “Cookie Jar” (Lọ kẹo ngọt) nhằm mục tiêu “để dành” lợi nhuận. “Cookie Jar” được tạo ra từ các khoản dự phòng, ghi nhận trước chi phí và trì hoãn ghi nhận doanh thu.

Công ty xoá bỏ những khoản mục “treo” trên bảng cân đối kế toán nhằm “gột rửa” báo cáo tài chính. Thường nghiệp vụ “Take a big bath” sẽ làm cho công ty lỗ lớn, nhưng có mục đích rất rõ ràng cho các kỳ tiếp theo.

Công ty “đánh cược vào tương lai” thông qua áp dụng các lỗ hổng trong quy định của chuẩn mực kế toán để ghi toàn bộ lợi nhuận có thể thu được trong tương lai vào năm hiện tại. Một số công ty trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã lợi dụng triệt để thủ thuật này.

4. Throw out the Problem Child

Công ty loại bỏ những phần xấu nhất trên báo cáo tài chính thông qua các giao dịch tài chính với bên thứ ba. Đây là thủ thuật phổ biến nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Công ty sử dụng thủ thuật thay đổi chính sách kế toán nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận mong muốn. Chính sách kế toán được “lợi dụng” nhiều nhất là chính sách ghi nhận doanh thu. Rất nhiều công ty đã thay đổi chính sách ghi nhận doanh thu để đạt được lợi nhuận mong muốn.

Thủ thuật “Bán tái mua/tái thuê” là thủ thuật được Lehman Brothers áp dụng trước khi bị “lộ” và phải bảo hộ phá sản. Năm 2016, Eximbank cũng bị đưa ra công chúng là đã lợi dụng kỹ thuật này.

Công ty sử dụng các “đơn vị có mục đích đặc biệt – SPEs” nhằm tạo doanh thu ảo, giấu nợ. TTF là trường hợp điển hình nhất sử dụng thủ thuật này.

8. Above the Line, Below the Line

Thủ thuật phổ biến trên thế giới. Trên thị trường Việt Nam, cổ phiếu được giới đầu tư gọi là “con tàu ma” đã áp dụng thủ thuật này, nhằm đánh lạc hướng nhà đầu tư về lợi nhuận.

Một thủ thuật thông dụng, khi các công ty “chọn lọc” khéo léo hàng bán, chứng khoán đầu tư nhằm tăng lợi nhuận bán hàng. Các hãng bán lẻ như Tesco đã áp dụng thủ thuật này.

Hàng tồn kho tang liên tục qua các năm là dấu hiệu thủ thuật “holding gain” đã được sử dụng để “cook” lợi nhuận

III. Cần làm gì để phát hiện gian lận?

Các thủ thuật tài chính rất tinh vi. Vậy Để phát hiện gian lận, nhà đầu tư cần thường xuyên cập nhật thông tin phi tài chính về công ty, đội ngũ lãnh đạo và sự thay đổi các cổ đông lớn. Khi có sự thay đổi liên tục giám đốc tài chính hoặc kế toán trưởng, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu nguyên nhân.

Các cổ đông nên làm quen với cách đọc báo cáo tài chính, đặc biệt là các thông tin trong thuyết minh báo cáo và hiểu một số chỉ số tài chính cơ bản như vòng quay hàng tồn kho, số ngày phải thu, tỉ lệ lãi gộp. Có như vậy, nhà đầu tư mới thấy được sự bất hợp lý của số ngày phải thu trong báo cáo năm nay so với năm trước, rủi ro nợ xấu không được lập dự phòng, sự biến động lớn số dư của các tài sản hay các khoản nợ tiềm ẩn. Nhà đầu tư cũng cần cảnh giác trước sự thay đổi chính sách khấu hao, các giao dịch với các bên liên quan và những khoản chi phí hay thu nhập bất thường.

IV. Ví dụ thực tiễn

Trong thực tiễn khi kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm kiếm, phát hiện, đánh giá những gian lận, sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính. Tuy nhiên, kiểm toán viên có thể vẫn phải chịu rủi ro kiểm toán vì không thể phát hiện và nhận biết được hết những gian lận và sai sót tồn tại trong báo cáo tài chính.

Chính vì thế, những vụ bê bối kiểm toán ra đời. Gần đây nhất là Wirecard do EY kiểm toán. Để thu hút thêm các nhà đầu tư và khách hàng, Markus Braun, CEO của Wirecard đã thổi phồng tài sản và doanh thu của công ty đến hơn 2,1 tỷ USD thông qua các giao dịch giả với bên “mua thứ ba” để tạo nên vỏ bọc một công ty vững mạnh về tài chính.

Sau khi bị EY từ chối kí báo cáo kiểm toán năm 2019, Wirecard buộc phải thừa nhận số dư tiền mặt 2,1 tỉ USD của công ty có thể không tồn tại. Từ vị thế là một công ty công nghệ tài chính hàng đầu, giờ Wirecard xuống dốc đến mức phải nộp đơn xin sự bảo vệ của toà án khỏi các chủ nợ. CEO lâu năm của Wirecard bị bắt sau khi từ chức và phải nộp tiền để được tại ngoại.

Trước đó, còn những vụ bê bối kiểm toán làm rúng động cả thế giới của Enron, Worldcom, Lehman Brothers,….

Có thể thấy, Sự sai lệch lớn giữa số liệu tài chính trước và sau kiểm toán làm giảm niềm tin từ các nhà đầu tư, thậm chí có thể khiến nhà đầu tư bị thiệt hại nặng nề. Vậy nên, cần có những chính sách thắt chặt hơn về báo cáo tài chính để bảo vệ nhà đầu tư cũng như tạo động lực để các doanh nghiệp làm ăn chân chính hơn.