Nguyên nhân hình thành sa mạc sahara

Nếu được hỏi sa mạc Sahara làm chúng ta liên tưởng tới điều gì thì chắc chắn nhiều người sẽ nói là sự nóng bức nhưng họ không biết tại sao lại xảy ra điều này.

Nguyên nhân hình thành sa mạc sahara

Tuy nhiên, theo một công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí khoa học Science Advances, một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ, đã làm sáng tỏ được rằng chính sự giá lạnh xảy ra khoảng 5.000 năm trước đây đã biến Sahara thành sa mạc như những gì chúng ta chứng kiến hiện nay.

Các chuyên gia đã nghiên cứu dấu vết của bụi cát bị gió thổi từ Sahara vượt qua một phần lục địa châu Phi và Đại Tây Dương tới Bắc Mỹ và các đảo Bahamas. Kết quả là, các nhà khoa học đã thấy sự thay đổi số lượng bụi trong vòng 23.000 năm.

Hóa ra trong khoảng thời gian bắt đầu từ 11.000 năm trước và kết thúc 5.000 năm trước, lượng bụi đó nhỏ hơn so với hiện nay khoảng hai lần. Các chuyên gia cho rằng trong giai đoạn đó, Sahara là vùng đất xanh tươi hơn nhiều so với hiện nay và nước ở đó cũng nhiều hơn hẳn. Điều này được chứng minh qua một số phát hiện khảo cổ, nơi trước đây đã từng tìm thấy các lưỡi câu cổ đại ở một số nơi trong sa mạc Sahara mà ngày nay con người không sống nổi.

Các nhà khoa học đã tìm cách lý giải tại sao Sahara lại trở thành sa mạc. Theo họ, cát của sa mạc Sahara phản chiếu ánh sáng Mặt trời, làm cho bề mặt biển gần đó lạnh đi 0,15 độ C. Điều này ngăn chặn mưa và khiến lốc xoáy bỏ qua sa mạc. Đồng thời, trong thời gian lạnh xảy ra 5.000 năm trước, quá trình trên diễn ra một cách tự nhiên, dẫn đến sự hình thành sa mạc, còn bụi cát mà các chuyên gia đã nghiên cứu, không hề đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sa mạc hóa.

Vũ Trung Hương

3, 22/11/2011, 10:24 GMT + 7

(Tin Môi Trường) - Xin chào BBT Tin môi trường, em tên Trần Thị Hải, 16 tuổi ở Quảng Nam. Trong một lần xem sách, em thấy những tấm hình chụp sa mạc rất đẹp. Cho em hỏi, vì sao có sa mạc và ở đâu thì có nhiều sa mạc nhất? Mong Tin môi trường trả lời thắc mắc của em sớm, trân trọng cảm ơn !

Nguyên nhân hình thành sa mạc sahara

Sa mạc Shahara - Ảnh minh họa

Đáp:  Chào em Hải, tin môi trường cũng chúc em có thật nhiều sức khỏe và học thật giỏi nhé. Sa mạc được hình thành như sau:

Theo cách phân loại của nhà khoa học người Đức Koppen thì nơi mà lượng mưa hàng năm ít hơn 254mm sẽ được gọi là sa mạc.

Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới với lượng mưa hàng năm không tới 25mm. Vào ban ngày nhiệt độ ở đó vào khoảng trên 30 độ C. Với điều kiện khắc nghiệt như thế không những không có lợi cho sự phát triển của thực vật mà còn làm cho những vùng đất khác biến thành cát.

Khí hậu khô nóng là nguyên nhân chủ yếu hình thành nên sa mạc. Đó là lý do vì sao tình hình phân bố của sa mạc trên Trái đất luôn ở gần vĩ độ 30 độ C thuộc phía Nam và Bắc bán cầu. Ở Bắc bán cầu là hai dải sa mạc lớn gồm sa mạc Arab Saudi và sa mạc Thar. Một dải sa mạc Sahara khác ở Nam bán cầu là sa mạc lớn Kalahari và sa mạc Ôxtrâylia.

Sa mạc Kalahari là một khu vực lớn chứa cát bán khô cằn đến khô cằn ở miền Nam Châu Phi, diện tích khoảng 500.000 km². Sa mạc này chiếm tới 70% diện tích của Botswana (là một quốc gia nằm sâu trong lục địa  Nam Phi) , một phần của Zimbabwe, Namibia và Nam Phi. Một số tài liệu cho rằng khu vực này rộng tới 2,5 triệu km², bao gồm cả Gabon, Cộng hòa Dân chủ Côngô, Angôla và Zambia.

Sa mạc Thar nằm ở phía Tây Rajasthan, là sa mạc lớn nhất của Ấn Độ, chiếm gần 70% diện tích khu vực, còn có tên gọi khác là “Vùng sa mạc của Ấn Độ”. Sa mạc Thar bao phủ toàn bộ bởi các quận Jodhpur, Jaisalmer, Barmer và Bikaner,. Đây được coi là vùng khô cằn lớn ở phần Tây Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, là một hoang mạc với hỗn hợp đá và cát. Với diện tích hơn 200.000km², đây là sa mạc lớn thứ 7 thế giới và thứ 3 châu Á. Nơi đây có những cồn cát dài và lớn và đặc biệt là hầu như quanh năm như không mưa.

Ngoài ra, không khí ẩm của biển không được gió đưa vào sâu trong miền lục địa có các dãy núi lớn cũng dễ hình thành nên sa mạc. Các miền ven biển có nhiệt độ cao làm các dòng khí lạnh không tác động được đến không khí ẩm để tạo ra mây cũng dễ biến thành sa mạc.

NHẬT Ý THƯ

1)Nguyên nhân- Sự phát triển công nghiệp

- Động cơ giao thông

- Sự bất cẩn khi sử dụng năng lượng nguyên tử gây ô nhiễm phóng xạ

- Hoạt động sinh hoạt của con nguời

2)

Châu Phi nóng bậc nhất thế giới vì:

-Đại bộ diên tích châu phi nằm giữa hai chí tuyến Bắc và Nam, chịu ảnh hưởng của hai dải áp xuất cao

-Châu Phi có hình khối, kích thước lớn, bờ biển ít bị cắt xẻ, nên sự ảnh hưởng của biển không vào xâu trong đất liền

-Châu Phi còn nằm cạnh lục địa Á Âu gió từ lục địa này thổi vào mang tính chất khô và khó gây mưa

-Đồng thời châu phi cũng chịu ảnh hưởng lớn của các biển lạnh như Ben-ghê-la, Ca-na-ri

3)

  -Nguyên nhân:                                                                                                +Cát lấn        +Tác động của con người                                                        +Biến động khí hậu toàn cầu                                                                  -Biện pháp khắc phục                                       +khai thác nước ngầm   

 +Đưa nước vào cải tạo hoang mạc       +Trồng rừng ngăn hoang mạc mở rộng