Nguyên nhân tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường

Nguyên nhân tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường
Đội An ninh Công an huyện Hòa Vang tập huấn Luật An ninh mạng, kỹ năng sử dụng mạng xã hội cho thầy cô giáo, học sinh ở xã Hòa Châu.

Theo Trung tá Nguyễn Phú Bền - Đội trưởng Đội Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) Công an huyện Hòa Vang, nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở cấp giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua giáo dục đạo đức hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tự giác tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật.

Ở cấp giáo dục THCS và THPT và các cơ sở giáo dục, đơn vị tập trung trang bị kiến thức ban đầu về quyền và nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng pháp luật và chấp hành Hiến pháp, pháp luật; tuyên truyền về hậu quả của bạo lực học đường, các tệ nạn xã hội đang len lỏi vào môi trường giáo dục hiện nay như, ma túy học đường, thuốc lá điện tử; tuyên truyền sử dụng đúng phương tiện xe cộ khi tham gia giao thông trên đường, xây dựng và giáo dục ý thức và văn hóa khi tham gia giao thông; trang bị kiến thức và kỹ năng xử lý các tình huống cho phụ huynh học sinh khi phát hiện các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, tệ nạn xã hội của con em; hướng dẫn kỹ năng và cách xử lý các tình huống liên quan đến bạo lực học đường và tệ nạn xã hội cho cán bộ, giáo viên làm công tác quản lý học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoài giờ, tập huấn hướng nghiệp…

Từ đầu tháng 4-2022, Đội Xây dựng phong trào TDBVANTQ đã xây dựng lịch tuyên truyền đảm bảo yêu cầu trong thời gian học tập chính khóa của học sinh tại các trường học trên địa bàn 11 xã ở Hòa Vang. Đội đã chuẩn bị nội dung tuyên truyền, viết bài gửi Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao huyện và Đài truyền thanh 11 xã để phối hợp tuyên truyền đồng thời biên soạn tài liệu phát hành tờ rơi tuyên truyền, in ấn các pa-nô, áp-phích... Các đơn vị nghiệp vụ của Công an huyện cũng không đứng ngoài cuộc.

Thiếu tá Lê Trần Bá Đức- Đội phó phụ trách Đội Cảnh sát Hình sự Công an huyện Hòa Vang cho biết, Đội đã chủ trì xây dựng chuyên đề, nội dung tuyên truyền có liên quan đến bạo lực học đường và phân công báo cáo viên trực tiếp tuyên truyền tại các trường học địa phương; phối hợp với Đội Xây dựng phong trào TDBVANTQ cung cấp về những phương thức, thủ đoạn của tội phạm, tệ nạn xã hội, cách phòng ngừa để phục vụ công tác tuyên truyền… Thiếu tá Nguyễn Công Chiến-Đội trưởng Đội Cảnh sát phòng chống ma túy thì cho hay, Đội đã xây dựng chuyên đề, nội dung tuyên truyền liên quan đến ma túy học đường, thuốc lá điện tử đồng thời cung cấp phương thức, thủ đoạn và các loại hình phổ biến của ma túy học đường, thuốc lá điện tử... để phục vụ công tác tuyên truyền, giúp các học sinh và phụ huynh phòng tránh.

Nguyên nhân tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường
Công an huyện Hòa Vang và Công an xã Hòa Sơn tổ chức tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường tại Trường THCS Phạm Phú Thứ.

Trong khi đó, các cán bộ phụ trách địa bàn, cán bộ Đội Cảnh sát Giao thông- Trật tự được giao phụ trách xây dựng chuyên đề, nội dung tuyên truyền liên quan đến ATGT tại các trường học, cơ sở giáo dục; cung cấp các tư liệu, hình ảnh có liên quan về tình hình ATGT tại các trường học, cơ sở giáo dục; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát đảm bảo an toàn tại các trường học... Đội An ninh phối hợp tổ chức tuyên truyền, tập huấn về Luật An ninh mạng và kỹ năng sử dụng mạng xã hội tại các trường học, cơ sở giáo dục... Công an 11 xã trên toàn huyện phối hợp với các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn quản lý lên lịch tuyên truyền phù hợp với thời gian học tập của học sinh; tham mưu ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào TDBVANTQ tiếp tục nhân rộng mô hình “Cổng trường bình yên” tại các trường học do xã quản lý...

Triển khai đồng bộ và phối hợp nhịp nhàng với quyết tâm cao, các đơn vị trực thuộc Công an huyện Hòa Vang bước đầu đã tạo nên một phong trào phòng ngừa bạo lực sâu rộng trên địa bàn. Qua hơn một tháng triển khai thực hiện kế hoạch, công tác tuyên truyền đã thực hiện được tại các trường học trên địa bàn 9 xã, mỗi lượt tuyên truyền có hàng trăm em học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh học sinh tham gia... “Các nội dung công tác tuyên truyền sẽ triển khai đến hết năm 2022, hy vọng sẽ xây dựng và tạo thành một hoạt động thường xuyên, góp phần phòng ngăn chặn tệ nạn xã hội, bạo lực xâm nhập vào môi trường giáo dục, góp phần đảm bảo an ninh học đường nói riêng và ANTT xã hội nói chung”, Thượng tá Mai Chiến Thắng kỳ vọng.

Hồng Thanh

Bất kỳ vấn đề gì cũng tồn tại 2 mặt, cuộc sống cũng thế. Tệ nạn xã hội được xem như là mặt tiêu cực của đời sống mà mỗi chúng ta nên biết để phòng, chống.

Trong bài viết Tệ nạn xã hội là gì? Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc các kiến thức về tệ nạn xã hội cũng như các quy định của pháp luật về vấn đề phòng, chống tệ nạn xã hội.

Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy?

Tìm hiểu về tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức xã hội và có dấu hiệu vi phạm pháp luật gây hậu quả xấu trong đời sống xã hội.

Tệ nạn xã hội được biểu hiện qua những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực xã hội, như:

  • Thói hư, tật xấu.
  • Phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu.
  • Nếp sống xa đoạ truỵ lạc, mê tín đồng bóng, bói toán…

Bản chất của tệ nạn xã hội là các hiện tượng trái với bản chất xã hội chủ nghĩa, thuần phong mỹ tục, pháp luật và đạo đức.

Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống vô tổ chức, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và pháp luật, làm tha hóa các giá trị tốt đẹp của phong tục tập quán, văn hóa, phá vỡ tình cảm, hạnh phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, sức khoẻ, giống nòi dân tộc… là con đường nhanh nhất dẫn đến tội phạm.

Tệ nạn xã hội là hiện tượng có tính tiêu cực, biểu hiện thông qua các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành, phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ trong xã hội, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

Một trong những tệ nạn bùng phát trong những ngày lễ, Tết đó là cờ bạc, đặc biệt là ở nhiều vùng quê gây ra nhiều bất ổn trong chính cuộc sống gia đình và an ninh xã hội. Trong những ngày lễ, Tết nhiều điểm chơi cờ bạc bắt đầu rộ lên ở nhiều địa phương với nhiều dạng thức như bầu cua, xóc đĩa, tiến lên hay tá lả, thậm chí là những người còn nghèo khó tại các vùng quê cũng bị thu hút bởi cờ bạc, mỗi lần chơi có người đặt đến nửa triệu đồng, thậm chí là đến 1 triệu 2 triệu đồng. Có những người khi đã đam mê trò đỏ đen có bao nhiêu tiền cũng đánh, đặt cả điện thoại, xe máy sau Tết thì trắng tay. Hiện pháp luật nước ta đã nghiêm cấm đánh bạc được thực hiện dưới bắt kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hiện nay, bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, thì các hoạt động văn hóa giải trí cũng phát triển khá mạnh, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, dịch vụ karaoke, vũ trường tăng đột biến. Đây là lĩnh vực khá nhạy cảm dễ phát sinh nhiều tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy, mại dâm. Các tệ nạn xã hội này hoạt động dưới các hình thức khác nhau, diễn biến phức tạp len lỏi khắp các địa phương vùng miền có chiều hướng tăng về tính chất mức độ quy mô và gây dư luận xấu trong đời sống nhân dân.

Nguyên nhân tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường

  •  Tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…); làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.

Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như: tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.

Tệ nạn cờ bạc không những làm mất đi thời gian, tiền bạc của người lao động mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Thực tế cho thấy, những người thường xuyên tham gia đánh bạc dễ rơi vào lối sống buông thả mất cân đối về kinh tế, nếu tham gia đánh bạc thắng số tiền cũng chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân đáp ứng cho lối sống buông thả còn nếu thua dễ túng quẫn dẫn đến những vi phạm pháp luật. "Cờ bạc là bác thằng bần, đánh đề ra đề mà ở”, đối với nhiều trường hợp đã trở thành hiện thực các đối tượng tổ chức đánh bạc và tham gia đánh bạc đã vướng vào vòng lao lý. Những người nông dân ham lợi từ trò đỏ đen dẫn đến hết tiền, hết của, những chị me phụ nữ đánh bạc chơi đề dẫn đến mất hạnh phúc gia đình. Đó là những hậu quả nhãn tiền của những ai có ý định tham gia tệ nạn này.

- Có tính lây lan nhanh trong xã hội: tệ nạn xã hội là những hiện tượng có tính chất cộng đồng nên thường dễ nhanh chóng lan tỏa trong một khoảng thời gian ngắn.

- Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức như mại dâm, may túy, cờ bạc… Đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần.

- Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm.

- Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là biểu hiện của các hiện tượng tiêu cực xã hội và có sự chuyển hoá lẫn nhau.

- Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người, các khu công nghiệp, du lịch, nơi người dân có trình độ dân trí thấp, có xu hướng tập trung thành băng đảng, ô nhóm.

3. Học sinh cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?

Nguyên nhân tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường

Hiện nay, một bộ phận giới trẻ cho rằng, khi xã hội ngày càng phát triển thì những kiểu ăn chơi sành điệu là hợp thời, là tiên tiến. Tâm lý tuổi mới lớn luôn muốn thử những điều mới mẻ và rất dễ sa vào những “cái bẫy tệ nạn”. Do đó, các bạn học sinh, sinh viên cần hết sức cảnh giác, thận trọng và phải đủ tỉnh táo trước khi quyết định tham gia vào các trò chơi dễ dẫn tới tệ nạn xã hội, không phù hợp với đạo đức, pháp luật.

Để phòng chống ma túy trong học đường, học sinh cần hiểu rõ trách nhiệm của mình trong phòng, chống ma tuý. Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào; không tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý; khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý; khi phát hiện những học sinh, có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn chặn, nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý; có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh, sinh viên sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh, sinh viên vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo.

Nêu 3 việc học sinh có thể làm để phòng chống tệ nạn xã hội

Để phòng chống ma túy trong học đường, học sinh cần hiểu rõ trách nhiệm của mình trong phòng, chống ma tuý bằng những hành động thiết thực. Học sinh tại các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông là những đối tượng đang học tập và giáo dục bởi nhà trường.

Tệ nạn xã hội có thể xuất hiện ở bất cứ đối tượng nào mà không phân biệt độ tuổi, là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nên thực hiện những việc làm sau đây để phòng, chống tệ nạn xã hội:

- Tiếp thu, trang bị đầy đủ những kiến thức, thông tin về tác hại của tệ nạn xã hội từ các bài giảng trên lớp, sách vở, các phương tiện thông tin như báo đài, tivi, internet...,

- Tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội tới người thân trong gia đình, bạn bè và những người xung quanh

- Không bắt chước những thói hư tật xấu, biết giữ mình tránh xa các tệ nạn, khi thấy các hành vi tệ nạn xã hội cần thông báo cho nhà trường và công an để có những biện pháp giải quyết kịp thời và nhanh chóng.

4. Quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội luôn là vấn đề nhức nhối được nhà nước quan tâm. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định, điều chỉnh các vấn đề liên quan tệ nạn xã hội cụ thể Hoatieu.vn xin được liệt kê trong một số lĩnh vực dưới đây

HIV/AIDS

Ngày 1/7/2021, Luật sửa đổi bổ sung một số điều về luật phòng, chống nhiễm HIV/AIDS 2006 sẽ có hiệu lực thi hành, trong đó có bổ sung quy định về nghĩa vụ của người nhiễm HIV, cụ thể:

  • Thông báo kịp thời kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng, người dự định kết hôn, người chung sống như vợ chồng với mình
  • Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác;
  • Thực hiện các quy định về điều trị khi tham gia điều trị bằng thuốc kháng HIV;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nghị định 75/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV được sửa đổi bổ sung một số điều bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP qua đó đảm bảo các điều kiện an toàn cần thiết để xét nghiệm cũng như bảo quản các mẫu bệnh phẩm xét nghiệm của người đi xét nghiệm

Ma túy

Luật Phòng chống ma túy năm 2000 được sửa đổi bổ sung một số điều trong Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008

Nghị định 136/2016/NĐ-CP, 221/2013/NĐ-CP quy định về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

Bên cạnh đó Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định các tội danh về tệ nạn xã hội như: tội lây truyền HIV cho người khác (điều 148), Tội cố ý truyền HIV cho người khác (điều 149)

Mua bán người

Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội danh liên quan hành vi mua bán người, ví dụ: Tội mua bán người (điều 150), Tội mua bán người dưới 16 tuổi (điều 151), Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người (điều 154)..

5. Hậu quả của tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội để lại những hậu quả rất nghiêm trọng không chỉ đối với chính bản thân chúng ta mà còn ảnh hưởng tới gia đình, bạn bè và xã hội.

Những hậu quả mà tệ nạn xã hội gây ra có thể nhìn thấy ngay hiện thực vô cùng đau thương, tiêu biểu được đề cập đến một vài hậu quả như sau:

  • Thứ nhất: chính bản thân người dính líu vào tệ nạn xã hội sẽ bị tha hóa về bản chất con người, về tinh thần suy giảm, đầu óc không còn tỉnh táo và nhận thức kém đi dẫn đến có nhiều trường hợp mất nhận thức, không làm chủ được hành vi. Thể xác thì kiệt quệ, gầy gò, ốm yếu, bệnh tật, sức khỏe hao mòn dần dần với lối sống buông thả, rất dễ đi vào con đường tội phạm
  • Thứ hai: hậu quả mà tệ nạn xã hội gây thiệt hại rõ nhất tới gia đình của họ chính là tình trạng khủng hoảng tài chính, rất nhiều gia đình lâm vào cảnh nợ nần chồng chất không có cách nào cứu vãn. Chính vì vậy, tinh thần của họ ngày càng giảm sút, nặng hơn dễ bị các vấn đề tâm thần, trầm cảm. Con cái sống trong môi trường người thân tham gia vào tệ nạn xã hội sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng tới tinh thần, lối sống, suy nghĩ, nghiêm trọng hơn những người con ấy lại đi theo vết xe đổ của họ.
  • Thứ ba là hậu quả để lại cho xã hội, những hành vi phạm pháp như sử dụng ma túy, mại dâm, cờ bạc kéo theo rất nhiều người cùng tham gia tạo thành một tổ chức phạm tội. Những nhóm phạm tội có tính tổ chức gây khó khăn và cản trở cho cơ quan điều tra, cảnh sát thực hiện nhiệm vụ.

Qua đây chúng ta cũng có thể thấy được nỗ lực của nhà nước trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội, người dân cần nắm rõ các quy định pháp luật về những vấn đề này để bảo vệ bản thân cũng như tích cực phối hợp với nhà nước trong việc đẩy lùi tệ nạn xã hội.

Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho độc giả các thông tin liên quan Tệ nạn xã hội. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan: