Nguyên tắc đặt tên de tài nghiên cứu

III. Giải quyết vấn đề

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ CÁCH ĐẶT TÊN ĐỀ TÀI VÀ XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Giảng viên Bộ môn Nghiệp vụ

Thực hiện Quy chế hiện hành về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy (ban hành kèm theo Quyết định số 25 /2006/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), trường ĐH Ngoại thương quy định, sinh viên cuối khóa sẽ được xét chọn để viết khóa luận tốt nghiệp hoặc phải đi thực tập và viết thu hoạch thực tập tốt nghiệp. Thu hoạch thực tập tốt nghiệp (THTTTN) là báo cáo về một vấn đề thực tiễn tại một đơn vị sản xuất kinh doanh nào đó nhằm rút ra những kết luận hay đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp để thực hiện hay cải tiến vấn đề nêu ra, có độ dài không quá 30 trang. Khóa luận tốt nghiệp là chuyên khảo mang tính chất tổng hợp, thể nghiệm kết quả sau một khoá đào tạo đại học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn hay khoa học kỹ thuật, được chấm hay bảo vệ để lấy bằng cử nhân hay kỹ sư, có độ dài khoảng 80 trang. Như vậy, so với THTTTN, khóa luận tốt nghiệp (KLTN) đòi hỏi sinh viên phải có khả năng nghiên cứu, tìm tòi và chọn lọc tài liệu, đánh giá, phân tích và tổng hợp về một vấn đề cần nghiên cứu. Chỉ những sinh viên đạt những điều kiện nhất định do Nhà trường quy định, như điểm trung bình của khóa học phải đạt từ 7,0 trở lên, không nợ học phần nào... mới được viết khóa luận tốt nghiệp. Có nghĩa là, trong một chừng mực nào đó, những sinh viên đủ tiêu chuẩn viết khóa luận tốt nghiệp là những người được đánh giá trội hơn về khả năng nghiên cứu khoa học. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ xin bàn về một số vấn đề liên quan đến việc hướng dẫn và viết KLTN, cụ thể là cách đặt tên đề tài và xác định đối tượng nghiên cứu, ở Cơ sở II, trường Đại học Ngoại thương tại thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng giống như các hình thức luận văn khoa học khác, mục đích của KLTN vẫn là học tập, qua đó phản ánh kết quả học tập của sinh viên; đồng thời cũng là một công trình nghiên cứu khoa học, thể hiện lao động khoa học nghiêm túc, độc lập, sự tìm tòi, sáng tạo của người viết, những ý tưởng khoa học của người viết.

Luận văn là một công trình khoa học nên đòi hỏi phải được thực hiện nghiêm túc, phải đạt yêu cầu về mặt hình thức cũng như nội dung khoa học và sẽ được Hội đồng chấm KLTN của Nhà trường đánh giá và cho điểm. Tuy nhiên, để KLTN có thể đạt được những yêu cầu trên, ngoài khả năng nghiên cứu khoa học và thái độ nghiêm túc của bản thân sinh viên, không thể phủ nhận sự đóng góp của giáo viên hướng dẫn (GVHD) trong việc định hướng và hướng dẫn sinh viên trong suốt quá trình thực hiện KLTN.

Song trên thực tế, mặc dù với tư cách là một giáo viên cũng đã trải qua nhiều lần hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, sinh viên viết KLTN và bản thân cũng từng tham gia một vài đề tài NCKH, nhưng nhiều khi tôi vẫn lúng túng trong việc định hướng cùng sinh viên về đề tài và nội dung nghiên cứu. Quả thật, lựa chọn và đặt tên đề tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi đây là bước đầu tiên của quá trình viết KLTN. Sinh viên có thể chọn tên đề tài từ danh mục các gợi ý của các Khoa (CS1), Bộ môn (CS2), các thầy cô hướng dẫn hoặc do bản thân sinh viên tự đề xuất và không được trùng lặp với các đề tài đã được nghiên cứu trong vòng 3 năm tính đến thời điểm viết KLTN. Dù bằng cách nào, tên đề tài cũng phải đảm bảo các yếu tố sau đây: (1) Có ý nghĩa khoa học: bổ sung cho lý thuyết của bộ môn khoa học; xây dựng cơ sở lý thuyết mới hoặc làm rõ một số vấn đề lý thuyết đang tồn tại … ; những phát triển mới nhất về vấn đề nghiên cứu …; (2) Có giá trị thực tiễn: giải quyết các vấn đề, khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, quản lý … ; xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của địa phương …; (3) Có tính khả thi: có đủ điều kiện cho việc hoàn thành đề tài, như: cơ sở thông tin, tư liệu; phương tiện thiết bị thí nghiệm, nếu cần; có người hướng dẫn khoa học và các cộng tác viên khác; có đủ thời gian… Ngoài ra, tên đề tài nên được lựa chọn phù hợp với sở thích, khả năng của người nghiên cứu.

Việc đặt tên đề tài một cách chuẩn xác là rất quan trọng vì đây là bước đầu tiên của quá trình nghiên cứu, nó giúp người viết xác định đúng đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu cái gì, còn phạm vi nghiên cứu chỉ rõ giới hạn về mặt không gian, thời gian và quy mô của vấn

nhiều thông tin nhất. Không giống như tên của các bài báo, tên của đề tài phải rõ ràng, chuẩn xác để có thể được hiểu theo một nghĩa duy nhất, không được tạo khả năng hiểu thành nhiều nghĩa. Mặc dù, bản thân người viết bài này đã rất thận trọng khi cùng sinh viên đặt tên đề tài và xác định đối tượng nghiên cứu từ tên đề tài, song trong đợt bảo vệ KLTN của khóa K44, năm học 2008-2009 vừa qua, có một sinh viên của tôi hướng dẫn đã bị Hội đồng chấm KLTN cho điểm thấp với kết luận chung là xác định sai đối tượng nghiên cứu so với tên đề tài. Đó là trường hợp đề tài có tên “Giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thâm nhập thị

trường Mỹ giai đoạn 2009-2020”.

Với đề tài này, giáo viên hướng dẫn và sinh viên đã phải nhiều lần gặp gỡ, trao đổi và dành thời gian đáng kể để suy nghĩ về việc đặt tên đề tài. Lúc đầu, sinh viên đã nhầm lẫn khái niệm thâm nhập và xâm nhập thị trường, chưa phân biệt được các cách thức thâm nhập thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp... và đã được giáo viên hướng dẫn định hướng lại. Từ tên đề tài đã đặt như vậy, đối tượng nghiên cứu của đề tài là “hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ của các doanh nghiệp Việt Nam”. Tuy nhiên, cả giáo viên hướng dẫn và bản thân sinh viên cũng đã không lường hết được các nghĩa khác có thể có từ tên đề tài, và do đó đã gây sự hiểu lầm và dẫn đến việc KLTN bị kết luận là xác định sai đối tượng nghiên cứu so với tên đề tài.

Theo ý kiến của Hội đồng chấm KLTN, với tên đề tài như trên, đối tượng nghiên cứu phải là các giải pháp về hỗ trợ (như các giải pháp về marketing, các giải

pháp về tài chính...) cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, giáo viên hướng dẫn và sinh viên lại cho rằng, tên đề tài được đặt dựa trên nội dung sẽ viết ở chương 3 “Một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Mỹ giai đoạn 2009-2020”. Như vậy, ở đây đã có một khoảng cách lớn trong cách hiểu cụm từ “giải pháp hỗ trợ” trong tên đề tài dẫn đến việc xác định đối tượng nghiên cứu khác nhau. Theo Hội đồng chấm KLTN thì đó là giải pháp về hỗ trợ (chủ trọng đến tính chất và loại giải pháp), còn theo GVHD và sinh viên thì đó là giải pháp nhằm hỗ trợ, nhằm giúp đỡ (nhấn mạnh về mục đích của các giải pháp) các doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường Mỹ.

Từ trường hợp “hiểu nhầm đáng tiếc” này, giáo viên hướng dẫn cũng có thêm một bài học đáng quý trong quá trình hướng dẫn sinh viên viết THTTTN và KLTN sau này. Việc đặt tên đề tài phải được xem xét cẩn trọng đến từng chữ, từng từ và cụm từ, phải chú ý đến cả sự đa nghĩa của ngôn ngữ và sự phức tạp của ngữ pháp tiếng Việt, bởi nếu không sẽ dẫn đến việc xác định sai đối tượng nghiên cứu và cuối cùng, công sức của GVHD và nhất là của sinh viên bỏ ra chỉ thu về được một điểm số thấp.

Tuy nhiên, qua đây, người viết bài này cũng xin được mạnh dạn nêu ra một số góp ý về cách đánh giá và cho điểm của các thầy cô trong Hội đồng chấm KLTN đối với những trường hợp mắc lỗi tương tự. Nếu việc xác định đối tượng nghiên cứu không phù hợp với tên đề tài do các cách hiểu khác nhau (nếu trường hợp cách hiểu nào cũng có thể chấp nhận) thì các thành viên trong Hội đồng nên cho phép sinh viên được trình bày và bảo vệ ý kiến chủ quan của mình trước khi bị áp đặt theo cách hiểu của Hội đồng. Về phía sinh viên, KLTN cũng là học tập và phản ánh kết quả học tập. Sinh viên đủ điều kiện viết KLTN là những người được đánh giá có kết quả học tập từ khá trở lên qua cả 4 năm đại học. Do vậy, trong quá trình viết KLTN, sinh viên cũng nên dành thời gian “trăn trở” từng con chữ với giáo viên hướng dẫn, chủ động có ý kiến phản biện tích cực đối với việc đặt tên đề tài cũng như xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu trước khi đi vào các nội dung cụ thể của KLTN. Có như vậy, KLTN mới thể hiện được là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, độc lập của sinh viên và hơn hết, sẽ là bằng chứng cho kết quả học tập tốt của sinh viên trong suốt cả khóa học.

Tài liệu tham khảo

1. GS, TS. Hoàng Văn Châu, Để viết tốt một luận văn khoa học, Tạp chí KTĐN, 2009.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN BẰNG CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG - TIẾP CẬN THEO