Nhà nước Ai Cập Lưỡng Hà được tổ chức theo thể chế chính trị nào

thể chế nhà nước của người ai cập lưỡng hà cổ đại là gì?

Tìm hiểu tư tưởng chính trị, pháp lý Ai Cập

  • 1. Tư tưởng chính trị - pháp lý ở Ai Cập cổ đại
  • 1.1 Những đặc trưng của nhà nước chiếm nô Ai Cập
  • 1.2 Các tư tưởng chính trị:
  • 1.3 Nội dung của pháp luật:
  • 2. Tư tưởng chính trị pháp lý ở Tây Á cổ đại

Luật sư phân tích:

1. Tư tưởng chính trị - pháp lý ở Ai Cập cổ đại

1.1 Những đặc trưng của nhà nước chiếm nô Ai Cập

Là một trong những trung tâm văn minh thế giới, Nhà nước chiếm nô Ai Cập đã có một bề dày lịch sử tính từ thiên niên kỷ 4 đến những năm đâu thế kỷ 1 sau công nguyên. Ai Cặp là một Nhà nước phương Đông đặc trưng trong thời kỳ cổ đại. Tính đặc trưng đó được thể hiện như sau:

- Trong suốt thời kỳ trị vì của hơn 30 triều đại Pharaon (vua), Ai Cập là một quốc gia chiếm hữu nô lệ. Quyền lực tối thượng của người đứng đầu Nhà nước đã làm nổi bật tính chuyên chế độc đoán trong thiết chế quyền lực Nhà nưóc.

- Là một quốc gia có đời sống tâm linh gắn chặt với tín ngưỡng đa thần. Các loại thần như thần Go, Amông, Tôt v.v... không chỉ được coi như biểu tượng sức mạnh thiên nhiên và vũ trụ mà còn như sức mạnh trần thế được hiện thực hóa qua các vị vua.

- Tính từ triều đại Pharaon đầu tiên cho đến khi Ai Cập bị thôn tính, lịch sử Nhà nước Ai Cập là lịch sử tranh đấu gay gắt giữa hai tầng lớp xã hội cơ bản: chủ nô và nô lệ. Vì vậy có hai xu hướng tư tưởng rõ rệt.

1.2 Các tư tưởng chính trị:

Trước hết, tư tưởng chính trị thống soái của giai cấp chủ nô được xây dựng theo ba loại quan niệm cơ bản, đó là quan niệm vê nguồn gốc quyền lực và quan niệm vê trách nhiệm cao cả của hoàng đế và bổn phận của kẻ thần dân. Theo quan niệm thứ nhất thì sự giàu sang và hèn yếu là thiên định. Tầng lớp “hạ đẳng” bao gôm những nông dân nghèo khổ và nô lệ sinh ra để phục vụ cho “bề trên” hoặc “các đấng tối cao” có nguồn gốc thần linh. Quan niệm về sự “giàu nghèo” xuất hiện từ mục đích chính trị cụ thế là trấn áp sự phản loạn của tầng lớp những người nghèo khổ và muốn vậy thì không thể thiếu cách nhìn nhận về Nhà nước như một công cụ quan trọng của quyền lực trấn áp.

Ngược lại với tư tưởng chính trị thống soái là những tư tưởng chính trị của tầng lớp bị trị. Tư tưởng tầng lớp bị trị thường được thể hiện qua những bài ca, những “lời thoại” và thậm chí được nêu qua các “lời giáo huấn” (ví dụ “lời thoại của kẻ phiền muộn vơi thần hồn của mình” “chuyện cổ tích về người nông dân hùng biện” “Lời giáo huấn cho Merica”, và đặc biệt là “lơi thoại của Ipuxe”).

Có hai nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của tầng lớp bị thống trị được thể hiện ở những mức độ khác nhau, nhưng đêu phản ánh khá trung thực những mâu thuẫn xã hội nảy sinh theo sự phát triển của quan hệ tư hữu và cùng với nó là quá trình tan rã của công xã thị tộc và sự khủng hoảng vê đời sống chính trị, và từ đó tâng lớp nghèo khổ đã đứng dậy đấu tranh đòi quyền tự do cho mình.

Tư tưởng chính trị phản ánh Những mâu thuẫn xã hội, sự cùng quản của dân chúng được thể hiện khá phong phú trong nhiêu lời thoại, ví dụ trong lời thoại Haheperaxenep có đoạn viết: “ta thường ngẫm nghĩ vê những gì xảy ra nơi trần thế... đất nước đang nghèo đói., công lý bị vứt bỏ., sự gian dối tràn ngập khắp nơi... thật khó mà im lặng được...”

Tư tưởng thể hiện Những khát vọng tự do và Sự căm thù quyền lực được phản ánh trong “lời thoại Ipuxe”. Mặc dầu nội dung không đầy đủ nữa nhưng những vần thơ còn lại cho thấy “lời thoại Ipuxe” là một tư liệu lịch sử quý giá để chúng ta có thể hiểu rõ khát vọng nói trên của tầng lớp những người bị áp bức.

Phần lớn nội dung có trong “lời thoại Ipuxe” miêu tả về một cuộc nổi dậy chông ách áp bức và cường quyền. Người dân Ai Cập đã thể hiện sức mạnh đối kháng với chuyên chế đến mức “đất hai đảo, xoay vần như khuôn gốm” và “những kẻ quyền thế bị tống cổ vào núi... còn dân thường thì sung sướng, hoan hỉ...”, “mọi Điều bí mật của các vị hoàng đế Thượng và Hạ Ai Cập bị bóc trân... phô' xá tan hoang., mọi người đều muốn lao vào cuộc nội chiến, các ông chủ giờ đây là ông chủ của cỗ quan tài., còn kẻ nghèo hèn đã trở thành chủ gia...”

Mặc đầu Ipuxe miêu tả những sự kiện trên bằng một hành văn chứa đựng sự căm giận của mình đối với dân chúng nổi dậy, nhưng cũng qua nhđng sự kiện đó có thể thấy được ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ai Cập chống lại các vị Hoàng đế, làm lay chuyển cơ bản quan niệm Về quyền lực tối thượng và trật tự giàu nghèo bất biến trong xã hội Ai Cập.

1.3 Nội dung của pháp luật:

Từ hai hệ tư tưởng nói trên đã nảy sinh những quan niệm cơ bản vê pháp luật và tư tưởng vê pháp luật của con người Ai Cập cũng phát triển theo hai hương cơ bản đó.

Đối với giai cấp thống trị, sức mạnh của pháp luật được ví như sức mạnh của thần linh, mà các vị hoàng đế lại ví mình là con của các vị thần linh nên pháp luật lại chính là công cụ quan trọng để khống chế “sự bạo loạn” từ phía đám đông dân chúng. Chẳng hạn, theo quan niệm của dân Ai Cập thì Ramses II (triều đại thứ XIX) là con thần Amông được ban sức mạnh để trị những kẻ bạo nghịch. Chính vì vậy, hầu hết các quy phạm pháp luật được áp dụng ở Ai Cập cổ đại đêu mang tính chất như là những phương tiện hữu hiệu nhất để răn dạy dân chúng không được phép xâm phạm tài sản của những người giàu có, vì “công lý thuộc vê kẻ tuân thủ di huấn của tổ tiên... cần phải liêm chính vì phải chịu trách nhiệm trước thần linh”. Đối với tầng lớp bị trị pháp luật được coi như công lý của cuộc sống. Họ đã mơ ước tới một xã hội mà “pháp luật phải công minh và thống nhất đối với tất cả” (“Lời giáo huấn cho Merĩca”), một xã hội mà “công lý sẽ chào đón, sự giả dô'i sẽ vĩnh viễn mất đi” (“Lời thoại Nephecti”).

Có thể nói, mặc dâu có sự khác nhau trong quan niệm vê chức năng của pháp luật, nhưng nếu nhìn nhận một cách tổng quát thì Ai cập cũng có thể được coi là cái nôi của những tư duy có giá trị về pháp luật vào thời kỳ cổ đại và văn minh Ai Cập không thể bị phủ nhận theo thời gian của lịch sử.

2. Tư tưởng chính trị pháp lý ở Tây Á cổ đại

Vào khoảng dâu thiên niên kỷ III TCN ồ Tây Á đã lân lượt xuất hiện một số các quôc gia cổ đại. Sự xuất hiện Nhà nước ở đây đã chấm dứt (hoặc làm cho chấm dứt dân) các quan hệ xã hội - chính trị chịu ảnh hưởng của thiết chế công xã.

Từ trong lịch sử của các quốc gia người Sume, người Arcat, người Amôri v.v... những cư dân đã tạo dựng các nên văn minh vùng Tây Á, chúng ta có thể thấy sớm đã xuất hiện những tư tưởng vê Nhà nước và pháp luật, mặc dù khi mổi xuất hiện những tư tưởng đó dựa vào những quan niệm tín ngưỡng tôn giáo để làm cơ sở đẫn luận vê nội dung cũng như hình thức thể hiện.

Điều làm cho các học giả không thể nghi ngờ vấn đê nêu trên là sự hiện diện trong kho tàng những giá trị văn minh nhân loại một bộ luật cổ, bộ luật Hămmurabi. Những tư tưởng chính trị và pháp luật của Babilon cổ đặi - trung tâm văn minh Lưỡng Hà đã được thể hiện khá đầy đủ trong bộ luật này. Trước hết, Hămmurabi (1792-1750 TCN) đã kế thừa những tư tưởng chủ yếu vê giá trị quyền lực thể hiện băng các quy phạm của các vị tiền bối thời Sume, tiếp tục những quan niệm “thần hóa thân vào các vị vua” của triều đại trước đó “để chứng minh cho tính hợp lý của quan niệm truỳên thông vê uy lực tối thượng bất khả xâm phạm của người đứng đầu Nhà nước. Hămmurabĩ tự xưng mình là người cai quản tối cao là chúa của muôn vị hoàng đế được thần Samat (thần mặt trời) trao cho sứ mệnh bảo vệ quyền lực - sứ mệnh thiên định”.

Với quan niệm nói trên, sau khi chinh phục các quốc gia giữa hai con sông Tigơtơ và Ơphơrat ngay từ năm thứ hai lên trị vì đất nước, Hammurabi đã bắt tay vào soạn thảo một bộ luật hoàn chỉnh đế “kẻ mạnh không chèn ép kẻ yếu hèn”.

Bộ luật được sắp xếp như sau: 5 Điều khoản đầu đề cập tới mục đích lập pháp, từ Điều 6 đến Điều. 13 định hình phạt vê tội ăn cắp và phương pháp định qui tội ăn cắp; từ Điều 14 đến điều 20 quy định hình phạt đối với các tội trộm trẻ em, nô lệ và che dấu nô lệ chạy trô'n, ờ các điều khoản này cũng có việc qui định mức thưởng cho những ai bắt được nô lệ chạy trốn. Từ Điều 21 đến Điều 25 qui định mức hình phạt đối với các tội ăn cắp nói chung; từ điều 26 đến Điều 41 quy định nghĩa vụ và quyền hạn đối với các chiến binh và những vấn đe vê sở hữu ruộng đất của họ; từ Điều 42 đến Điều 47 xác định giđi hạn quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân lĩnh canh; từ Điều 48 đến đi'êu 52 xác định mức quyền lợi của chủ nợ đổì với phần hoa màu của kẻ vay nỢ; từ điều 53 đến Điều 56 quy định Điều phạt do những hành vi sử dụng bừa bãi hệ thô'ng tưới tiêu. Các điều 57, 58 bảo vệ chủ sở hữu ruộng đất và gia súc bị gây hại; từ Điều 59 đến Điều 66 có những quy định chung vê sở hữu vườn tược và quyền của chủ nợ đối với hoa màu có trong vườn của kẻ vay nợ. Các Điều tiếp sau đó (đã bị gọt xoá) được khẳng định có nội dung quy định vè quyền sở hữu nhà cửa và đất xây dựng cũng như quy định về quan hệ vay mượn, từ Điều 100 đến 107 quy định Về quyền và nghĩa vụ của thương nhân, những người giúp việc; từ điều 108 đến điều 111 nói về tội chứa chấp các ổ gian phi. Quyền cầm cố và trách nhiệm trả nợ theo quan hệ thừa kế.được nói đến trong các Điều 112 đến 126. Quan hệ gia đình được Điều chỉnh theo nội dung các điều từ 127 đến 195. Từ điều 196 đến Điều 225 quy định vê các hình phạt đốì với các tội gây thương tích cho con người; Điều 226 đến Điều 227 chông các hành vi cố ý hủy văn tự sở hđu nô lệ. Từ Điều 228 đến 235 có các quy định về xây dựng và đóng tàu. Các khoản khác và hình thức vay nợ được đề cập trong các điều 236 đến 277; các điều khoản cuô'i cùng đề cập tới nô lệ. Do thuộc tầng lớp thứ nhất là chỗ dựa cơ bản của Nhà nưác tại địa phương.

Để bảo vệ quyền lợi đối tượng của tầng lớp thô'ng trị, Hămmurabi rất coi trọng bộ phận các chiến binh. Những ưu tiên cho họ về quyền sở hữu đất đai, quyền thừa kế được thể hiện trong các Điều luật cho thấy tư tưởng vê Nhà nước dựa vào quyền lực quá rõ ràng.

Cũng giống như ở Ai Cập cổ đại, đô'i lập với hệ tư tương chính trị - pháp luật thống soái là hệ tư tưởng chính trị của tầng lớp những người bị cai trị. Mặc dầu được thể hiện một cách mờ nhạt thậm chí chịu ảnh hưỏng tư tưởng xuyên suốt vê sức mạnh các thần linh chi phô'i đời người v.v... nhđng quan niệm chán ghét chế độ đương thòi, sự vô vọng trong niêm tin vào sức mạnh của các đấng tối cao lại là “mầm mống” của những tư tưởng đối kháng xuất hiện ở Babilon. Chẳng hạn trong “trường ca vê kẻ mộ đạo đau bùôn” và “Lời thoại giữa ông chủ và nô lệ” đã lột tả được tâm trạng thù ghét trật tự đương thời của nhân dân, mặc dù họ chưa tìm thấy lối thoát cho mình.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật Minh Khuê, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật Minh Khuê 1900.6162 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email để được giải đáp thắc mắc.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật - Công ty Luật Minh Khuê