Nhạc hiphop latino kết hợp rap là nhạc gì năm 2024

artLIVE – Nhạc Rap là phong cách âm nhạc đường phố đa dạng về ca từ đem đến nhiều trải nghiệm và thế giới quan khác nhau đặc trưng cho văn hóa đường phố. Rap có thể mang tính nghệ thuật, thương mại và chính trị hoặc cả ba cùng một lúc – một yếu tố đã góp phần vào sự phổ biến của Rap.

Nguồn gốc và sự phát triển của nhạc Rap

Rap được viết tắt từ 3 từ Rhythm – And – Poetry, thể loại âm nhạc nghệ thuật tồn tại từ rất lâu trong văn hóa Hip-Hop của người Âu Mỹ. Nét đặc trưng của Rap bởi giai điệu du dương, cách trình diễn thông qua lời nói, hô vang ca từ hoặc lời bài hát theo vần điệu và nhịp nhạc kết hợp phong cách biểu diễn hút mắt.

Nhạc Rap không có cao độ và trường độ mà phụ thuộc vào cách đọc nhanh hay chậm Rapper. Đồng thời, mỗi Rapper sở hữu một giọng điệu khác nhau và cũng chính vì thế nhạc Rap cũng mang sự đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt của từng nghệ sĩ.

“Rap là thứ bạn làm, Hip-Hop là thứ bạn sống” – Rapper KRS One. Ảnh: thedoctorsorders.com

Phạm vi của Rap rất đa dạng từ phong cách thô sơ đến tinh tế, hay cả hai yếu tố trong một bài hát. Các chủ đề và ý tưởng được thể hiện qua Rap vô cùng đa dạng nhưng chủ yếu bao gồm các câu chuyện cá nhân, sự tự mãn, quan điểm chính trị, chơi chữ hoặc lăng mạ đối thủ.

Những năm 1970: Điểm bắt đầu

Thực chất không ai biết chính xác sự đời của nhạc Rap là khi nào, nhưng sự ra đời của nhạc Rap được cho là bắt nguồn từ nhiều thế kỉ trước tại Tây Phi. Những nhà lịch sử học Tây Phi kể rằng vùng đất của với những nhịp trống đơn giản có phong cách gần giống như nhạc Rap hiện đại mà chúng ta biết đến ngày nay. Sau đó, thời gian khi người châu Phi bị đưa đến châu Mỹ ép làm nô lệ thì hát chính là cách giúp họ đương đầu với những khổ cực của cuộc sống nô lệ nơi đây.

Rap bắt nguồn bởi những người Mỹ gốc Phi tại Hoa Kỳ. Ảnh: iconcollective.edu

Theo thời gian, Rap đã dần trở nên phổ biến tại khu Ghetto, Hoa Kỳ – nơi tập trung của những người nghèo, nô lệ, người da màu bị miệt thị cùng các tệ nạn xã hội. Bởi sống dưới sự bất công và phân biệt chủng tộc nặng nề tại Mỹ thời bấy giờ, nhạc Rap được người dân nơi đây xem là phương tiện giúp họ có thể nói lên tiếng lòng bị đè nén của mình. Đồng thời, đây cũng là công cụ duy nhất giúp họ có thể quên đi được thực tại về cuộc sống cơ cực và khốn khó.

Nhạc Rap trở nên phổ biến ở Mỹ trong những năm 1970 như một nghệ thuật đường phố, chủ yếu giữa những thanh niên người Mỹ gốc Phi. Nhạc cụ được sử vào thời gian này vô cùng đơn giản chỉ bao gồm hai mâm đĩa than và bộ hòa âm thanh với nhịp điệu chậm và đơn giản, trọng tâm được tập trung nhiều hơn vào lời bài hát.

DJ đã khiến Rap được phổ biến rộng rãi hơn tại New York. Ảnh: iconcollective.edu

Rap được chơi rộng rãi hơn khi DJ ở New York sử dụng các bộ gõ từ nhạc disco, soul hoặc funk để tạo ra các nhịp nền được lặp đi lặp lại. DJ Kool Herc được nhiều người công nhận là người khởi xướng ra thể loại này. Bởi trong những buổi tiệc của mình vào những năm 1970, ông đã sử dụng hai bàn đĩa xoay của mình để tạo ra các vòng lặp, nhịp điệu lặp đi lặp lại và kéo dài phần nhạc đệm của bài nhạc.

Giữa những năm 1980: Nhạc Rap bắt đầu phát triển

Tại quận Bronx của tiểu bang New York, làn sóng yêu thích Hip-Hop ngày một tăng cao. Trong những năm 1970 và giữa năm 1980, các DJ huyền thoại như Afrika Bambaataa ha Grandmaster Flash đã trở thành những hiện tượng trong nền âm nhạc. Đồng thời, trong thời gian này có rất nhiều nghệ sĩ và nhóm nhạc ra đời, có thể kể đến như Kurtis Blow – Rapper đầu tiên kí với Mercury Records vào năm 1979.

Rapper Kurtis Blow – Người đầu tiên kí với Mercury Record vào năm 1979. Ảnh: npr.org

Vào năm 1973, The Sugarhill Gang đã phát hành bài hát “Rappers Delight” mục đích thông báo các hãng đĩa về thể loại âm nhạc này. Sự bộc lộ phong cách âm nhạc này đã tạo ra các nhóm nhạc Hip-Hop nổi tiếng như Run-D.M.C và N.W.A. Khối lượng khán giả của nhạc Rap bắt đầu tăng lên, sự lan tỏa đã ảnh hưởng và mở rộng tầm nhìn với nhóm nhạc rap người da trắng The Beastie Boys và nhóm nhạc rap nữ Salt’nPepa.

Cuối những năm 1980 và đầu năm 1990: Kỷ nguyên vàng của làng Rap

Vào những năm 1984, khi vần và rap còn khá đơn giản thì dưới sự phát triển của kỹ thuật âm thanh, một thế hệ Rapper mới được sinh ra với cái tên “The Golden Era” – Kỷ nguyên vàng. Vào thời gian này, nhiều ca khúc và album được ra mắt mang màu sắc cùng âm điệu và hướng đi mới mẻ của nhạc Rap hiện đại.

Nhịp điệu bắt đầu trở nên dày đặc, bài hát cũng trở nên nhanh hơn và công nghệ lấy sample cũng trở nên phổ biến. Đồng thời, nó cũng trùng hợp vào giai đoạn khi lời bài hát trở thành một hình thức dùng để phản đối mạnh mẽ, tập trung vào những bất công của xã hội ở Mỹ thời bấy giờ.

Nhóm Public Enemy được đánh giá cao với lời bài hát mạnh mẽ và thông điệp truyền tải rõ . Ảnh: theguardian.com

Âm nhạc và lời bài hát mạnh mẽ của Public Enemy, Boogie Down Productions và KRS-One được gọi là rap “có ý thức” (còn được gọi là rap “thông điệp” hoặc “Afrocentric”); nhạc của N.W.A, Ice-T, Ice-Cube và Eazy-E được gọi là “gangsta” rap. Cả hai phong cách đều thống trị nền âm nhạc Hip-Hop trong suốt những năm 1990, nhưng Gangsta Rap đã bắt đầu chiếm ưu thế hơn trong thế kỷ 21.

Mặc sự thống trị của Gangsta Rap, một loạt phong cách Hip-Hop vẫn song song tồn tại bao gồm các sản phẩm có yếu tố R&B hoặc Funk với nhịp điệu của Hip-Hop có thể kể đến như MC Hammer, Heavy D hoặc Boyz. Các rappers Afrocentric như Lauryn Hill, De La Soul, A Tribe Called Quest hay Gang Starr lại ưa chuộng các mẫu nhạc soul và jazz trong bản phối của họ.

Cuối thập niên 1980 và 1990: Thời kỳ của Gangsta Rap

Vào những năm 1980, các nghệ sĩ Rap như Ice-T và Schoolly D đã bắt đầu chiến tranh “Gangsta Rap” giữa bờ Đông và bờ Tây bởi sự khác biệt về phong cách cũng như nội dung. Thể loại Rap này thường tập trung chủ yếu vào bạo lực đã hình thành nên lối sống và môi trường mà các rappers này lớn lên. Rapper Ice-T đã phát hành “6 in The Mornin” – sản phẩm được các nhà phê bình xem là bài gangsta rap đầu tiên.

“6 in The Mornin” của Ice-T đã khởi xướng cho xu hướng Gangsta Rap. Ảnh: blackouthiphop.com

Sự trỗi dậy của các rap beef (các bài nhạc rap được viết để chê bai, công kích về những điểm xấu của đối thủ) giữa bờ Đông và bờ Tây tiếp tục phát triển với Biggie và Tupac đại diện cho khu vực cũng như nền văn hóa của họ. Cả Biggie và Tupac đều nâng cao khái niệm gangsta rap cho khán giả chính lưu, từ đây các rapper nổi tiếng lần lượt ra đời giúp cho nhạc Rap vượt qua thời kỳ xung đột.

Snoop Dogg – một trong những người gây ảnh hưởng lớn đến phong cách G.Funk. Ảnh: tidal.com

Nhạc Rap bắt đầu rời tách khỏi lời hát xoay quanh các vấn đề về xã hội hoặc kinh tế mà bắt đầu tập trung nhiều hơn vào chủ đề xã hội đen hoặc bạo lực. Vào đầu những năm 1990 ở bờ Tây, Gangsta Rap đã phát triển thêm một nhánh mới – G.Funk, có âm thanh đặc biệt với giai điệu du dương, rãnh thôi miên chậm với âm trầm sâu và phần dẫn cao độ. Snoop Dogg là một trong những người có ảnh hưởng lớn đến G-Funk với bài hát nổi tiếng mang tên “Nuthin but a G Thang”.

Từ năm 2000 đến nay: Hip-Hop đương đại

Giữa những năm 2000, Jay-Z và Eminem là hai rapper đứng đầu dòng nhạc Rap cùng 50 Cent. Nhạc Rap được tạo ra với các nhịp flow cùng cách chơi chữ nhiều hơn, bên cạnh đó là xu hướng khai thác beat từ các nhà sản xuất nổi tiếng. Eminem đã thể hiện sự tức giận của bản thân bằng những ca từ về vấn đề nhức nhối trong xã hội qua album “The Slim Shady LP” – mở ra một con đường Rap hoàn toàn mới cho các nghệ sĩ.

Eminem – Rapper với những câu từ giận dữ trong âm nhạc. Ảnh: elleman.vn

Thể loại nhạc Rap tiếp tục phát triển với thế hệ nghệ sĩ Rap mới với sự tiến bộ của công nghệ cho phép Rapper tạo ra nhiều bản nhạc với nhiều sắc thái khác nhau, tràn đầy cảm xúc hơn. Đồng thời với phương pháp lấy sample, triển khai beat và các phương pháp phối nhạc đã tạo ra nhiều cái tên mới trong làng Rap đương đại.

Sự gia nhập của các Rapper trẻ tuổi cùng các ý tưởng mới khiến cho nhạc Rap trở nên gần gũi, dễ tiếp cận hơn và dần trở thành một trong những thể loại nhạc được yêu thích nhất. Một số nghệ sĩ Hip-Hop đang cực kỳ thành công như Kendrick Lamar, Drake, Nicki Minaj… Họ tập trung nhiều hơn vào chất trữ tình, nhịp điệu hơn, cũng như thêm bản sắc riêng của mình vào âm nhạc và đóng góp vào việc phát triển Hip-Hop ở hiện tại.

Nét đặc trưng của Rap

Điều khiến Rap trở nên khác biệt hơn các thể loại nhạc khác có lẽ chính là nguồn gốc bắt đầu của nó là sự khát khao ước vọng, thể hiện bản chất bản thân một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy, ngôn từ được sử dụng trong rap thường rất phóng khoáng và không bị gò bó ở bất kỳ giới hạn nào nên trong vài sản phẩm âm nhạc người sáng tạo cũng thêm thắt một ít câu chửi thề hay ho để thể hiện suy nghĩ và quan điểm của bản thân.

Rap với đặc trưng của nhịp flow, câu từ, nhịp beat riêng biệt của từng nghệ sĩ. Ảnh: Ghiền US-UK

Trong khi biểu diễn, các Rapper phải thể hiện nhuần nhuyễn các kỹ thuật trong câu từ cũng như thể hiện được chất riêng của mình từ cách flow, sử dụng ngôn từ, phối với nhịp nhạc… Quan trọng hơn hết, Rapper phải chú ý đến nhạc lý để hòa thanh của bài hát không bị phá vỡ, lệch nhạc và nghe thật bắt tai.

Thông thường, các nghệ sĩ rap sẽ sử dụng các câu chữ điêu luyện để bài hát thêm phần “catching” như lối chơi chữ, so sánh hoặc ẩn dụ. Bên cạnh đó là cách kết hợp câu từ, điểm nhấn trên nền nhạc thật hợp lý lại sáng tạo và độc đáo từ đó diễn đạt nội dung mà họ muốn truyền tải đến khán giả. Ngoài ra, với thể loại Freestyle, các Rapper sẽ ứng biến tức thời theo cách rap trên nền beat được cho sẵn.

Nhạc Rap tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nhạc Rap cũng phát triển vô cùng thịnh hành qua nhiều thế hệ với sự đặc trưng câu từ và nhịp điệu riêng của âm nhạc Việt.

Thế hệ F1: Từ 1997 đến 2005

Nền lịch sử Rap của Việt Nam được khai sinh với track Vietnamese Gang – Thai Viet G x Khanh Nhỏ. Tuy nhiên, trước đó các bài hát bởi nhóm Heart2Exit với thể loại chuyên về RnB/Soul với những đường flow đơn giản trên nền beat được xem là lúc Rap bắt đầu xuất hiện.

Thế hệ F2: 2006 đến 2008

Khoảng thời gian 2006 – 2007, văn hóa Hiphop phổ biến hơn và trở nên quen thuộc với giới trẻ Việt Nam. Cùng sức lan tỏa lớn mạnh, trong các playlist của các bạn trẻ không chỉ là các bản nhạc Pop đơn giản mà hòa cùng những tracks rap đặc trưng như Tuyết Yêu Thương – Young Uno hay Tiểu Thuyết Tình Yêu – Andree x Lee7 x It’s Lee.. Theo thời gian, nhiều Rapper trong giới underground bắt đầu xuất hiện và hình thành nên nền móng của thế hệ Rap mới.

Rap Việt Nam được biết đến nhiều hơn nhờ các ca khúc của giới trẻ kết hợp cùng tracks rap. Ảnh: makeitvietnam.com

Thế hệ F3: Năm 2009 đến 2012

Thế hệ này đã đem đến các bản tracks kinh điển cũng như làn sóng mới cho làng Rap Việt Nam. Trong đó nổi tiếng nhất là Joker’s Rule với Mr.A, JayTee, Mr.T, Elli’an, Bueno, Rin..

Rap bắt đầu được định hình vào thời gian này tại Việt Nam. Ảnh: makeitvietnam.com

Thế hệ F4: Từ 2013 đến 2016

Trong khoảng thời gian này, Rap Việt chào đón nhiều nhóm nhạc Rap mới xuất hiện và hoạt động mạnh như: Hazard Clique theo phong cách Hardcore Rap hay Sài Gòn Smoking Gangz aka SG.S.G aka SG Smokers.

Thế hệ F5: Từ 2017 đến nay

Những năm gần đây, các sân chơi cho Rapper ngày càng được mở rộng hơn tại Việt Nam. Điều đó giúp nhạc Rap trở lại mạnh mẽ hơn trước đây nhiều lần và luôn có vị trí nhất định trên thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay.

Hiện nay nhạc Rap trở nên thịnh hành và được các bạn trẻ yêu thích nhiều hơn. Ảnh: edm.com.vn

Rap dần trở thành một phần trong đời sống âm nhạc của Việt Nam với sự phóng khoáng và tự do. Nhạc Rap có sức hút mạnh mẽ đối với giới trẻ vì nhịp nhạc và ca từ vô cùng tươi trẻ, tất cả nhờ vào thế hệ Rapper tài năng đưa Rap đến tầm cao mới. Không chỉ sở hữu sự đặc trưng của Rap với các cá tính mạnh, sở hữu bản chất riêng, nhưng vẫn luôn giữ được chất “Việt” vốn có.