Nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc là gì trắc nghiệm

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 46 SGK Lịch sử 9

Những nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc là gì?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 9 trang 45 để trả lời.

- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

- Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền các dân tộc.

- Hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (tiếng Anh: United Nations Security Council, viết tắt UNSC) là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hợp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, khuyến nghị kết nạp các thành viên mới của Liên Hợp Quốc vào Đại hội đồng,[1] và thông qua bất kỳ thay đổi nào đối với Hiến chương Liên Hợp Quốc.[2] Những nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua mà phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc thì bắt buộc các nước hội viên của Liên Hợp Quốc phải thi hành. Hội đồng Bảo an không phụ thuộc vào Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
United Nations Security Council (Tiếng Anh)
Conseil de Sécurité des Nations Unies (Tiếng Pháp)
联合国安全理事会 (Tiếng Trung)
Совет Безопасности Организации Объединённых Наций (Tiếng Nga)
Nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc là gì trắc nghiệm
Trung Quốc
Mã Triêu Húc (2018)[5][6] Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1971–nay) Trung Hoa Dân Quốc (1946–1971)
Pháp François Delattre (2014)[7] Cộng hòa Pháp (1958–nay) Đệ Tứ Cộng hòa Pháp (1946–1958)
Nga Vasily Nebenzya (2017)[6] Liên bang Nga (1990–nay) Liên Xô (1946–1990)
Anh Quốc Matthew Rycroft (2015)[8] Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (1946–nay)
Hoa Kỳ Jonathan Cohen (2018)[6] Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (1946–nay)

Ghế UNSC được sắp xếp theo khu vực Liên Hợp Quốc.

Nhóm các nước Châu Phi

Nhóm các nước Châu Á - Thái Bình Dương

Nhóm các nước Đông Âu

Nhóm các nước Châu Mỹ Latin và Caribê (GRULAC)

Nhóm các nước Tây Âu và các nhóm quốc gia khác (WEOG)

Nguyên thủy, các thành viên thường trực được chọn từ những cường quốc chiến thắng sau Chiến tranh thế giới thứ hai: Trung Hoa Dân Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh và Mỹ. Năm 1971, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được chọn để thế chỗ của Trung Hoa Dân Quốc theo Nghị quyết 2758 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. Năm 1991, Liên bang Nga giành quyền thành viên Liên Hợp Quốc của Liên Xô, kể cả chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an.

Hiện nay, chỉ có 5 thành viên này là những quốc gia được phép sở hữu vũ khí hạt nhân chiếu theo Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Hiệp ước này không có giá trị pháp lý toàn cầu, vì không phải tất cả quốc gia có vũ khí hạt nhân đều ký phê chuẩn hiệp ước. Mặc dù không phải do sở hữu vũ khí hạt nhân mà các quốc gia này giành được quyền thành viên thường trực, lý do này đôi khi được dùng để biện minh cho vị trí của họ tại Hội đồng. Ấn Độ, Pakistan, có lẽ cả Bắc Triều Tiên và Israel (dù Israel chưa bao giờ thừa nhận có vũ khí hạt nhân) là những quốc gia đã thực sự có vũ khí hạt nhân bên ngoài khuôn khổ Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân.

Mỗi thành viên thường trực đều có quyền phủ quyết, quyền này có thể được dùng để phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào. Một phiếu chống có thể phủ quyết ý kiến của đa số (trên lý thuyết, một phiếu phủ quyết chỉ là một phiếu chống, dù vậy chỉ cần một phiếu chống đồng nghĩa với việc nghị quyết không thể được thông qua).

Thành viên không thường trựcSửa đổi

Có 10 thành viên khác được bầu chọn tại Đại hội đồng cho nhiệm kỳ hai năm, khởi đầu từ ngày 1 tháng 1[9]. Mỗi năm có 5 vị trí bị thay thế. Các thành viên được chọn bởi những nhóm các quốc gia trong cùng một khu vực, rồi được phê chuẩn bởi Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Nhóm khu vực châu Phi chọn 2 thành viên; các nhóm Bắc/Nam Mỹ, châu Á và Tây Âu chọn 2 thành viên cho mỗi nhóm; và khu vực Đông Âu chọn cho mình 1 thành viên. Vị trí thứ mười được chọn luân phiên mỗi hai năm một lần giữa các nhóm châu Á, châu Phi mà hiện nay là châu Phi.

Các thành viên không thường trực gần đây là:

Thành viên được bầu luân phiên [9]
Nhiệm kỳ Châu Phi (2,5) Châu Á & Thái
Bình Dương (2,5)
Mỹ Latin
& Caribe (2)
Tây Âu &
nước khác (2)
Đông Âu (1)
2022–2023 Gabon
Ghana
UAE Brasil Albania
2021–2022 Kenya Ấn Độ México Ireland
Na Uy
2020–2021 Niger
Tunisia
Việt Nam Saint Vincent và Grenadines Estonia
2019–2020 Nam Phi Indonesia Cộng hòa Dominica Bỉ
Đức
2018–2019 Bờ Biển Ngà
Guinea Xích Đạo
Kuwait Peru Hà Lan (2018)[10] Ba Lan
2017–2018 Ethiopia Kazakhstan Bolivia Thụy Điển

Ý (2017)[11]

2016–2017 Ai Cập
Sénégal
Nhật Bản Uruguay Ukraina
2015–2016 Angola Malaysia Venezuela New Zealand
Tây Ban Nha
2014–2015 Tchad
Nigeria
Jordan Chile Litva
2013–2014 Rwanda Hàn Quốc Argentina Úc
Luxembourg
2012–2013 Maroc
Togo
Pakistan Guatemala Azerbaijan
2011–2012 Nam Phi Ấn Độ Colombia Đức
Bồ Đào Nha
2010–2011 Gabon
Nigeria
Liban Brasil Bosna và Hercegovina

Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốcSửa đổi

Vai trò củaChủ tịch Hội đồng Bảo anbao gồm việc thiết lập chương trình nghị sự, chủ trì các cuộc họp và giám sát các cuộc khủng hoảng. Chức vụ của Hội đồng được mỗi thành viên nắm giữ trong một tháng, theo thứ tự chữ cái tiếng Anh của các quốc gia thành viên.[3]

Chủ tịch Hội đồng Bảo an năm 2020
Quốc gia Tháng
Việt Nam Tháng 1
Bỉ Tháng 2
Trung Quốc Tháng 3
Cộng hòa Dominica Tháng 4
Estonia Tháng 5
Pháp Tháng 6
Đức Tháng 7
Indonesia Tháng 8
Niger Tháng 9
Nga Tháng 10
Saint Vincent và Grenadines Tháng 11
Nam Phi Tháng 12

Cải tổ quy chế thành viênSửa đổi

Lâu nay, vẫn có nhiều cuộc tranh luận bàn về việc gia tăng số lượng thành viên thường trực. Các quốc gia mạnh mẽ đòi hỏi cho mình vị trí thường trực tại Hội đồng là Nhật Bản, Đức và Ấn Độ. Trong thực tế, Nhật Bản và Đức là 2 quốc gia đóng góp nhiều thứ nhì và thứ ba cho Liên Hợp Quốc. Mặt khác, Đức và Ấn Độ có mặt trong số các quốc gia góp quân nhiều nhất cho các sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan đã yêu cầu một nhóm cố vấn nghiên cứu để đưa ra những đề xuất cải tổ Liên Hợp Quốc vào cuối năm 2004. Một giải pháp đang được xem xét là nâng số thành viên thường trực lên con số 10. 5 ứng viên được đề cử là Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Brasil (được biết dưới tên Nhóm G4), vị trí còn lại dành cho châu Phi (có phần chắc là Nigeria hoặc Cộng hòa Nam Phi), hoặc là một đại diện từ Liên minh Ả Rập. Ngày 21 tháng 11 năm 2004, nhóm G4 đã ra một thông cáo chung ủng hộ lẫn nhau trong nỗ lực giành bốn vị trí thường trực này, cùng với một vị trí dành cho châu Phi. Pháp và Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ ý định trên. Hiện nay đề xuất này đã được chấp thuận bởi hai phần ba thành viên Đại hội đồng với 128 phiếu.

Nhật BảnSửa đổi

Nhật Bản là thành viên với mức đóng góp lớn thứ nhì cho ngân sách thường niên của Liên Hợp Quốc sau Mỹ. Số tiền nước Nhật chi cho ngân sách Liên Hợp Quốc lớn hơn tổng số đóng góp của Anh, Pháp, Trung Quốc và Nga. Nhật cũng có tên trong danh sách những quốc gia tặng dữ lớn nhất cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển – ODA (đóng góp bởi Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Tây Âu, viện trợ cho chính phủ các nước đang phát triển nhằm khuyến khích phát triển kinh tế và phúc lợi tại các quốc gia này). Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nhật Bản được xem là ứng viên triển vọng nhất cho ghế ủy viên thường trực.

Dù vậy, nỗ lực của Nhật Bản giành vị trí thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ các quốc gia Đông Á, nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Riêng Mông Cổ lại ủng hộ Nhật Bản trong nỗ lực này. Vẫn thường diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Dù những quốc gia này nối kết sự phản kháng của họ với quá khứ của Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh, nhiều người tin rằng nguyên do ẩn giấu đằng sau, đặc biệt trong trường hợp của Trung Quốc, là những tranh chấp về lãnh thổ.

Trong khi đó, có nhiều quốc gia khác bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho Nhật Bản. Những nước trong khu vực ủng hộ Nhật gồm có Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines và Việt Nam. Những quốc gia khác như Úc, Brasil, Pháp, Đức và Anh cũng bày tỏ lập trường tương tự.

Dù Mỹ mạnh mẽ ủng hộ việc dành cho Nhật Bản chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an, nước này lại bác bỏ đề xuất dành quyền thường trực đầy đủ cho nhóm G4+1, mà Nhật lại rất cần sự ủng hộ của nhóm này.

Tương tự, Trung Quốc không muốn Nhật có được vị trí thường trực. Hai thành viên có quyền phủ quyết này có thể gây nhiều khó khăn cho những cơ may của Nhật. Nga, dù thích thú với việc Nhật là một đối trọng quyền lực với Trung Quốc trong khu vực, lại tỏ ra quan tâm đến mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhật và Mỹ.

ĐứcSửa đổi

Đức là thành viên đóng góp nhiều thứ ba cho ngân sách Liên Hợp Quốc. Do vậy, cùng với Nhật Bản, nước này kiên quyết giành vị trí thường trực tại Hội đồng Bảo an.

Pháp công khai ủng hộ Đức: "Sự đóng góp tích cực của Đức, tư thế của nước này như một đại cường, ảnh hưởng quốc tế của Đức - nước Pháp muốn thấy quốc gia này được công nhận bằng một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an", Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã nói như thế trong một bài diễn văn đọc tại Berlin năm 2000. Cựu Thủ tướng Đức, Gerhard Schröder cũng thừa nhận rằng Nga, cùng các nước khác, ủng hộ Đức. Ngược lại, Ý và Hà Lan đề nghị nên dành vị trí ấy cho Liên minh châu Âu (EU), để EU trở nên thành viên Âu châu thứ ba tại Hội đồng, cùng với Anh và Pháp. Nhưng cựu ngoại trưởng Đức Joschka Fischer nói rằng Đức sẽ chấp nhận một ghế đại diện cho châu Âu miễn là Anh và Pháp tỏ dấu cho biết họ sẽ từ bỏ vị trí của mình. Ngược lại, Đức, với tư cách là một nước lớn hơn, cần có một ghế tại Hội đồng. Như vậy, trong năm 2004 nước Đức đẩy mạnh hơn chiến dịch vận động của mình. Tháng 8 năm 2004, cựu thủ tướng Gerhard Schröder bày tỏ lập trường hết sức rõ ràng: "Nước Đức có quyền giữ một ghế (tại Hội đồng Bảo an)". Nỗ lực của Đức giành được sự ủng hộ của Nhật, Ấn Độ, Brasil, Pháp, Anh, Nga và những nước khác. Thủ tướng đương nhiệm của Đức, Angela Merkel chưa có ý kiến về vấn đề này.

Ấn ĐộSửa đổi

Ấn Độ, một cường quốc có vũ khí hạt nhân, có dân số đông vào hạng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc). Nước này cũng là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới tính theo sức mua tương đương (purchasing power parity - PPP), và đang duy trì một lực lượng vũ trang lớn thứ tư trên thế giới (sau Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc). Ấn Độ nhận được sự ủng hộ công khai của một số thành viên thường trực như Pháp, Anh và Nga.

Lúc đầu, Trung Quốc chống Ấn Độ vì những lý do địa chính trị, gần đây, Trung Quốc dần dần thay đổi lập trường từ tiêu cực sang trung dung rồi trở nên tích cực. Ngày 11 tháng 4 năm 2005, Trung Quốc chính thức ủng hộ việc dành cho Ấn Độ một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an, miễn là không có phiếu phủ quyết nào. Mặc dù Mỹ không chính thức ủng hộ Ấn Độ - vì nhiều lý do, trong đó có một số không rõ ràng – Mỹ đang đàm phán riêng với Ấn Độ nhằm ủng hộ nước này (nghĩa là Mỹ không dùng quyền phủ quyết). Nếu tính đến số dân đông đảo và sức mạnh kinh tế chính trị đang phát triển, Ân Độ là một ứng viên nhiều triển vọng cho vị trí thường trực tại Hội đồng. Một nhân tố khác giúp ích cho cuộc vận động của Ấn Độ là sự kiện nước này là một trong những thành viên sáng lập của Hội đồng và đã tham gia vào các hoạt động của cơ quan này như các chiến dịch tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Síp, Campuchia, Yemen, Somalia, Rwanda, Namibia và những nơi khác.

BrazilSửa đổi

Brasil cũng là một ứng viên triển vọng cho vị trí thường trực tại Hội đồng. Có những chỉ dấu cho thấy Mỹ tỏ ý muốn ủng hộ Brasil miễn là không có phiếu phủ quyết. Một chọn lựa khả thi khác là Brasil có thể chia sẻ với Argentina cùng một ghế thành viên thường trực. Brasil có những thế mạnh của mình khi muốn giành quyền thường trực tại Hội đồng. Brasil là quốc gia có diện tích lớn nhất và dân số đông nhất châu Mỹ La tinh. Tuy vậy, nước này không sử dụng tiếng Tây Ban Nha, ngôn ngữ có khả năng kết nối Brasil với phần còn lại của Nam Mỹ (ngoại trừ Guyana). Brasil cũng nhận được sự ủng hộ từ Nga.

Một thành viên đến từ thế giới Hồi giáoSửa đổi

Kể từ sau khi Đế quốc Ottoman sụp đổ, khu vực Trung Đông chịu ảnh hưởng sâu đậm của Hồi giáo là vùng đất triền miên xảy ra những tranh chấp quốc tế. Những xung đột bùng nổ từng hồi từng lúc trong vùng buộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải can thiệp qua thông nhiều cuộc tranh luận và nhiều nghị quyết. Do đó, triển vọng giới thiệu một quốc gia Hồi giáo cho vị trí thường trực tại Hội đồng làm nhiều người lo âu, nhất là khi thành viên này được ban cho đặc quyền phủ quyết.

Bên ngoài thế giới Hồi giáo, đặc biệt là tại Mỹ, những nhà bình luận nêu lên các lo ngại cho rằng một thành viên Hồi giáo có thể sẽ dùng quyền phủ quyết để ngăn cản Liên Hợp Quốc sử dụng vũ lực tại Trung Đông hoặc tại biên giới giữa các quốc gia Hồi giáo (như trường hợp Kashmir và Chechnya), như vậy sẽ dẫn đến việc vô hiệu hoá sức mạnh của Liên Hợp Quốc trong khu vực này. Tình trạng thiếu dân chủ tại các quốc gia Trung Đông cũng là một lý cớ khác được các bình luận gia phương Tây đưa ra nhằm chống lại ý tưởng mời các quốc gia này gia nhập câu lạc bộ những thành viên thường trực với đặc quyền phủ quyết.

Đồng thời, đề án cải tổ của nhóm G-4 đã chối bỏ quyền có đại diện thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho hơn 1,6 tỉ người Hồi giáo trên khắp thế giới. Đây cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thế giới Hồi giáo và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho uy tín của Liên Hợp Quốc khi tổ chức này tham gia giải quyết các điểm nóng xảy ra tại Trung Đông và trong thế giới Hồi giáo. Tháng 6 năm 2005, các ngoại trưởng thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) ra tuyên bố yêu cầu một ghế thường trực cho thế giới Hồi giáo tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Những chống đối gần đây dành cho đề án cải tổ của nhóm G-4 có phần xuất phát từ vấn đề tế nhị vừa nêu. Hoa Kỳ và một vài quốc gia phương Tây chống lại bất cứ đề án nào dành quyền phủ quyết cho các thành viên mới. Trong Liên minh châu Phi, Ai Cập dẫn đầu sự phản kháng chống lại một đề án của Nigeria, theo đó chấp nhận một phiên bản của đề án G-4, phiên bản này đồng ý không dành quyền phủ quyết cho thành viên mới đến từ thế giới Hồi giáo.

Châu PhiSửa đổi

Cho đến nay, chưa có quốc gia châu Phi nào giành được ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an, điều này được xem là nguyên do chính thúc đẩy cuộc vận động cho châu Phi một vị trí tại Hội đồng. Những luận cứ sau đây có thể được xem là những lý cớ có tính thuyết phục giúp châu Phi giành được một vị trí thường trực tại Hội đồng:

  • Châu Phi là lục địa đông dân và lớn thứ nhì, sau châu Á (đại diện cho châu Á, Nga và Trung Quốc đã có ghế thường trực và Nhật Bản cũng đang vận động cho mình một ghế).
  • Châu Phi có số thành viên LHQ nhiều hơn bất cứ châu lục nào khác.
  • Châu Phi, như một toàn thể, không phải là một mối đe dọa cho hoà bình thế giới.

Hiện nay, châu Phi nhận được sự ủng hộ của Ấn Độ, hầu hết các nước Nam Mỹ (Liên minh Bắc–Nam), cùng với Nhật Bản và nhóm G-4. Anh và Pháp cũng kêu gọi dành quyền đại diện cho châu Phi.

Dù chưa có quốc gia châu Phi nào chính thức ứng cử cho vị trí thường trực tại Hội đồng Bảo an, Cộng hòa Nam Phi và Nigeria được xem là những lựa chọn triển vọng nhất. Nam Phi có nền kinh tế lớn nhất và phát triển nhất châu lục, trong khi Nigeria là nước đông dân nhất. Nigeria đang trở nên một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới nhờ vào trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của mình.

Quyền phủ quyếtSửa đổi

Nghị quyết của Hội đồng Bảo an với 15 thành viên về các vấn đề căn bản – chẳng hạn như nghị quyết kêu gọi đưa ra những biện pháp trực tiếp nhằm giải quyết một tranh chấp – cần có phiếu thuận của 9 thành viên. Một phiếu chống – phiếu phủ quyết – của 1 thành viên thường trực sẽ ngăn cản việc chấp thuận dự thảo nghị quyết, ngay cả khi bản dự thảo này có đủ số phiếu thuận theo quy định. Không tham gia bỏ phiếu không được xem là phủ quyết. Kể từ lúc ban đầu, Trung Hoa (Đài Loan/Trung Quốc) đã 5 lần sử dụng quyền phủ quyết; Pháp: 18 lần; Nga/Liên Xô: 122 lần; Anh: 32 lần; và Mỹ: 80 lần. Phần lớn phiếu phủ quyết của Liên Xô được đưa ra trong 10 năm đầu tiên của Hội đồng Bảo an. Con số phiếu phủ quyết kể từ năm 1984 là: Trung Quốc, 2; Pháp, 3; Nga, 4; Anh, 10; và Hoa Kỳ, 42.

Quyền lợi các thành viên không thuộc Hội đồngSửa đổi

Một quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc nhưng không phải là thành viên Hội đồng Bảo an có thể được tham gia các cuộc thảo luận của Hội đồng trong trường hợp Hội đồng xét thấy có liên quan đến quyền lợi của quốc gia này. Trong những năm gần đây, đặc quyền này được giải thích thoáng hơn, cho phép nhiều quốc gia tham dự các cuộc thảo luận của Hội đồng. Các quốc gia không phải thành viên Hội đồng thường được mời tham dự các cuộc họp khi Hội đồng xét thấy có liên quan.

Vai trò của Hội đồng Bảo anSửa đổi

Theo chương Sáu của bản Hiến chương: "Giải quyết các tranh chấp vì mục đích hoà bình", Hội đồng Bảo an "có thể điều tra bất cứ vụ tranh chấp nào, hoặc bất cứ tình huống nào có thể dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp". Hội đồng có thể "đề xuất những thủ tục hoặc phương pháp điều chỉnh" nếu Hội đồng xét thấy tình huống có thể gây nguy hại cho hoà bình và an ninh quốc tế. Những đề xuất này có tính ràng buộc đối với các thành viên Liên Hợp Quốc.

Chương Bảy dành cho Hội đồng quyền hạn lớn hơn để chọn lựa biện pháp cần thiết trong những tình huống "đe dọa hoà bình, xâm phạm hoà bình hoặc tiến hành xâm lấn". Trong những tình huống như thế, Hội đồng không bị giới hạn trong việc đưa ra những đề xuất nhưng có quyền hành động, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang "để duy trì hoặc phục hồi hoà bình và an ninh quốc tế". Điều này là nền tảng cho hoạt động quân sự của Liên Hợp Quốc tại bán đảo Triều Tiên năm 1950 trong Chiến tranh Triều Tiên và việc sử dụng quân lực liên minh tại Iraq và Kuwait năm 1991. Chiếu theo Chương Bảy các quyết định, như cấm vận kinh tế, có giá trị ràng buộc trên các thành viên Liên Hợp Quốc.

Vai trò của Liên Hợp Quốc trong nền an ninh chung của quốc tế được định nghĩa bởi Hiến chương Liên Hợp Quốc, dành cho Hội đồng Bảo an quyền lực để:

  • Điều tra bất cứ tình huống nào đe dọa hoà bình quốc tế;
  • Đề xuất những thủ tục nhằm giải quyết các tranh chấp cách hoà bình;
  • Kêu gọi các quốc gia thành viên gián đoạn hoàn toàn hoặc một phần quan hệ kinh tế cũng như các tiếp xúc viễn thông, bưu chính, hàng không, hàng hải, hoặc cắt đứt quan hệ ngoại giao; và
  • Thi hành nghị quyết của Hội đồng bằng các biện pháp quân sự, nếu xét thấy cần thiết.

Liên Hợp Quốc đã giúp ngăn chặn nhiều vụ bùng nổ vũ lực quốc tế để không trở thành những xung đột rộng lớn hơn. Tổ chức này cũng giúp mở lối giải quyết những tranh chấp qua thương thảo nhờ chức năng của mình như là một trung tâm thảo luận và thương thuyết, cũng như thông qua các hoạt động được LHQ bảo trợ như sứ mạng tìm hiểu sự thật, các nhà trung gian hoà giải, và những quan sát viên các cuộc ngừng bắn. Lực lượng Gìn giữ Hoà bình của Liên Hợp Quốc, với binh sĩ và trang bị được cung ứng bởi các quốc gia thành viên, thường chứng tỏ đủ khả năng hạn chế hoặc ngăn chặn những cuộc xung đột. Chìa khoá dẫn đến những thành công của nỗ lực gìn giữ hoà bình của Liên Hợp Quốc là thiện chí của các bên trong một cuộc xung đột muốn tiến tới một giải pháp hoà bình qua một tiến trình chính trị khả thi.

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách các Đại diện thường trực tại Liên Hợp Quốc
  • Liên Hợp Quốc
  • Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc
  • Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc
  • Tòa án Quốc tế vì Công lý
  • Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân
  • Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ “Article 4 (2) of Charter of the United Nations”.
  2. ^ “Article 108 of Charter of the United Nations”.
  3. ^ a b “The UN Security Council”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2012.
  4. ^ “DATA”. United Nations Peacekeeping (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ Permanent Mission of the People's Republic of China to the UN Lưu trữ 2016-08-15 tại Wayback Machine. Truy cập 22/05/2015.
  6. ^ Représentation permanente de la France auprès des Nations Unies à New York. Truy cập 22/05/2015.
  7. ^ UK Mission to the United Nations (New York). Truy cập 22/05/2015.
  8. ^ a b UN SC Current Members. Truy cập 22/05/2015.
  9. ^ “Elected to Security Council in Single Round of General Assembly Voting, Italy Says It Will Cede Non-Permanent Seat to Netherlands after 1 Year”. United Nations. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2016.
  10. ^ “General Assembly Elects 4 New Non-permanent Members to Security Council, as Western and Others Group Fails to Fill Final Vacancy”. United Nations. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2016.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
  • Lịch sử những lần phủ quyết của Hội đồng