Nhịp tim bpm là gì

Có thể bạn đã từng nghe thấy thuật ngữ bpm tại các phòng khám hoặc những bạn đam mê gym cũng thường quan tâm tới chỉ số bpm. Vậy bpm là gì? Làm thế nào để duy trì chỉ số bpm ổn định giúp tim khỏe mạnh. Mời bạn theo dõi bài viết này của wikithethao để có lời giải nhé!

Tìm hiểu chi tiết về chỉ số bpm

Định nghĩa bpm là gì? 

Chỉ số bpm (tiếng anh “beats per minute”) trong điện tim là đơn vị tính nhịp tim trong một phút.

Ví dụ nếu kết quả ghi là 70 bpm thì nhịp tim của người đó là 70 nhịp/phút. Chỉ số bpm có thể xuất hiện trên nhiều phương tiện và các xét nghiệm cận lâm sàng khác nhau.

Chỉ số nhịp tim bpm không phản ánh tính đều đặn của hoạt động tim. Trong những trường hợp có rối loạn nhịp tim, chỉ số bpm ghi nhận được là giá trị trung bình trong suốt thời gian được khảo sát.

Nhịp tim bpm là gì

Ý nghĩa của chỉ số bpm

Mặc dù nhịp tim bpm không đủ để nói lên tình trạng sức khỏe của cơ thể, thế nhưng nó lại là tiêu chuẩn giúp chẩn đoán và phát hiện những dấu hiệu để nhận biết những điều bất thường có thể xảy ra với cơ thể một cách nhanh nhất.

Việc theo dõi chỉ số bpm có ý nghĩa quan trọng đối với việc theo dõi sức khỏe của mỗi người:

  • Thể hiện sức khỏe và hoạt động của tim
  • Chỉ số quan trọng trong việc khám và điều trị các bệnh về tim hoặc dấu hiệu bất thường trong cơ thể

Hiểu về chỉ số bpm và biết cách đo bpm sẽ giúp bạn biết được những dấu hiệu của mốt số bệnh liên quan đến tim mạch. Bạn nên thường xuyên kiểm tra nhịp tim lúc nghỉ ngơi của cơ thể, tốt nhất là vài lần mỗi tuần vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Chỉ số bpm có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: sự căng thẳng, sự lo lắng, hormone, việc sử dụng các loại chất kích thích, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm…

Chỉ số bpm bình thường của người trưởng thành là bao nhiêu? 

Đối với những người khỏe mạnh, chỉ số bmp có thể trong khoảng 60 đến 90 nhịp/phút hay 60 đến 90 bmp. Tuy nhiên, một số người cũng sẽ có nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn.

Chỉ số bpm có thể thay đổi ở một số trường hợp cụ thể như vận động mạnh, lo lắng hoặc khi bạn nghỉ ngơi. Ví dụ khi tập luyện nhiều, nhịp tim sẽ có thể tăng lên đến 100 bmp, thậm chí một số trường hợp khác có thể tăng lên đến ngưỡng 150 – 200 bpm.

Nhịp tim bpm là gì

Chỉ số nhịp tim bpm bình thường của trẻ em là bao nhiêu? 

Đối với trẻ em, chỉ số nhịp tim thay đổi theo độ tuổi. Những bạn hiếu động thì nhịp tim có thể lên tới 200 lần/phút, tuy nhiên chỉ số này vẫn ở trong ngưỡng an toàn.

Dưới đây là bảng nhịp tim bình thường thay đổi theo độ tuổi mà bạn có thể tham khảo:

Độ tuổi Nhịp tim (lần/phút)
Sơ sinh 100 đến 160
Dưới 5 tháng tuổi 90 đến 150
Từ 6 đến 12 tháng tuổi 80 đến 140
Từ 1 đến 3 tuổi 80 đến 130
Từ 4 đến 5 tuổi 80 đến 120
Từ 6 đến 10 tuổi 70 đến 110
Từ 11 đến 14 tuổi 60 đến 105
Từ 15 đến 20 tuổi 60 đến 100
Trên 20 tuổi 50 đến 80

Chỉ số bpm bao nhiêu là nguy hiểm tới sức khỏe? 

Nếu trong khi nghỉ ngơi, không vận động mà nhịp tim của bạn quá nhanh hoặc quá chậm (chậm – khoảng 40 bpm, nhanh – 140 bpm) thì bạn nên gặp bác sỹ để thăm khám và nhận tư vấn để tránh các rủi ro nguy hiểm tới sức khỏe.

Nhịp tim bpm là gì

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường) ví dụ như:

  • Rối loạn tâm lý
  • Lao động hoặc tập luyện quá sức
  • Dùng chất kích thích…

Tuy nhiên, cũng có trường hợp rối loạn này là do các bệnh lý về tim mạch như thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim, tim bẩm sinh, các bệnh về van tim, tăng huyết áp, béo phì, cường giáp, viêm phổi mạn tính…

Vì thế, nếu có dấu hiệu bất thường về nhịp tim thì bạn cũng không nên chủ quan mà nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám nhằm phát hiện bệnh lý kịp thời.

Cần làm gì nếu chỉ số bpm tăng quá cao?

Chỉ số bpm quá cao sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đến tim mạch, đột quỵ. Do đó khi bpm tăng lên quá cao, để ngăn chặn các tình huống xấu có thể xảy ra bạn nên:

  • Hít thở thật sâu: Khi bạn cảm thấy nhịp tim đập nhanh, hồi hộp và khó thở hãy bình tĩnh hít một hơi thật sau. Thòi gian hét vào khoảng 5 – 8 giây rồi nén thở trong 3 – 5s, sau đó từ từ thở ra trong 5 – 8s. Việc này sẽ giúp điều chỉnh chỉ số bpm từ từ trở về bình thường.
  • Ho mạnh: Ho mạnh sẽ tác động lên thành lồng ngực 1 áp lực riêng giúp điều chỉnh nhịp đập của tim, khắc phục được chỉ số bpm tăng cao đột ngột.
  • Massage xong động mạch cảnh hay động mạch lớn trên cổ: Cách làm này sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị nằm ngay sát động mạch giúp làm nhịp tim giảm mạnh.
  • Sử dụng các loại thuốc hỗ trợ được chỉ định bởi bác sỹ: Nếu chỉ số bpm của bạn thường xuyên không ổn định, nên đi khám bác sỹ để có thể sử dụng các loại thuốc phù hợp giúp ổn định nhịp tim. Một số trường hợp có thể cấy máy khử rung tim, đốt điện tim…

Nhịp tim bpm là gì

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến nhịp tim bpm khi nghỉ ngơi

Ngoài tuổi tác, có một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nhịp tim khi nghỉ ngơi của bạn.

  • Nhiệt độ: Nhịp tim của bạn có thể tăng nhẹ khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ nóng.
  • Tác dụng phụ của thuốc ví dụ bạn đang điều trị trầm cảm.
  • Những cảm xúc mạnh, phấn kích: Nếu bạn lo lắng hoặc phấn khích, nhịp tim của bạn có thể tăng lên.
  • Cân nặng: Những bạn bị béo phì, gặp rắc rối về vấn đề cân nặng có thể có nhịp tim khi nghỉ ngơi cao hơn. Điều này là do tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp máu cho cơ thể.
  • Thiếu máu.
  • Nội tiết hoặc bất thường về nội tiết tố.
  • Bị hội chứng nhịp tim nhanh tư thế (PoTS): PoTS là sự gia tặng nhịp tim bất thường sau khi ngồi dậy hoặc đứng. Ngoài tim đập nhanh, này tạo một số triệu chứng điển hình của PoTS bao gồm chóng mặt và ngất xỉu.
  • Nhịp tim có thể tăng tạm thời khi bạn chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng.
  • Hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích: Những người hút thuốc hoặc rượu có xu hướng có nhịp tim khi nghỉ ngơi cao hơn.

Phân biệt sự khác nhau chỉ số bpm với huyết áp

Khá nhiều bạn nhầm lẫn giữa nhịp tim bpm với chỉ số huyết áp. Đây là hai chỉ số khác nhau, bạn có thể theo dõi bảng so sánh giữa huyết áp và nhịp tim sau:

Huyết áp Nhịp tim
Bản chất Là lực tác động của máu lên thành độngmạch khi tim bơm máu hỗ trợ hệ tuần hoàn Là số lần tim đập mỗi phút
Đơn vị đo mmHg (milimet thủy ngân) Bpm (beats per minute)
Các chỉ số phụ Chỉ số huyết áp bao gồm 2 chỉ số phụ là:

+ huyết áp tâm thu (áp lực khi tim co bóp tống máu và các đông mạch)

+ huyết áp tâm trương (áp lực khi tim giãn, nghỉ giữa các nhịp đập)

1 chỉ số duy nhất đại diện cho số lần tim đập mỗi phút (bpm)
Giá chỉ chuẩn 120/80mmHg 60 – 100 bpm

Như vậy, huyết áp và nhịp tim bpm không có liên hệ gì với nhau. Việc đo nhịp tim của một người không thể biết được huyết áp của người đó cao hay thấp. Đối với những người bị huyết áp cao, đo nhịp tim không phải là sự thay thế đo huyết áp. Ví dụ như khi huyết áp của bạn giảm thấp thì nhịp tim vẫn có thể ở mức bình thường.

Cách duy trì chỉ số bpm ổn định giúp tim khỏe mạnh

Duy trì lối sống lành mạnh để có chỉ số bpm ổn định 

Làm thế nào để xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh?

  • Tập thể dục thể thao: Tập luyện thể dục thể thao là một thói quen tốt. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn những hình thức và bài tập phù hợp với thể trạng, tránh tập quá sức khiến nhịp tim bpm tăng cao. Một số bài tập phù hợp như chạy bộ, bơi lội, yoga… sẽ giúp trái tim luôn khỏe mạnh.
  • Suy nghĩ tích cực, luôn yêu đời: Stress, căng thẳng khiến cho nhịp tim và huyết áp tăng. Do đó bạn nên giữ thái độ sống tích cực, lạc quan thông qua những hoạt động như tập yoga, thiền định hoặc nghe nhạc, đi du lịch để giải tỏa căng thẳng.
  • Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác: Trong thuốc lá có chứa nicotin làm kích thích sản sinh adrenaline khiến tim đập nhanh. Nhịp tim trở nên nhanh hơn và huyết áp cao rất dễ dẫn đến tăng huyết áp.

Nhịp tim bpm là gì

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để bpm ổn định giúp tim khỏe mạnh

Có thể bạn chưa biết, các căn bệnh thừa cân hay béo phì là nguyên do quan trọng khiến rối loạn nhịp tim. Thừa cân khiến cho tim phải làm việc nhiều hơn để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho tất cả các khu vực của cơ thể, gây tăng nhịp tim. Ngoài ra, béo phì làm gia tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch khác.

Do đó ngoài tập luyện thì cần phải xây dựng chế độ ăn lành mạnh là một điều cần thiết. Thay vì nạp quá nhiều các chất béo, chất tinh bột vào cơ thể, bạn hãy bổ sung thêm các thực phẩm chức nhiều vitamin, omega 3,… để giúp tim mạch hoạt động ổn định.

Khi xây dựng thực đơn ăn uống tốt cho tim mạch, nên chú ý 3 nhóm thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu khoáng chất: Magie, natri, canxi, kali là những khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Tình trạng thiếu hụt các khoáng chất này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.
  • Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Bổ sung omega-3 vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp bạn ngăn chặn rối loạn nhịp tim và giảm nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở người có tiền sử bệnh tim.
  • Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin: Chất béo xấu trong máu cao là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến nhịp tim. Trong khi trái cây và rau quả là nguồn thực phẩm giàu chất xơ tốt cho sức khỏe. Ăn nhiều hoa quả đồng nghĩa với việc bổ sung nhiều chất xơ, giảm hấp thu lượng chất béo có hại, bảo vệ tim mạch tốt hơn.

Nhịp tim bpm là gì

Hạn chế dùng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… bởi những chất này chỉ khiến nhịp tim đập nhanh hơn và hoạt động với công suất lớn hơn. Tham khảo các loại thực phẩm tốt cho tim mạch đã được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng:

  • Khoai lang
  • Cá hồi, cá ngừ
  • Cam
  • Đậu đen
  • Cà rốt
  • Dưa hấu
  • Quả óc chó
  • Yến mạch
  • Dâu
  • Sữa chua
  • Cà chua

Hướng dẫn cách đo nhịp tim bpm đơn giản nhất

Khi nào bạn cần đo nhịp tim bpm? 

Khi bạn đi kiểm tra sức khỏe hoặc khám bất kỳ một loại bệnh nào tại bệnh viên hoặc các cơ sở khám chữa bệnh, việc đầu tiên các nhân viên y tế sẽ làm là kiểm tra chỉ số bpm của bạn. Mặc dù vậy, để theo dõi sức khỏe và phát hiện kịp thời nguy cơ bị mắc bệnh, bạn nên đo nhịp tim bpm thường xuyên.

Nếu bạn gặp phải những tình trạng bệnh lý dưới đây, bạn nên đến các cơ sở y tế dể đo nhịp tim bpm:

  • Luôn trong trạng thái hồi hộp và căng thẳng, chóng mặt hoặc bị choáng ngất.
  • Gặp tình trạng đánh trống ngực liên tục trong một thời gian.
  • Tim đập loạn nhịp, có những triệu chứng như khó thở hay đau nhức tay, vùng cổ hay vùng ngực.
  • Sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó, nhịp đập của tim trở nên không ổn định.
  • Bị sụt cân không nguyên do, thường xuyên đau đầu, vã mồ hôi.
  • Cơ thể mệt mỏi, thao thức, bồn chồn ngử không ngon.

Như vậy, trong mỗi lần khám sức khoẻ tổng quan theo định kỳ để đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt nhất cũng như chẩn đoán các căn bệnh một cách kịp thời, bạn nên đo chỉ số bpm. Nếu có điều kiện máy móc hỗ trợ, bạn có thể tự kiểm tra bpm ở nhà với hướng dẫn dưới đây.

Cách tự kiểm tra bpm ở nhà nhanh nhất

Trên thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa nhịp mạch và nhịp tim. Tuy nhiên 2 chỉ số này lại hoàn toàn khác nhau:

  • Nhịp mạch là số lần co giãn của động mạch khi tim thực hiện quá trình bơm máu.
  • Nhịp tim bpm là số lần tim co bóp hoặc đập mỗi phút.

Do nhịp mạch bằng với nhịp tim hoặc chỉ có sự chênh lệch không đáng kể nên người ta có thể kiểm tra nhịp tim thông qua nhịp mạch.

Nhịp tim bpm của bạn thay đổi tùy thuộc vào những gì bạn đang làm, ví dụ bpm sẽ chậm hơn nếu bạn đang ngủ và nhanh hơn nếu bạn đang tập thể dục. Do đó, để đo được nhịp tim bpm chuẩn, bạn cần nghỉ ngơi và giữ yên trước khi kiểm tra.

Nhịp tim bpm là gì

  • Phương pháp truyền thông và thủ công: Để kiểm tra được nhịp tim, bạn có thể thông qua bắt mạch ở cổ tay, phía trong khuỷu tay, hai bên cổ, đỉnh của mu bàn chân, chính giữa nếp lằn bẹn….

Dùng ngón giữ và ngón trở bắt mạch tại 1 trong những vị trí trên. Sau đó ấn nhẹ, đếm nhịp trong 60 giây. Hoặc bạn có thể đếm mạch trong 10 giây rồi nhân với 6 để tìm nhịp đập bpm mỗi phút. Thông thường tần số mạch sẽ bằng với tần số tim.

  • Phương pháp thông dụng với máy móc: Ngoài phương pháp kiểm tra chỉ số bpm đơn giản trên, để chính xác hơn, bạn có thể sử dụng dụng cụ nghe tim chuyên dụng, máy đo nhịp tim hoặc đo điện tâm đồ.

Những câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu và theo dõi chỉ số bpm

Chỉ số bmp là gì? 

Bmp là từ viết tắt của beats per minute nghĩa là số nhịp tim trong mỗi phút của mỗi người.

Nhịp tim nghỉ ngơi (resting heart rate – RHR) là gì?  

RHR là nhịp tim của cơ thể lúc đang nghỉ ngơi thường được đo vào buổi sáng. Việc theo dõi thông số nhịp tim lúc nghỉ ngơi có thể giúp xác định các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Nhịp tim nghỉ ngơi cao có thể mang lại một số bệnh như cao huyết áp, còn nếu RHR dưới 60 gần như đồng nghĩa với việc bạn có một trái tim khỏe mạnh.

Huyết áp có mối quan hệ với nhịp tim bpm không? 

Chỉ số nhịp tim bpm và huyết áp hoàn toàn khác biệt với nhau, chúng không có giá trị tương đương để có thể thay thế cho nhau. Việc đo nhịp tim của một người không thể biết được huyết áp của người đó cao hay thấp.

Đối với những người bị huyết áp cao, đo nhịp tim không phải là sự thay thế đo huyết áp. Tăng nhịp tim không có nghĩa là huyết áp tăng và ngược lại.

Nhịp tim như thế nào cần cấp cứu càng sớm càng tốt?

Nếu bạn đột nhiên nhận thấy sự thay đổi trong nhịp tim của mình kèm theo các dấu hiệu:

  • Khó thở
  • Tức ngực hoặc đau
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Ngất xỉu

Đó có thể là dấu hiệu của một biến chứng tim nghiêm trọng và cần đến gặp sĩ hoặc phòng cấp cứu càng sớm càng tốt.

Tổng kết

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được bpm là gì và cách duy trì chỉ số bpm ổn định giúp tim khỏe mạnh. Để bảo vệ sức khỏe tim mạch và phát hiện sớm dấu hiệu của nhồi máu cơ tim, bạn và gia đình nên thay đổi lối sống cùng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh ngay từ bây giờ. Đừng quên theo dõi wikithethao để đọc những bài viết chuyên sâu để sống vui – sống khỏe hơn!

Có thể bạn quan tâm: 
>> Chỉ số bmi là gì? Cách tính chỉ số bmi chuẩn nhất
>> Metabolism là gì? Hiểu rõ về trao đổi chất để giảm cân hiệu quả