Nhóm đất nào là nhóm đất tốt nhất

Ở nước ta có 3 nhóm đất chính là Đất feralit, Đất mùn núi cao và Đất bồi tụ phù sa sông và biển. Mỗi loại đất có đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng khác nhau, cụ thể như sau:

1. Về đặc tính

(i) Đất feralit: Đất chua, nghèo mùn, nhiều sét. Có màu đỏ, vàng do nhiều hợp chất sắt, nhôm.

(ii) Đất mùn núi cao: Xốp, nhiều mùn, có màu đen hoặc nâu.

(iii) Đất bồi tụ phù sa: Nhìn chung rất phì nhiêu tười xốp, ít chua, giàu mùn, giữ nước tốt…

2. Nơi phân bối

(i) Đất feralit: Các miền đồi núi thấp ( đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ, đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung bộ…).

(ii) Đất mùn núi cao: Dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.

(iii) Đất bồi tụ phù sa: Ở các vùng đồng bằng và ven biển (đất trong đê, đất ngoài đê khu vực sông Hồng; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền, sông Hậu, đất chua, mặn, phèn ở các vùng Tây Nam Bộ…)

3. Diện tích

(i) Đất feralit: Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên.

(ii) Đất mùn núi cao: Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên.

(iii) Đất bồi tụ phù sa: Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

4. Giá trị sử dụng

(i) Đất feralit: Trồng cây công nghiệp.

(ii) Đất mùn núi cao: Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.

(iii) Đất bồi tụ phù sa: Được sử dụng trong nông nghiệp để trông lúa, hoa màu, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả…

Câu 1.Có mấy nhân tố hình thành đất?

A.3

B.4

C.5

D.3 yếu tố bên trong và 1 yếu tố bên ngoài

Câu 2.Thành phần hữu cơ nằm ở tầng nào của lớp đất?

A.Giữa tầng chứa mùn

B.Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.

C.Nằm ở tầng tích tụ

D.Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất

Câu 3.Thành phần hữu cơ chiếm bao nhiêu trọng lượng của đất?

A.Chiếm một tỉ lệ lớn

B.Chiếm 50%

C.Chiếm một tỉ lệ nhỏ

D.Chiếm hơn 80%

Câu 4.Cho biết thành phần khoáng chiếm tbao nhiêu trọng lượng của đất?

A.Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.

B.Bằng trung bình trọng lượng của đất.

C.Chiếm hết trọng lượng của đất.

D.Chiếm ít trọng lượng của đất.

Câu 5. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là

A. sinh vật.

B. đá mẹ.

C. địa hình.

D. khí hậu.

Câu 6. Thổ nhưỡng là gì?

A. Lớp vật chất vụn bở trên bề mặt lục địa, hình thành từ quá trình phong hóa.

B. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

C. Lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành các hoạt động trồng trọt.

D. Lớp vật chất tự nhiên, được con người cải tạo đưa vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 7. Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính nào sau đây?

A. Đất pốtdôn.

B. Đất đen.

C. Đất đỏ vàng.

D. Đất nâu đỏ.

Câu 8. Ở khu vực rừng nhiệt đới ẩm có loại đất nào sau đây?

A. Xám.

B. Feralit.

C. Đen.

D. Pốtdôn.

Câu 9. Các thành phần chính của lớp đất là

A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.

B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.

C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 

D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu 10. Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.

B. Thành phần quan trọng nhất của đất.

C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.

D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

Câu 11. Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?

A. Tích tụ.

B. Thảm mùn.

C. Đá mẹ.

D. Hữu cơ.

Câu 12. Các nhóm có sự khác biệt rất lớn về 

A. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.

B. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.

C. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.

D. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.

Câu 13. Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là

A. bức xạ và lượng mưa.

B. độ ẩm và lượng mưa.

C. nhiệt độ và lượng mưa.

D. nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 14. Đâu không phải là tên một nhóm đất điển hình trên Trái Đất?

A. Đất đen thảo nguyên

B. Đất đỏ vàng nhiệt đới

C. Đất pốt dôn

D. Đất đỏ nâu

Câu 15. Nhóm đất phổ biến nhất ở nước ta là:

A. Đất pốt dôn

B. Đất đen thảo nguyên ôn đới

C. Đất đỏ vàng nhiệt đới

D. Đất đài nguyên

2. THÔNG HIỂU (8 câu)

Câu 1.Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?

A. Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.

B. Vật chất ở trạng thái rắn chắc.

C. Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

D. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.

Câu 2.Nhận định nào khi nói về đất sau đây là đúng?

A.Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển

B.Trong đất còn có độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho đất, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển

C.Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển

D.Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất cần thiết và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển

Câu 3.Ở vùng núi cao quá trình hình thành đất yếu vì?

A.Trên núi cao áp suất không khí nhỏ

B.Nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá chậm

C.Lượng mùn ít

D.Độ ẩm quá cao

Câu 4.Đâu là đặc điểm không đúng với thành phần khoáng của lớp đất?

A.Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.

B.Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.

C.Tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất.

D.Gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.

Câu 5.Đâu là đặc điểm không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?

A.Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất

B.Có màu xám thẫm hoặc đen

C.Tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất

D.Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ

Câu 6. Đất không có tầng nào sau đây?

A. Hữu cơ.

B. Đá mẹ.

C. Tích tụ.

D. Vô cơ.

Câu 7. Dựa vào thành phần nào trong đất để xác định đất ấm hay khô?

A. Rẻ cây và không khí.                         

B. Nước.

C. Không khí và nước.                         

D. Mùn.

Câu 8. Nhận định nào dưới đây không đúng đối với quá trình hình thành đất?

A. Địa hình ảnh hưởng đến độ dày của tầng đất và độ phì của đất.

B. Đá mẹ ảnh hưởng đến màu sắc của đất.

C. Khí hậu ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của đất.

D. Thời gian quyết định đến màu sắc của đất.

3. VẬN DỤNG (7 câu)

Câu 1.Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm?

A.Đất cát pha

B. Đất xám

C.Đất phù sa bồi đắp

D.Đất đỏ badan

Câu 2.Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất tốt nhất dùng để trồng cây lúa là?

A.Đất cát pha

B.Đất xám

C.Đất phù sa bồi đắp

D.Đất đỏ badan

Câu 3. Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào?

A. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.

B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.

C. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.

D. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.

Câu 4. Ở nước ta, các loài cây sú, vẹt, đước phát triển và phân bố trên loại đất nào sau đây?

A. Đất phù sa ngọt.

B. Đất feralit đồi núi.

C. Đất chua phèn.

D. Đất ngập mặn.

Câu 5. Nhóm đất nào dưới đây được coi là nhóm đất tốt nhất?

A. Đất pốt dôn

B. Đất đen thảo nguyên ôn đới

C. Đất đỏ vàng nhiệt đới

D. Đất đài nguyên

Câu 6. Tại sao cần phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc?

A. Vì nếu không phủ xanh đất trống, trong tương lai, các vùng đất này sẽ biến thành những vùng đất chết hoặc bị sa mạc hóa.

B. Vì rừng bảo vệ và cải tạo đất nhờ có tán lá xoè rộng bảo vệ mặt đất bởi ánh nắng trực tiếp và mưa lớn, gây sạt lở, rửa trôi, xói mòn, rửa trôi,…

C. Rừng nuôi đất, cung cấp các thảm mục cung cấp chất cần thiết cho đất,...

D. Cả B và C

Câu 7. Hoạt động nào sau đây phá hủy nghiêm trọng cấu trúc và chất lượng đất?

A. Chặt phá rừng

B. Đốt rừng làm nương, rẫy

C. Sử dụng quá nhiều phân bón hóa học

D. Cả 3 ý trên

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1. Đâu không phải là biện pháp làm tăng độ phì của đất?

A. Xới đất

B. Sử dụng phân hóa học

C.  Sử dụng phân hữu cơ

D.Du canh, du cư, đốt rừng làm nương rẫy

Câu 2. Loại đất chủ yếu ở khu vực miền núi nước ta là đất gì? Phù hợp trồng những loại cây nào?

A. Đất phù sa, thích hợp trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày

B. Đất feralit, thích hợp để trồng rừng, các cây công nghiệp lâu năm.

C. Đất đỏ ba dan, thích hợp trồng chè, cà phê, cao su,…

D. Đất đen thảo nguyên, phù hợp để trồng lúa mì, lúa mạch  

Câu 3. Hiện tượng đất bạc màu được hiểu như thế nào?

A. Đất bạc màu là những loại đất đã bị mất đi các tính chất vốn có của nó, không có các sinh vật sống phát triển

B. Là một loại đất có màu nhạt hơn đất bình thường, được tạo thành sau quá trình cải tạo đất.

C. Đất bạc màu có cấu trúc và kết cấu kém, nghèo dinh dưỡng, thiếu mùn hữu cơ, khả năng giữ nước và điều hòa nhiệt độ thấp

D. A và C

Câu 4. Đâu không phải nguyên nhân khiến đất bạc màu?

A. Lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học

B. Trồng độc canh

C. Xói mòn, rửa trôi tầng đất mặt

D. Ô nhiễm mạch nước ngầm

Chỉ một số giáo viên đủ điều kiện mới xem được đáp án