Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

Macro photography có đối tượng là những vật thể rất nhỏ, chẳng hạn như côn trùng, hoa lá; đối tượng lớn hơn cũng có thể chụp, nhưng nên nhấn mạnh một vài chi tiết nhỏ. Chụp macro được nhiều người xem là chủ đề chụp thú vị, thư giản và hấp dẫn, nhưng cũng không ít những thách thức khó khăn và kiên nhẫn. Về thiết bị, bạn có thể sử dụng bất cứ máy nào. Nếu là máy ảnh DSLR hay Mirroless thì bạn phải sắm ống kính macro, nếu là máy ảnh du lịch thì thường có chế độ chụp macro nhưng sẽ có hạn chế nhất định, cũng như chụp bằng điện thoại hay các phụ kiện/ phần mềm hỗ trợ cũng vậy.

  • Kiên nhẫn, kiên nhẫn, kiên nhẫn...

Những ai từng chơi chủ đề macro đều thấy như thế, kiên nhẫn với chủ để và kiên nhẫn với bản thân. Chẳng hạn muốn chụp con chuồn chuồn, con ong hay bướm..., đôi khi phải chọn vị trí mà chúng hay đến và... chờ đợi. Và, đôi khi nó không đến! Nhưng nếu nó đến, bạn sẽ có một khung ảnh như ý, là điều mang lại nhiều niềm vui rất lạ.

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

Ánh sáng là chìa khoá cho một bức ảnh nói chung và cách riêng với chủ đề macro được thành công. Có thể bạn chỉ thích sử dụng ánh sáng tự nhiên, thì cũng phải hiểu rõ thời điểm, cường độ, hướng sáng, sự tác động và chọn góc phù hợp, hay cần thêm phụ kiện che chắn...​

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

  • Khẩu độ nào trong ảnh macro?

Khi bạn chụp với ống kính macro có tỷ lệ 1:1 thì hiệu ứng phóng đại sẽ thiệt về ánh sáng khoảng 2 stop. Chẳng hạn bình thường đúng sáng ở khẩu f/2.8 thì với ống macro phải khép khẩu f/5.6. Công thức sẽ là:
Hiệu quả khẩu độ = khẩu độ ống kính x 1 + tỷ lệ phóng đại.​

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

Để chụp chủ đề macro có độ sắc nét sâu, bạn cần sử dụng khẩu độ rất nhỏ, như f/16 - f/22. Nếu muốn nét toàn bộ đối tượng, như bình nước hoa, con bọ, con sâu... bạn phải dùng kỹ thuật Stacking Focus để xếp chồng nhiều bức ảnh có điểm nét khác nhau, chồng hàng loạt hình lại bằng phần mềm.​

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

  • Chân máy và tối ưu độ sắc nét

Chụp macro, với khẩu độ nhỏ, tốc độ thấp và ở cự ly rất gần, sự rung lắc phải được triệt tiêu nếu không muốn ảnh hưởng đến độ sắc nét đối tượng, bạn phải gắn máy vào chân máy cố định. Nhiều người còn cẩn thận sử dụng dây bấm mềm. Tuỳ đối tượng bạn có thể lấy nét tự động, nếu máy hỗ trợ Macro Servo AF, hoặc lấy nét thủ công (manual) tuỳ thói quen và ý đồ chụp.​

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

PHÂN LOẠI VÀ BỐ TRÍ CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP THƯỜNG GẶP TRÊN MÁY ẢNH

Về cơ bản, ta chia các chế độ chụp thường gặp trên máy ảnh ra thành 3 nhóm: Chế độ chụp tự động hoàn toàn, Các chế độ chụp theo khung cảnh định sẵn và Các chế độ chụp nâng cao.

Các chế độ chụp trên máy ảnh ống kính rời (và một số mẫu máy ảnh compact cao cấp) thường được đặt trên một đĩa xoay nằm trên đỉnh hoặc phía sau thân máy với rất nhiều lựa chọn để người dùng có thể thiết lập và thay đổi thật nhanh chóng. Trong khi đó, máy ảnh compact đa phần lại sử dụng một nút gạt với 3 chế độ tối giản: chụp tự động (Auto / iAuto / smart Auto), chụp tự động với các tùy chỉnh thiết lập bằng tay (Programme) và Quay phim.

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

Đĩa xoay với rất nhiều các chế độ chụp trên máy ảnh compact cao cấp.

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

Nút gạt với 3 chế độ tối giản trên đỉnh máy: Auto (chữ A xanh có dấu +), Programme (hình máy ảnh màu đen) và quay phim (hình máy quay).

Tuy nhiên, chế độ được đặt tên Programme (thường ký hiệu bằng hình chiếc máy ảnh màu đen) này về bản chất lại là một menu ẩn mà khi bạn lựa chọn nó, trên màn hình LCD của máy ảnh sẽ hiện ra rất nhiều các chế độ chụp tự động (cũng như nâng cao) khác để bạn có thê lựa chọn, và như vậy nó hoàn toàn khác với chế độ chụp Lập trình bằng tay (Programme) mà bài viết sẽ nói tới ở bên dưới.

CHẾ ĐỘ CHỤP TỰ ĐỘNG HOÀN TOÀN (AUTO / iAUTO / smart Auto)

Chế độ chụp tự động hoàn toàn thường được ký hiệu bằng một hình chữ nhật viền xanh, hoặc hình chiếc máy ảnh màu xanh, hoặc hình trái tim đỏ. Đôi khi chúng có thêm dấu + với ý nghĩa “intelligent”, “smart” hoặc “advanced” nhưng về bản chất giữa chúng không có sự khác biệt nhiều lắm.

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

Chế độ chụp Auto với ký hiệu hình chữ nhật màu xanh.

Ở chế độ chụp này, máy thực thi toàn bộ các khâu liên quan tới kỹ thuật như thiết lập tốc độ chụp, độ mở ống kính, ISO, đánh flash hay không đánh flash,… nhiệm vụ của người chụp chỉ là lấy nét, bố cục ảnh và nhấn chụp. Kiểu chụp này hữu ích với những người không có nhu cầu tìm hiểu sâu về nhiếp ảnh, mới sử dụng máy ảnh hoặc cần chụp một tấm hình thật nhanh trước khi khoảnh khắc trôi đi mất.

CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP TỰ ĐỘNG THEO KHUNG CẢNH ĐỊNH SẴN (SCENE MODE)

Hầu hết mọi loại máy ảnh đều có các chế độ chụp theo khung cảnh định sẵn. Các chế độ này có thể nằm trực quan trên đĩa xoay, hoặc nằm ẩn bên trong một chế độ chụp tối giản được ký hiệu bằng hình chiếc máy ảnh màu đen như đã nói tới ở trên, hoặc bởi chữ SCN hay SCENE, tùy theo cách bố trí của từng máy.

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

Chế độ chụp SCENE hay SCN, với nhiều chế độ chụp tự động theo khung cảnh định sẵn nằm ẩn bên trong.

Sau khi xoay đĩa xoay về ký hiệu chụp này, máy sẽ đưa ra một danh sách các chế độ chụp tự động theo khung cảnh định sẵn để người chụp lựa chọn.

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

Các chế độ chụp tự động theo khung cảnh định sẵn nằm ẩn trong Scene mode: Chân dung (Portrait), Phong cảnh (Landscape), Thể thao (Sports), Chụp đêm (Night), Chụp trong nhà / trong buổi tiệc (Party / Indoor).

Sau đây là một số chế độ chụp tự động theo khung cảnh định sẵn bạn có thể thường gặp:

Marco : Chụp cận cảnh, thích hợp khi chụp hoa, côn trùng, máy có thể sẽ cố gắng tính toán để mở khẩu độ lớn.

Flower: Một số máy có thể có chế độ tự động riêng cho chụp hoa.

Landscape : Chỉnh về chế độ này khi muốn chụp phong cảnh, máy thường làm tốt nhiệm vụ nếu trời quang đãng, ánh sáng đủ.

Sport : Chụp ảnh thể thao, giảm mờ nhòe khi đối tượng chụp di chuyển, máy thường tìm cách nâng tốc độ chụp lên, chụp nhanh để bắt đứng hình lại.

Night : Chụp cảnh đêm, máy có thể tính toán đẩy ISO lên cao, mở rộng khẩu độ hay giãn thời gian đóng màn trập (chụp tốc độ chậm)…

Night portrait: Chụp người ban đêm, máy có thể đẩy flash on và cố gắng nhận dạng và loại bỏ hiện tượng mắt đỏ.

Night landscape: Chụp phong cảnh ban đêm.

Fireworks: Chụp pháo hoa.

Beach: Cảnh biển, thường được máy hiểu là ánh sáng nhiều, chói nắng.

Snow: Trời nhiều tuyết, sáng trắng.

Và còn rất nhiều chế độ chụp được lập sẵn khác như tự chụp mình, chụp văn bản, chụp trong nhà bảo tàng, chụp ngược sáng, trẻ em, tiệc tùng, chân dung,… khi sử dụng chế độ SCN này, máy thường cố gắng xác định vật thể cần lấy nét, đặt vật ấy vào vùng rõ nét, loại bỏ mắt đỏ và cố gắng tính toán để điều tiết ánh sáng sao cho phù hợp (tăng giảm ISO, bật hay tắt Flash…) dựa trên kho dữ liệu ảnh mẫu được tích hợp bên trong máy.

CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP NÂNG CAO

Các chế độ chụp nâng cao là một phần không thể thiếu trên các mẫu máy ảnh ống kính rời, cũng như các mẫu máy ảnh compact cao cấp. Chúng bao gồm 4 chế độ: Chụp Lập trình bằng tay (Programme), Ưu tiên độ mở ống kính (Aperture Priority), Ưu tiên tốc độ chụp (Shutter speed Priority) và Chỉnh tay hoàn toàn (Manual).

Chế độ chụp Lập trình bằng tay (Programme)

Chế độ Programme thường được ký hiệu bằng chữ P.

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

Chế độ chụp Lập trình bằng tay, ký hiệu chữ P trên hầu hết mọi máy ảnh.

Ở chế độ chụp Programme, người chụp tự thiết lập một số thông số kỹ thuật như ISO, cách đo sáng (metering mode), giá trị phơi sáng (exposure value – EV), dùng hoặc không dùng flash, dựa vào đó máy ảnh sẽ tự thiết lập cặp thông số tốc độ – độ mở ống kính phù hợp. Đây là chế độ được mọi nhiếp ảnh gia khuyên dùng cho người mới bắt đầu chuyển sang máy ảnh ống kính rời.

Chế độ chụp Ưu tiên độ mở ống kính (Aperture Priority)

Chế độ chụp Apecture Priority thường được ký hiệu bằng chữ A, hoặc Av.

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

Chế độ chụp Ưu tiên độ mở ký hiệu bằng chữ Av, hoặc A.

Ở chế độ chụp này, ngoại trừ việc kiếm soát các thiết lập ISO, Metering mode, EV,… như trên, người dùng còn được phép kiểm soát độ mở ống kính thông qua phím xoay điều khiển trên máy. Máy sẽ dựa trên các thiết lập của người dùng để đưa ra tốc độ chụp thích hợp.

Chế độ chụp Ưu tiên khẩu độ thích hợp nhất đối với các thể loại ảnh chụp mà người dùng cần kiểm soát DOF, hay nói nôm na là khống chế hậu cảnh như ảnh chân dung hoặc tĩnh vật.

Chế độ chụp Ưu tiên tốc độ (Shutter speed Priority)

Chế độ chụp Ưu tiên tốc độ (Shutter speed Priority) thường được ký hiệu bằng chữ S, hoặc Tv.

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

Chế độ chụp Ưu tiên tốc độ, thường ký hiệu bởi chữ S hoặc Tv.

Chế độ này ngược với chế độ Av: máy ảnh sẽ tự chọn lựa độ mở ống kính thích hợp tùy theo thiết lập tốc độ (và các thông số khác) của người dùng.

Chế độ này sẽ hữu ích khi người dùng cần kiểm soát tốc độ chụp, trong các thể loại ảnh mà chủ thể có sự chuyển động như ảnh Thể thao, Đời thường, Sự kiện hoặc chụp trẻ em,…Việc chọn lựa tốc độ chụp nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào chủ định muốn “đóng băng” hành động của chủ thể, hay tạo ra cảm giác chủ thể đang di chuyển.

Chế độ chụp chỉnh tay hoàn toàn (Manual)

Chế độ chụp Chỉnh tay hoàn toàn (Manual) thường được ký hiệu bằng chữ M.

Nhóm máy ảnh nào không thể chụp cận cảnh

Chế độ chụp Chỉnh tay hoàn toàn, thường ký hiệu bởi chữ M.

Đúng như tên gọi, người dùng hoàn toàn tự thiết lập các thông số theo chủ đích của mình.

Chế độ chụp M thường được những người đã có kiến thức về nhiếp ảnh sử dụng, bởi nó điều khiển tăng / giảm sáng linh hoạt hơn. Kiểu chụp này đặc biệt hữu ích khi chụp với đèn flash, chụp ngược sáng hoặc trong ảnh có những vùng sáng / tối chênh lệch nhau lớn.

Theo genk