Những bài luyện tập của quân đội

Binh lính đầm mình trong tuyết trong chương trình huấn luyện quân sự ở Kashgar, khu tự trị Tân Cương.

Binh lính đầm mình trong tuyết trong chương trình huấn luyện quân sự ở Kashgar, khu tự trị Tân Cương.

Những bài luyện tập của quân đội

Cảnh sát bán quân sự trong bài tập nhằm chế ngự nỗi sợ hãi tại Trừ Châu, An Huy.

Cảnh sát bán quân sự trong bài tập nhằm chế ngự nỗi sợ hãi tại Trừ Châu, An Huy.

Những bài luyện tập của quân đội

Cảnh sát bán quân sự tham gia bài tập trèo tường chống khủng bố tại Thượng Hải.

Cảnh sát bán quân sự tham gia bài tập trèo tường chống khủng bố tại Thượng Hải.

Những bài luyện tập của quân đội

Một nhóm binh sĩ tập luyện tấn công bằng dao tại căn cứ quân sự ở Trừ Châu, An Huy.

Một nhóm binh sĩ tập luyện tấn công bằng dao tại căn cứ quân sự ở Trừ Châu, An Huy.

Những bài luyện tập của quân đội

Những quân nhân tham gia bài tập đối kháng dưới bùn lầy.

Những quân nhân tham gia bài tập đối kháng dưới bùn lầy.

Những bài luyện tập của quân đội

Một nhóm quân nhân khiêng thuyền chạy trên địa hình ngập nước trong đợt huấn luyện ở Tứ Xuyên.

Một nhóm quân nhân khiêng thuyền chạy trên địa hình ngập nước trong đợt huấn luyện ở Tứ Xuyên.

Những bài luyện tập của quân đội

Một cảnh sát Trung Quốc hạ gục kẻ khủng bố giả định trong bài tập giải cứu máy bay bị bắt cóc tại sân bay Quốc tế Nanjing Lukou.

Với nhiều giải pháp được triển khai, ngoài việc huấn luyện trên thao trường, bãi tập, tăng cường cho bộ đội luyện tập thể dục, thể thao thì hành quân rèn luyện là một trong những nội dung được sư đoàn thực hiện có nền nếp, chất lượng, qua đó tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai cho bộ đội. Theo Trung tá Đào Duy Tân, Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng sư đoàn, hành quân rèn luyện là chế độ được đơn vị thực hiện nghiêm túc hằng tuần, với đầy đủ quân tư trang, vật chất theo biên chế. Quá trình hành quân kết hợp phát tình huống để đơn vị và bộ đội xử lý dưới sự chỉ đạo, theo dõi trực tiếp của lãnh đạo, chỉ huy sư đoàn cùng các cơ quan chuyên môn.

Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Hành quân rèn luyện, nâng cao sức khỏe bộ đội ở Sư đoàn 2 (ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19). 

Có mặt tại Tiểu đoàn SPG-9 khi đơn vị đang gấp rút làm công tác chuẩn bị cho buổi hành quân theo kế hoạch, Thiếu tá Nguyễn Văn Khánh, Tiểu đoàn trưởng cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đơn vị xây dựng kế hoạch, phương án hành quân, trú quân phù hợp, linh hoạt, vừa bảo đảm huấn luyện cho bộ đội, vừa an toàn phòng, chống dịch. Mặt khác, đơn vị tăng cường hoạt động thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe cho bộ đội nên quân số khỏe của đơn vị thường xuyên đạt 100%, sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ ngay khi có lệnh”. Binh nhất Phan Văn Viện, chiến sĩ Đại đội 3, Tiểu đoàn Cối 100 bộc bạch: “Đặc thù của đơn vị khi hành quân phải mang vác nặng, vì vậy, chúng tôi luôn nêu cao ý thức, coi trọng việc rèn luyện để tăng cường sức bền, sát với điều kiện hành quân chiến đấu”.

Với việc thực hiện nghiêm chế độ, nền nếp và làm tốt công tác động viên tư tưởng bộ đội nên sức khỏe, sức chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 2 luôn ở mức cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

CSM thường bị tâm lý, lúng túng và thể lực hạn chế; trình độ, khả năng nhận thức không đồng đều..., trong khi nội dung huấn luyện nhiều, cường độ liên tục. Nếu tổ chức, phương pháp huấn luyện, nhất là duy trì luyện tập không hợp lý thì khó đạt kết quả cao.

Huấn luyện thiết thực, “bốn dễ”

Quá trình tìm hiểu tại các đơn vị, khi chúng tôi hỏi “cán bộ huấn luyện cần làm gì để đồng chí tiếp thu nội dung tốt nhất?”, đa số CSM trả lời: Quá trình huấn luyện cần có hình ảnh trực quan, chú trọng động tác mẫu, giảng sâu kỹ những nội dung, động tác khó để người học hiểu rõ vấn đề, nắm chắc động tác. Đối với những chiến sĩ chậm hiểu thì cần tổ chức giảng giải, hướng dẫn, luyện tập riêng; tăng cường liên hệ thực tiễn để chiến sĩ dễ hiểu, dễ nhớ. “Ví dụ như nội dung huấn luyện ném lựu đạn và đánh thuốc nổ, đơn vị tôi cho CSM xem những đoạn phim về cảnh ném lựu đạn và đánh thuốc nổ thật trong chiến đấu, rồi nhận xét về hành động của bộ đội trong phim, giúp chúng tôi dễ hiểu và nhớ lâu, đồng thời làm quen với tiếng nổ để không bị bỡ ngỡ, tâm lý”, CSM Nguyễn Tuấn Hải ở Trung đội 9, Đại đội 3, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 50, Bộ CHQS TP Hải Phòng) kể.

Từ thực tế nhiều năm chỉ đạo công tác huấn luyện ở đơn vị chủ lực đủ quân, Đại tá Nguyễn Trung Hiếu, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 1, chia sẻ kinh nghiệm: “Vấn đề cần chú ý nhất trong huấn luyện CSM là cán bộ phải có phương pháp giảng bài và tổ chức luyện tập khoa học để bộ đội dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện và dễ vận dụng. Quân đoàn 1 yêu cầu cán bộ huấn luyện phải thực hiện đúng phương châm “4 dễ” này. Theo đó, từ công tác chuẩn bị vật chất, thao trường huấn luyện, các sáng kiến, cải tiến mô hình, học cụ đến tập huấn, thông qua bài giảng, bồi dưỡng cán bộ ở các cấp đều chú trọng vào giúp đội ngũ cán bộ thực hiện tốt phương châm “4 dễ” để thiết thực tạo bước đột phá về chất lượng huấn luyện”.

Trao đổi với nhiều đồng chí cán bộ, chúng tôi được biết, những điểm hạn chế trong huấn luyện CSM của đội ngũ cán bộ trẻ là: Mất nhiều thời gian giảng lý thuyết, ít liên hệ thực tiễn và chưa đầu tư để có nhiều dụng cụ, hình ảnh trực quan, động tác mẫu thiếu chuẩn xác và chưa biết nhấn mạnh các điểm cần chú ý, nội dung trọng tâm trong từng vấn đề huấn luyện, dẫn đến chiến sĩ khó tiếp thu nội dung. Những kinh nghiệm về huấn luyện “4 dễ” chính là để khắc phục những hạn chế này.

Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội

Hội thao gói buộc lượng nổ của chiến sĩ mới Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 1 (Sư đoàn 9, Quân đoàn 4). Ảnh: HOÀNG THÀNH  

Thực hiện phương châm huấn luyện “cơ bản, thiết thực, vững chắc”, giúp bộ đội dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện và dễ vận dụng, chúng tôi được biết, Quân đoàn 1 và nhiều đơn vị khác đã lựa chọn cán bộ có kinh nghiệm để giao quản lý, huấn luyện CSM, đồng thời tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kỹ lưỡng cho tiểu đội trưởng trở lên trước khi bước vào huấn luyện, nhất là về phương pháp giảng bài và tổ chức, duy trì luyện tập, bởi trình độ, năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ là yếu tố quyết định chất lượng huấn luyện. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị do thiếu cán bộ nên vẫn phải bố trí sĩ quan mới ra trường hoặc cán bộ ít kinh nghiệm, học khác chuyên ngành đảm nhiệm huấn luyện CSM, dẫn tới phương pháp truyền đạt và tổ chức luyện tập chưa tốt.

Từ thực tế kiểm tra, đánh giá kết quả tháng đầu huấn luyện năm 2022 ở một số đơn vị, Cục Quân huấn (Bộ Tổng Tham mưu) đã chỉ ra những điểm cần rút kinh nghiệm, như: Tổ chức, phương pháp huấn luyện CSM của một số cán bộ chưa phù hợp, sử dụng đội mẫu, mô hình học cụ, tranh vẽ còn hạn chế; phương pháp duy trì luyện tập, sửa tập bắn súng AK bài 1 của một số trung đội trưởng chưa khoa học; ghi chép sổ sách theo dõi kết quả luyện tập bắn súng của một số tiểu đội trưởng, trung đội trưởng còn chung chung; tổ chức rút kinh nghiệm sau khi tập bắn chưa kịp thời; khẩu lệnh, tác phong của tiểu đội trưởng duy trì luyện tập còn hạn chế... 

Tăng kiểm tra và kịp thời rút kinh nghiệm

“Để nâng chất lượng huấn luyện nói chung, huấn luyện CSM nói riêng thì việc tăng cường công tác kiểm tra để phát hiện hạn chế, thiếu sót cũng như những cách làm hay, kịp thời rút kinh nghiệm nhằm “nhân khá, xóa kém” là biện pháp quan trọng hàng đầu của các đơn vị và đội ngũ cán bộ từ tiểu đội trưởng trở lên”, Thượng tá Lê Tiến Thành, Phó lữ đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Lữ đoàn 101 (Vùng 4 Hải quân), cùng nhiều đồng chí cán bộ cấp trung, sư đoàn mà chúng tôi trao đổi đã khẳng định như vậy. 

Tìm hiểu về cách kiểm tra và rút kinh nghiệm trong huấn luyện CSM, chúng tôi thấy mỗi cấp đơn vị có cách làm bảo đảm phù hợp. Thường ở cấp trung, sư đoàn thành lập các tổ công tác do chỉ huy hoặc cán bộ cơ quan tham mưu phụ trách, xuống các đơn vị để kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, rút kinh nghiệm. Chỉ huy tiểu đoàn, đại đội phân công kiểm tra, theo dõi từng bộ phận hoặc theo nội dung huấn luyện. Cấp trung đội, tiểu đội thường xuyên kiểm tra đến từng tổ và chiến sĩ. Các đơn vị đều tổ chức kiểm tra, hội thao sau từng buổi, cuối nội dung huấn luyện hoặc định kỳ (tuần, tháng) để đánh giá kết quả huấn luyện. Việc rút kinh nghiệm được tiến hành ngay sau khi phát hiện có hạn chế, thiếu sót, trong giao ban hằng ngày, hằng tuần, sau mỗi lần hội thi, hội thao. Nội dung huấn luyện nào có nhiều phân đội, nhiều cán bộ, chiến sĩ làm chưa tốt, chưa thống nhất thì tổ chức rút kinh nghiệm chung, hoặc ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo khắc phục.

“Ngoài các tổ công tác tiến hành kiểm tra và tổ chức rút kinh nghiệm, hướng dẫn đơn vị huấn luyện thường xuyên, chỉ huy sư đoàn và các trung đoàn tăng cường kiểm tra đột xuất để đánh giá kết quả thực chất, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm huấn luyện của cán bộ, chiến sĩ. Đặc biệt, chúng tôi thực hiện kiểm tra cán bộ huấn luyện trước khi kiểm tra chiến sĩ vì cán bộ có làm tốt thì mới huấn luyện đúng và duy trì luyện tập, sửa tập cho bộ đội hiệu quả”, Đại tá Đặng Văn Tuân, Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) chia sẻ.

Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
 Kiểm tra động tác ném lựu đạn của chiến sĩ mới Đại đội 1, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 165 (Sư đoàn 312, Quân đoàn 1). Ảnh: DUY ĐÔNG

Hôm đến Lữ đoàn 299 (Quân đoàn 1), chúng tôi cùng Trung tá Đinh Mạnh Hùng, Phó tham mưu trưởng lữ đoàn, ra thao trường kiểm tra các đại đội huấn luyện CSM và được chứng kiến Thượng úy Lê Xuân Du, Trung đội trưởng Trung đội 7, Đại đội 8, Tiểu đoàn 3 duy trì đơn vị luyện tập nội dung đánh thuốc nổ rất khoa học, hiệu quả. Bãi tập được bố trí thành 3 tuyến, gồm: Tuyến gói buộc; tuyến chắp nối liên kết; tuyến dùng lượng nổ đánh mục tiêu. Mỗi tiểu đội thành đội hình hàng ngang, luyện tập ở một tuyến. Sau khẩu lệnh “Bắt đầu tập”, Thượng úy Lê Xuân Du và 3 tiểu đội trưởng bấm đồng hồ tính thời gian; các chiến sĩ ở tuyến 3 nhanh chóng gói buộc, ở tuyến 2 thực hành chắp nối liên kết, ở tuyến đầu thì thực hiện động tác mang lượng nổ chuẩn bị cơ động đánh mục tiêu. Các tiểu đội trưởng đi kiểm tra và hướng dẫn, sửa tập cho chiến sĩ. Trung đội trưởng Lê Xuân Du trực tiếp kiểm tra và sửa động tác mang lượng nổ cho các chiến sĩ ở tuyến 1, rồi ra lệnh cơ động lên đặt lượng nổ...

Sau khi các chiến sĩ ở tuyến 1 tập xong, Thượng úy Lê Xuân Du rút kinh nghiệm bằng cách gọi chiến sĩ có những động tác thừa và chưa đúng lên “diễn lại” cho đơn vị quan sát, rồi anh làm mẫu và nêu cụ thể từng điểm cần chú ý khi mang lượng nổ, khi cơ động và khi đặt lượng nổ vào mục tiêu...; giải thích rõ vì sao phải như vậy. Lần tập sau, các chiến sĩ đã thực hành động tác tốt hơn hẳn.

Cứ như vậy, CSM ở từng tuyến lần lượt di chuyển lên, thực hiện xoay vòng đổi tập rất khoa học. Trung tá Đinh Mạnh Hùng cho biết: “Việc tăng cường tập động tác thực hành và rút kinh nghiệm ngay sau mỗi lần tập đã nâng chất lượng huấn luyện hơn hẳn. Như ở nội dung gói buộc và tra lắp đồ dùng gây nổ, theo quy định chung, CSM làm đúng kỹ thuật trong 12 phút thì đạt loại giỏi, nhưng đại đa số CSM của lữ đoàn chỉ làm hết 10 phút. Bộ đội được luyện tập nhiều nên rất thành thạo”.

"Bí quyết" tạo sự hứng khởi thi đua

Huấn luyện quân sự vốn khô cứng, vất vả, nhất là khi huấn luyện ngoài thao trường trong điều kiện thời tiết mưa rét hoặc nắng nóng. Nếu đơn vị không tạo được không khí thi đua, sự hứng khởi trong quá trình huấn luyện thì dễ khiến các CSM cảm thấy mệt mỏi, thiếu ý chí quyết tâm phấn đấu và kết quả huấn luyện sẽ không cao.

"Đồng chí làm thế nào để tạo sự hứng khởi và khí thế thi đua trong huấn luyện giữa các chiến sĩ và giữa các đơn vị?". Với câu hỏi này, bên cạnh những cách làm mang tính bài bản, sáng tạo, như ở Sư đoàn 312 (Quân đoàn 1) có mô hình "Sao Chiến thắng" (bình chọn những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến để tôn vinh và đưa đến các đơn vị trao đổi, phổ biến kinh nghiệm trong huấn luyện, rèn luyện), chúng tôi còn nhận được nhiều câu trả lời thú vị từ các đồng chí cán bộ cấp phân đội.

Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Những bài luyện tập của quân đội
Niềm vui trên thao trường của chiến sĩ mới ở Đại đội 7, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 18 (Sư đoàn 325, Quân đoàn 2). Ảnh: DUY VĂN 

Trung úy Nông Ích Thùy, Trung đội trưởng Trung đội 5, Đại đội 6, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 141 (Sư đoàn 3, Quân khu 1) cho biết: "Cùng với quan tâm bảo đảm đủ nước uống ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè và tổ chức các trò vui chơi giải trí cho bộ đội khi huấn luyện ngoài thao trường, rồi biểu dương kịp thời, chấm điểm thi đua theo đúng quy chế của đơn vị, thỉnh thoảng, tôi tổ chức cho các tiểu đội thi đua với nhau trong từng nội dung huấn luyện bằng cách kiểm tra, hội thao. Tiểu đội nào kết quả thấp hơn thì mua nước ngọt phục vụ tiểu đội có kết quả cao hơn, hoặc chiều hôm đó được nghỉ tăng gia để chơi thể thao. Các tiểu đội cũng tổ chức cho các tổ và chiến sĩ thi đua với nhau như vậy, chiến sĩ nào đạt kết quả cao nhất có thể được miễn một buổi gác, hoặc không phải mang vác vật chất, học cụ từ thao trường về... Thực tế cho thấy, những biện pháp vui vẻ như vậy đã tạo khí thế thi đua sôi nổi giữa các chiến sĩ, các tổ, tiểu đội và CSM rất hứng khởi trong quá trình huấn luyện".

Nhiều đồng chí cán bộ cấp trung đội, tiểu đội cũng chia sẻ "bí quyết đơn giản" tạo khí thế thi đua trong huấn luyện như Trung úy Nông Ích Thùy. Có đơn vị còn sáng tạo thêm những hình thức vui vẻ khác, như các chiến sĩ "thua" trong hội thao thì giờ nghỉ giải lao phải hát một bài, kể một câu chuyện vui hoặc nhảy lò cò một vòng quanh đội hình tiểu đội, công kênh chiến sĩ đạt kết quả cao nhất đi một vòng... Trong tiếng vỗ tay, tiếng cười sảng khoái, tất cả cán bộ, chiến sĩ đều cảm thấy thoải mái, thư giãn, tăng thêm tinh thần đoàn kết, tan hết mệt nhọc và cùng tự giác phấn đấu học tập, huấn luyện để đạt kết quả tốt hơn.

Qua các phiếu khảo sát và trực tiếp tìm hiểu tại nhiều đơn vị cho thấy, những năm gần đây, huấn luyện CSM gặp một số khó khăn do thể lực của CSM có những hạn chế, như: Tay ít hoạt động mạnh từ nhỏ nên ném lựu đạn không xa, giữ súng ở tư thế đứng bắn không chắc chắn; mắt nhiều chiến sĩ hơi bị cận vì sử dụng máy tính, điện thoại từ nhỏ ảnh hưởng đến ngắm bắn; sức chịu đựng không bền bỉ, dẻo dai... Các đơn vị phải chú ý khắc phục những hạn chế này bằng cách từng bước rèn luyện, tổ chức cho CSM tập luyện các nội dung bổ trợ để nâng dần thể lực, thị lực. Bên cạnh đó, một số đơn vị còn gặp khó khăn về thao trường, bãi tập (diện tích hạn hẹp hoặc ở xa doanh trại, mất nhiều thời gian cơ động); học chính trị và các nội dung lý thuyết chưa có đủ hội trường và bàn nên khó thực hiện khi trời mưa, khó ghi chép...