Làm luyện tập và làm hả

Làm luyện tập và làm hả

Làm luyện tập và làm hả

Tham gia cộng đồng

và hơn 250.000 học viên tham gia mỗi tháng

Làm luyện tập và làm hả

Giáo viên tiểu học Hà Tĩnh cùng nghiên cứu sách giáo khoa mới

Bài viết này, chúng tôi xin được phân tích sâu về ý nghĩa, bản chất của từng thành phần cơ bản trong SGK mới (mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng), từ đó giúp giáo viên có nhiều sáng tạo trong tổ chức dạy học.

Hoạt động mở đầu

Hoạt động mở đầu đôi khi còn được gọi là hoạt động khởi động. Hoạt động này nhằm gợi động cơ và tạo hứng thú cho học sinh.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học; học sinh cảm thấy vấn đề nêu lên rất gần gũi với mình.

Không khí lớp học vui, tò mò, chờ đợi, thích thú.

Huy động vốn hiểu biết, kinh nghiệm có sẵn của học sinh để chuẩn bị học bài mới.

Học sinh trải nghiệm qua tình huống có vấn đề, trong đó chứa đựng những nội dung kiến thức, những thao tác, kĩ năng để làm nảy sinh kiến thức mới.

- Cách làm: Đặt câu hỏi; Đố vui; Kể chuyện; Đặt một tình huống; Tổ chức trò chơi... Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.

Tổ chức các hình thức trải nghiệm gần gũi với học sinh. Nếu là tình huống diễn tả bằng lời văn thì câu văn phải đơn giản, gần gũi với học sinh. Có thể thực hiện với toàn lớp, nhóm nhỏ, hoặc cá nhân từng học sinh.


Làm luyện tập và làm hả

Một tiết dạy Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018 tại Trường TH Nam Điền, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh

Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động hình thành kiến thức mới là hoạt động cơ bản trong bài học của SGK. Hoạt động này nhằm giúp học sinh phân tích, khám phá và rút ra kiến thức mới. Đây là hoạt động quan trọng nhất, trọng tâm nhất, có vai trò và tác dụng làm cơ sở cho các hoạt động luyện tập và vận dụng cũng như toàn bộ quá trình dạy học phát triển năng lực học sinh. Vì vậy, giáo viên cần quan tâm, dành nhiều hơn về thời gian và trí tuệ cho việc nghiên cứu, thực hiện nội dung hoạt động cơ bản.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Học sinh rút ra được kiến thức, khái niệm hay quy tắc lí thuyết, thực hành mới.

Nếu là một dạng toán mới thì học sinh phải nhận biết được dấu hiệu, đặc điểm và nêu được các bước giải dạng toán này.

- Cách làm: Dùng các câu hỏi gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh giá để giúp học sinh thực hiện tiến trình phân tích và rút ra bài học.

Có thể sử dụng các hình thức thảo luận cặp đôi, thảo luận theo nhóm, hoặc các hình thức sáng tạo khác nhằm kích thích trí tò mò, sự ham thích tìm tòi, khám phá phát hiện của học sinh... Nên soạn những câu hỏi thích hợp giúp học sinh đi vào tiến trình phân tích thuận lợi và hiệu quả.

Làm luyện tập và làm hả

Hình ảnh học trực tuyến của học sinh trường tiểu học thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh

Hoạt động luyện tập

Hoạt động này đôi khi còn được gọi là hoạt động thực hành. Hoạt động này yêu cầu học sinh phải vận dụng trực tiếp những kiến thức đã học vào giải quyết các bài tập/tình huống. Đây là hoạt động rất quan trọng vì nó giúp học sinh kết hợp giữa lí thuyết với thực hành, đồng thời giúp giáo viên kiểm tra kết quả học sinh đã lĩnh hội.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Học sinh nhớ dạng cơ bản một cách vững chắc; làm được các bài tập áp dụng dạng cơ bản theo đúng quy trình.

Học sinh biết chú ý tránh những sai lầm điển hình thường mắc trong quá trình giải quyết các bài tập/tình huống.

- Cách làm:

Thông qua việc giải những bài tập cơ bản để học sinh rèn luyện việc nhận dạng, áp dụng các bước giải và công thức cơ bản. Giáo viên quan sát giúp học sinh nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh lại quy tắc, thao tác, cách thực hiện.

Giáo viên tiếp tục giúp các em giải quyết khó khăn bằng cách liên hệ lại với các quy tắc, công thức, cách làm, thao tác cơ bản đã rút ra ở trên.

Có thể giao bài tập áp dụng cho cả lớp, cho từng cá nhân, hoặc theo nhóm, theo cặp đôi, theo bàn, theo tổ học sinh.

Làm luyện tập và làm hả

Một tiết dạy thực hành trong Hội thi giáo viên giỏi của Hà Tĩnh

Hoạt động vận dụng

Hoạt động này có thể hiểu như là hướng tới đánh giá việc học sinh áp dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống cụ thể ở nhà, trong cộng đồng. Vì vậy học sinh có thể thực hiện hoạt động tại lớp hoặc tại nhà với sự trợ giúp của người thân trong gia đình.

- Kết quả cần đạt của hoạt động:

Học sinh củng cố, nắm vững các nội dung kiến thức trong bài đã học.

Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới, đặc biệt trong những tình huống gắn với thực tế đời sống hàng ngày.

Cảm thấy tự tin khi lĩnh hội và vận dụng kiến thức mới.

- Cách làm:

Học sinh thực hành, vận dụng từng phần, từng đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung bài đã học. Giáo viên giúp học sinh thấy được ý nghĩa thực tế của các tri thức, từ đó khắc sâu kiến thức đã học.

Khuyến khích học sinh diễn đạt theo ngôn ngữ, cách hiểu của chính các em. Khuyến khích học sinh tập phát biểu, tập diễn đạt bước đầu có lí lẽ, có lập luận.