Hao mòn tài sản cố định tính như thế nào năm 2024

gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định; gồm:

Loại 1: Nhà, công trình xây dựng; gồm: Nhà làm việc; nhà kho; nhà hội trường; nhà câu lạc bộ; nhà văn hóa; nhà tập luyện và thi đấu thể thao; nhà bảo tồn, bảo tàng; nhà trẻ; nhà mẫu giáo; nhà xưởng; phòng học; nhà giảng đường; nhà ký túc xá; phòng khám, chữa bệnh; nhà an dưỡng; nhà khách; nhà ở công vụ và nhà, công trình xây dựng khác.

Loại 2: Vật kiến trúc; gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân thể thao, bể bơi, giếng khoan, giếng đào, tường rào và vật kiến trúc khác.

Loại 3: Xe ô tô; gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung, xe ô tô chuyên dùng, xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước và xe ô tô khác.

Loại 4: Phương tiện vận tải khác (ngoài xe ô tô); gồm: Phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường sắt, phương tiện vận tải đường thủy, phương tiện vận tải hàng không và phương tiện vận tải khác.

Loại 5: Máy móc, thiết bị; gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến; máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng và máy móc, thiết bị khác.

Loại 6: Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm.

Loại 7: Tài sản cố định hữu hình khác.

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm:

Loại 1: Quyền sử dụng đất.

Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.

Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.

Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.

Loại 5: Phần mềm ứng dụng.

Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

Tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12

Thông tư nêu rõ, việc tính hao mòn tài sản cố định thực hiện mỗi năm 01 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán.

Đối với tài sản cố định mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận từ cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khác theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong năm thì việc tính hao mòn trong năm đó được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản.

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định (trừ trường hợp quy định riêng) được xác định theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản cố định

\=

Nguyên giá của tài sản cố định

x

Tỷ lệ hao mòn (% năm)

Trong đó, tỷ lệ hao mòn được xác định theo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

Cuối năm, căn cứ vào Bảng tính hao mòn TSCĐ, kế toán phản ánh giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình hiện có:

Nợ TK 612: Chi phí từ nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài

Có TK 214: Khấu hao và hao mòn luỹ kế TSCĐ

Đồng thời hạch toán:

Nợ TK 36621: Giá trị còn lại của TSCĐ (Nguồn viện trợ)

Có TK 512: Thu viện trợ, vay nợ nước ngoài

II. Mô tả nghiệp vụ

1. Cuối năm, kế toán tính hao mòn (đối với các TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp) và tính khấu hao TSCĐ (đối với TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD) theo quy định.

2. Kế toán hạch toán nghiệp vụ hao mòn và ghi sổ TSCĐ.

III. Các bước thực hiện

1. Vào nghiệp vụ Tài sản cố định, chọn Tính hao mòn/Tính hao mòn tài sản cố định.

Hao mòn tài sản cố định tính như thế nào năm 2024

2. Kiểm tra lại thông tin trên chứng từ Hao mòn tài sản cố định do phần mềm tự động sinh dựa vào số liệu đang có. Ví dụ phần mềm đang hạch toán đúng.