Những sáng kiến trong nông nghiệp

Những sáng kiến trong nông nghiệp
Chiếc máy đục lỗ nylon có thiết kế đơn giản, nhưng rất tiện ích.

Thiết kế đơn giản nhưng có tính ứng dụng cao

Sáng kiến đầu tiên là việc bà con vận chuyển ngô bằng tời, ròng rọc, đang được áp dụng tại nhiều xã vùng cao của huyện như: Cốc Ly, Bản Phố, Hoàng Thu Phố, Nậm Mòn...

Tại xã Bản Phố - nơi có 756 hộ, 99% dân số là đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại 11 thôn, bản. Toàn xã có hơn 400 hộ dân đang gắn bó với nghề nấu rượu ngô đặc sản truyền thống. Ông Lê Tiến Tùng, Chủ tịch UBND xã cho biết, hàng năm, bà con trong xã trồng ngô với diện tích rất lớn để phục vụ nấu rượu và phát triển chăn nuôi. Do địa hình đồi núi dốc, các nương ngô thường ở trên cao nên việc thu hoạch, vận chuyển ngô xuống núi mất rất nhiều thời gian, công sức, lại dễ tổn thất sau thu hoạch... Nhưng nay, việc thu hoạch đã được cải thiện nhờ sáng kiến “vận chuyển ngô bằng tời, ròng rọc”. Cụ thể, bà con tận dụng sự chênh lệch về độ cao giữa đỉnh và chân đồi, sau đó căng dây cáp, lắp ròng rọc và treo các bao ngô khoảng 50 - 70kg chuyển xuống chân đồi một cách nhanh chóng và thuận tiện.

Những sáng kiến trong nông nghiệp
Một “cáp treo di động” của người dân thôn Bản Phố 2 (xã Bản Phố) dùng vận chuyển ngô từ núi xuống đường chính.

“Chúng tôi hay gọi vui đó là “cáp treo di động” của bà con. Đây là một sáng kiến rất hữu ích, bởi khi bà con áp dụng đã giảm được rất nhiều sức lao động, hiệu quả công việc tăng lên gấp 4 - 5 lần so với dùng ngựa thồ. Hơn nữa khi vận chuyển ngô xuống núi cũng rất an toàn, nhiều năm nay chưa có trường hợp nào tai nạn lao động do tời ngô cả”, Chủ tịch xã Lê Tiến Tùng thông tin.

Một sáng kiến hữu ích khác cũng được người dân Bản Phố (huyện Bắc Hà) áp dụng rộng rãi, đó là “phơi ngô bằng khung căng phủ nylon trắng”. Theo chia sẻ của nhiều hộ dân thì cách làm này khá hiệu quả, giúp việc phơi phóng, bảo quản nông sản được tốt hơn.

Anh Ma Seo Tráng, người dân thôn Bản Phố 2, xã Bản Phố cho biết, gia đình anh sử dụng mô hình này đã hơn 3 năm nay, thấy rất tiện lợi, ngay cả khi trời mưa liên tục nhiều ngày, nông sản vẫn khô, sạch, ít ẩm mốc nên chất lượng tốt hơn, giá bán cũng cao hơn. Việc đầu tư mua nylon và dựng khung bạt như gia đình anh Tráng làm rất đơn giản, chỉ một lần đầu tư, kinh phí ít thì tận dụng bằng tre vẫn sử dụng được trung bình từ 3 - 5 năm, rất tiết kiệm chi phí.

Mấy năm trở lại đây, các xã như Tả Văn Chư, Lùng Phình, Na Hối… đã phát triển khá mạnh các diện tích trồng dược liệu đương quy, cát cánh, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Mặc dù đã được cán bộ chuyên môn hướng dẫn tỉ mỉ kỹ thuật canh tác, tuy nhiên, việc đục lỗ nylon che phủ mặt luống để gieo hạt còn thực hiện thủ công, năng suất thấp và mật độ không đều giữa các hàng.

Xuất phát từ tồn tại trên, anh Giàng Seo Ly, dân tộc Mông ở thôn Lả Dì Thàng, xã Tả Van Chư đã nghiên cứu, tìm tòi, chế tạo ra chiếc máy đục lỗ nylon che phủ đất, giúp tiết kiệm thời gian so với đục thủ công và các lỗ đục theo quy trình kỹ thuật, mật độ giữa các hàng đều nhau… nên năng suất tăng cao.

Những sáng kiến trong nông nghiệp
Nhờ chiếc máy đục lỗ nylon tự chế, việc làm đất che phủ nylon trồng dược liệu ở Tả Văn Chư được đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm khoảng cách kỹ thuật.

Cần nhân rộng các sáng kiễn hữu ích

Trao đổi cùng phóng viên, ông Nguyễn Xuân Giang, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bắc Hà cho biết: Hầu hết các sáng kiến cải tiến kỹ thuật của bà con người DTTS tại địa phương đều rất hữu ích và có tính ứng dụng cao, giúp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí trong các khâu sản xuất...

Tuy nhiên, việc áp dụng hiện nay còn trong phạm vi hẹp, chưa rộng khắp và phổ biến tại tất cả các xã vùng cao bởi một số lý do khách quan, như: Các sáng kiến chưa được nhiều người dân biết đến để mang về áp dụng; một số sáng kiến đưa ra chưa có hướng dẫn kỹ thuật bài bản nên chưa giúp người dân từng bước làm quen và tạo thành nếp trong việc áp dụng theo thời vụ sản xuất. Vẫn còn một bộ phận người dân chậm đổi mới, không chịu khó tìm tòi, áp dụng sáng kiến cải tiến phù hợp với điều kiện canh tác, sản xuất của gia đình mình…

Những sáng kiến trong nông nghiệp
Nhờ hiệu ứng nhà kính, bà con phơi phóng, bảo nông sản được thuận lợi hơn.

Chung tay tháo gỡ khó khăn trên, ngành Nông nghiệp huyện Bắc Hà xác định, trong thời gian tới sẽ tăng cường khuyến khích Nhân dân tham gia áp dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất; tổ chức cho bà con đi thăm quan thực tế, học hỏi lẫn nhau để nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả. Ngành Nông nghiệp cũng sẽ đề xuất với UBND huyện có thêm những chính sách hỗ trợ thiết thực, đồng hành của các tổ chức chính trị - xã hội huyện để đưa các công trình nghiên cứu, những sáng tạo của bà con đi vào sản xuất một cách thiết thực, hiệu quả nhất.

Nông dân Tà Hine làm nông nghiệp công nghệ cao

(CT) - Ngày 20-5, tại tỉnh Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp Tổ chức Hợp tác Phát triển Ðức (GIZ) tổ chức Hội thảo Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp ÐBSCL.

Những sáng kiến trong nông nghiệp

Quang cảnh tại hội thảo. Ảnh: BTC

Hội thảo nhằm tạo không gian chung cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm, các đối tác quốc tế và cơ quan nhà nước cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu cách tiếp cận về đổi mới, sáng tạo trong nông nghiệp. Ðồng thời, xác định các cơ hội hợp tác cụ thể và trao đổi về các ưu tiên, mục tiêu cho tương lai của nông nghiệp ÐBSCL. Hội thảo cung cấp nhiều thông tin bổ ích về việc thực hiện các đổi mới trong chuỗi giá trị lúa gạo và xoài thời gian qua, nhất là việc  tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, cải tiến các hệ thống canh tác theo hướng bền vững, thân thiện môi trường, tạo giá trị gia tăng...

Hội thảo là một hoạt động quan trọng của Dự án Trung tâm Ðổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam (GIC Việt Nam) được Bộ NN&PTNT phối hợp GIZ thực hiện với sự tài trợ của Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Ðức. Ở ÐBSCL, Dự án được triển khai thực hiện tại các tỉnh, thành: Cần Thơ, An Giang, Ðồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng và Kiên Giang. 

Dự án GIC Việt Nam đã xác định được những đổi mới chính cho chuỗi giá trị lúa gạo và xoài, bao gồm các giải pháp kỹ thuật và tổ chức trong sản xuất, chế biến và tiếp thị. Dự án đặt trọng điểm vào những đổi mới sáng tạo phù hợp với nhu cầu thị trường, trong đó có thể kể tới việc thúc đẩy các giống lúa có nhu cầu cao, các tiêu chuẩn nông nghiệp cải tiến, tuân thủ an toàn thực phẩm và chứng nhận chất lượng, cung cấp dịch vụ cho các nông hộ nhỏ theo định hướng kinh doanh.

Dự án cũng triển khai các sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động môi trường trong nông nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính, tái chế rơm rạ và trấu. Với chuỗi giá trị xoài, các đổi mới sáng tạo bao gồm cải thiện quản lý vườn cây ăn quả và sức khỏe cây trồng, giảm thất thoát sau thu hoạch được thực hiện thông qua mô hình trung tâm xúc tiến phát triển xoài.

KHÁNH TRUNG